Thạc Sĩ Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếPHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay nhân loại đang bước vào nền văn minh trí thức với những biến đổi vô cùng to lớn cùng sự phát triển kỳ diệu của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, bằng truyền thống và nội lực của mình phải tạo được những bước đi thích hợp để nhanh chóng tiếp cận và hội nhập vào trào lưu đó.
    Đối với nước ta, đây thực sự là thời cơ thuận lợi to lớn dễ phát triển, đồng thời đây cũng là một thách thức vô cùng gay gắt, đòi hỏi phải có nghị lực kiên cường, tài năng sáng tạo để vượt qua. Chính vì lẻ đó mà đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo - phát triển nguồn nhân lực đã được Đảng ta đặt vào quốc sách hàng đầu. Việt Nam là một trong những nước đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa - quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế đang được tiến hành trên cơ sở đường lối đổi mới: Đó là công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
    Trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chính sách đào tạo – phát triển nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc và được xem như một nhân tố quan trọng hàng đầu. Trong 15 năm đổi mới vừa qua, sự nghiệp giáo dục – đào tạo của nước ta đã có những bước tiến nhất định. Quy mô giáo dục – đào tạo tăng nhanh, các loại hình đào tạo được phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục và đào tạo nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Điểm nổi bật là chất lượng đào tạo rất yếu, phương pháp dạy và học còn lạc hậu. Để khắc phục được những yếu kém đó đồng thời phát huy được mặt tích cực đã đạt được đòi hỏi chính sách giáo dục phải sát thực, đồng bộ và tác động sâu sắc đến công tác giáo dục – đào tạo. Bản thân em là một sinh viên đang được đào tạo về chuyên ngành kinh tế lao động, em muốn được tham gia nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, do đó em chọn đề tài “ chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế”.
    Trong nội dung của bài viết này em sẽ nghiên cứu 5 nội dung chính:
    I. Những khái niệm
    II. Nội dung của chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
    III. Nội dung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    IV. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
    V. Đánh giá các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay
    Với những nội dung nhỏ, cụ thể, chi tiết mà bài viết đề cập tới, em hi vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặc dù em đã cố gắng tìm tòi tài liệu bổ sung vào kiến thức lý luận của bản thân để hoàn thành đề án này nên chín chắn chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Chính vì vậy em kính mong được sự bổ sung, sửa đổi của thầy giáo và sự góp ý của các bạn.
    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo: PGS.TS. Trần Xuân Cầu đã giúp em hoàn thành đề án này.

    Sinh viên: Bùi Thị Hải

    A.PHẦN MỞ ĐẦU1
    B. PHẦN NỘI DUNGI. CÁC KHÁI NIỆM1.Nguồn nhân lực .2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.3. Chính sách đào tạo4. Chuyển dịch vàchuyển dịch cơ cấu kinh tếII. NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.1. Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và chính sách tổng quát
    2. Chính sách cụ thể
    III. NỘI DUNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DICH CƠ CẤU KINH TẾ.
    1. Nội dung của quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế.
    2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dich cơ cấu kinh tế.
    IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHUYỂN DICH CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.
    1. Chuyển dich cơ cấu kinh tế tác động đến chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
    2. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ảnh hưởng tới tiến trình chuyển dich cơ cấu kinh tế.
    V. ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM HIỆN NAY.
    1. Thành tựu và ưu điểm.
    2. Những hạn chế, tiêu cực.
    C. PHẦN KẾT LUẬN.
     
Đang tải...