Luận Văn Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng lao động cho xuất

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng lao động cho xuất khẩu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Sự cần thiết của nghiên cứu đề án:
    Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, trong điều kiện trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao, đặc biệt chất lượng lao động còn nhiều bất cập. Tình trạng thừa lao động giản đơn, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đang diễn ra phổ biến ở tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế. Trong đó, vấn đề về xuất khẩu lao động cũng mang tình trạng này. Sự thiếu hụt lao động chất lượng cao đang là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của lao động xuất khẩu Việt Nam với lao động của các nước khác trên thị trường quốc tế.
    Gia nhập WTO, sự cạnh tranh trong và ngoài nước sẽ diễn ra ngày càng gay gắt trong khi khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ ngày càng nhanh và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì việc đẩy mạnh và nâng cao lao động xuất khẩu ở Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng. Nó quyết định đến năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường thế giới. Do vậy, giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu là một trong những vấn đề then chốt của sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay. Gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo dục lực lượng lao động xuất khẩu có chất lượng cao như có chuyên môn nghề nghiệp giỏi, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tác phong công nghiệp quyết tâm chiến thắng trong cạnh tranh và hội nhập, để làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Đồng thời cũng xây dựng được uy tín của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.
    Ở Việt Nam, những năm 80 của thế kỷ trước, hợp tác lao động theo Hiệp định của Chính phủ với các nước XHCN đã đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, tăng thu ngoại tệ và cải thiện đời sống nhân dân. Sau năm 1990, thực hiện xuất khẩu lao đôngj theo cơ chế thị trường và hội nhập đã đạt được thành tựu quan trọng như mỗi năm giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, thu về trên một tỷ USD, đời sống gia đình có người lao động xuất khẩu được cải thiện rõ nét, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn ở những địa phương có nhiều người đi xuất khẩu lao động có sự thay đổi rõ rệt.
    Với đề tài “Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng lao động cho xuất khẩu ” việc nghiên cứu mong muốn làm rõ thêm vai trò và hiệu quả của chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để lao động xuất khẩu Việt Nam có được chất lượng cao.

    2. Mục đích nghiên cứu:
    - Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lí luận về xuất khẩu lao động, chất lượng lao động xuất khẩu ở Việt Nam.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo chất lượng lao động cho xuất khẩu ở Việt Nam.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho lao động xuất khẩu của Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
    - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò, nội dung, các tiêu chí để đánh giá chất lượng lao động xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp về giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cho lao động xuất khẩu trong thời gian tới.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    Về không gian: Lấy các số liệu về xuất khẩu lao động và chất lượng lao động xuất khẩu trên phạm vi toàn quốc. Ở một số ví dụ thì số liệu được lấy ra từ một vài doanh nghiệp đào tạo và nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.
    Về thời gian: Phân tích đánh giá sử dụng số liệu trong giai đoạn 1996-2004.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài đi sâu phân tích về chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam thông qua việc tổng hợp tài liệu trên các tạp chí, các báo cáo tổng hợp của Ban kinh tế TW, của Bộ lao động Thương binh và Xã hội, trên internet. Qua đó rút ra các nguyên nhân của những thành công và hạn chế, từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu của nước ta trong thời gian tới.
    5. Kết cấu và nội dung của đề án:
    Tên đề án “Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng lao động cho xuất khẩu ”.
    Mở đầu
    Nội dung
    Chương I: Cơ sở lí luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng cho xuất khẩu.
    Chương II: Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo chất lượng cho xuất khẩu lao động.
    Chương III: Phương hướng và giải pháp để cải tiến đào tạo và phát triển chất lượng cho lao động xuất khẩu.
    Kết luận





    MỤC LỤCTrangLỜI NÓI ĐẦU 1
    NỘI DUNG 3
    I.CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO XUẤT KHẨU 3
    1.1.Các khái niệm về đào tạo và phát triển:3
    1.2.Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực:3
    1.3.Xuất khẩu lao động:4
    1.4.Các hình thức xuất khẩu lao động:8
    1.5.Chất lượng lao động cho xuất khẩu:10
    1.6. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho lao động xuất khẩu:11

    II.CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHO XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 12
    1. Thực trạng của lao động xuất khẩu của VN:12
    2.Những thách thức trong xuất khẩu lao động của VN:13
    3.Nguyên nhân dẫn đến chất lượng lao động xuất khẩu của VN thấp:14
    4.Thực trạng về hệ thống tuyển dụng, đào tạo, cơ chế tổ chức và quản lý của xuất khẩu lao động:16
    5. Đánh giá công tác đào tạo cho lao động xuất khẩu của Việt Nam:17

    III.CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 19
    1. Phương hướng cải tiến đào tạo và phát triển chất lượng cho lao động xuất khẩu:19
    2. Mục tiêu đào tạo và phát triển cho lao động xuất khẩu:20
    3. Các giải pháp cải tiến đào tạo và phát triển nhằm nâng cao chất lượng cho lao động xuất khẩu:21
    KẾT LUẬN 24
    DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
     
Đang tải...