Thạc Sĩ Chính sách đào tạo nghề đối với lao động nông thôn nhóm nghề nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang đến năm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/2/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC BẢNG BIỂU . ii
    DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .iv
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU 7
    1.1. Các nghiên cứu nước ngoài: 7
    1.2. Các nghiên cứu trong nước: . 9
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO
    NGHỀ ĐỐI VỚI LĐNT NHÓM NGHỀ NÔNG NGHIỆP 18
    2.1. Các khái niệm cơ bản về chính sách đào tạo nghề: . 19
    2.1.1. Chính sách 19
    2.1.2 Chính sách xã hội: . 20
    2.1.3. Chính sách đào tạo nghề đối với LĐNT: 22
    2.1.4. Lao động nông thôn 22
    2.2. Khái niệm đào tạo nghề . 23
    2.2.1. Khái niệm nhóm nghề nông nghiệp 24
    2.2.2. Khái niệm về đào tạo nghề đối với LĐNT: . 25
    2.2.3. Đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề nông nghiệp . 25
    2.3. Đặc điểm, vai trò và các loại hình của đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm
    nghề nông nghiệp 26
    2.3.1. Đặc điểm của đào tạo nghề đối với LĐNT . 26
    2.3.2. Vai trò của đào tạo nghề đối với LĐNT . 26
    2.3.3. Các loại hình đào tạo nghề đối với LĐNT . 28
    2.4. Nội dung Chính sách đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề nông nghiệp
    tại tỉnh Bắc Giang . 29
    2.4.1. Đối tượng của Chính sách đào tạo nghề đối với LĐNT: . 29
    2.4.2. Hệ thống văn bản chính sách về đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề
    nông nghiệp 30
    2.5. Nguồn lực của Chính sách đào tạo nghề . 33
    2.5.1. kinh phí thực hiện chính sách: 33
    2.5.2. Kinh phí thực hiện đề án 33
    2.6. Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đào tạo nghề đối với lao động nhóm nghề
    Nông nghiệp 33
    2.6.1. Nhân tố bên ngoài 33
    2.6.2. Nhân tố bên trong (nhân tố vi mô) . 38
    2.7. Tiêu chí đánh giá chất lượng chính sách đào tạo nghề đối với LĐNT học
    nhóm nghề nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang . 39
    2.8. Chính sách đào tạo nghề đối với LĐNT ở các tỉnh Hòa Bình, Nam Định,
    Thái Nguyên . 41
    2.8.1. Tỉnh Hòa Bình 41
    2.8.2. Tỉnh Nam Định . 43
    2.8.3. Tỉnh Thái Nguyên . 44
    2.8.4. Gợi ý đối với Bắc Giang về chính sách đào tạo nghề cho LĐNT nhóm
    nghề nông nghiệp 44
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . 48
    3.1. Quy trình nghiên cứu . 48
    3.2. Phương pháp luận 48
    3.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng . 48
    3.2.2. Phương pháp luận duy vật lịch sử: 50
    3.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: . 50
    3.3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh phối hợp với phương pháp
    ý kiến chuyên gia 50
    3.3.2. Phương pháp mô hình hóa và phân tích định lượng, phân tích thống kê . 51
    3.3.3. Phương pháp đối chiếu so sánh, phân tích, khái quát hóa, phương
    pháp logic 51
    3.4. Phương án thu thập số liệu . 52
    3.5. Phương pháp nghiên cứu khác . 54
    3.6. Công cụ để thực hiện luận văn: . 54
    3.6.1. Công cụ tra cứu trực tuyến . 54
    3.6.2. Công cụ phân tích . 55
    3.7. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu: . 55
    3.7.1. Địa điểm: 55
    3.7.2. Thời gian: . 55
    CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI
    VỚI LĐNT NHÓM NGHỀ NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC GIANG GIAI
    ĐOẠN 2012-2014. 56
    4.1. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội - lao động và đào tạo nghề đối với
    LĐNT nhóm nghề nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang: . 56
    4.1.1. Khái quát về tỉnh Bắc Giang: . 56
    4.2. Thực trạng chính sách và thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với LĐNT
    nhóm nghề nông nghiệp 60
    4.2.1. Đối tượng của chính sách đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề
    nông nghiệp . 60
    4.2.2. Thực trạng hệ thống văn bản pháp quy về đào tạo nghề đối với LĐNT từ
    năm 2012 - 2014 (trong đó bao gồm cả nhóm nghề nông nghiệp). . 61
    4.3. Thực trạng nguồn lực thực thi chính sách đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm
    nghề nông nghiệp. . 71
    4.3. Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT trong giai đoạn 2012-
    2014 của tỉnh Bắc Giang . 72
    4.3. Đánh giá thực trạng chính sách và việc thực hiện chính sách đào tạo nghề đối
    với LĐNT nhóm nghề nông nghiệp 77
    4.3.1. Phân tích kết quả điều tra số liệu . 77
    4.3.2. Đánh giá chung 84
    Chương 5. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN, QUAN ĐIỂM ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ
    KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI LĐNT
    NHÓM NGHỀ NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020. 97
    5.1. Phương hướng phát triển công tác đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề
    nông nghiệp . 97
    5.2. Quan điểm, phương hướng phát triển và mục tiêu chính sách đào tạo nghề
    cho LĐNT, nhóm nghề nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 . 98
    5.2.1 Mục tiêu thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề
    nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 100
    5.3. Khuyến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chính sách
    đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang đến năm
    2020 . 104
    5.3.1. Nâng cao nhận thức của các cấp các ngành và từng người dân vể các
    chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong hoạt động đào tạo nghề
    đối với LĐNT nhóm nghề nông nghiệp 104
    5.3.2. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề
    nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và sự vận
    động của nhu cầu đào tạo trong những năm tiếp theo. 105
    5.3.3. Phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề và đa dạng hóa các hoạt động,
    phương thức, tích cực đổi mới chương trình đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm
    nghề nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. . 107
    5.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thực hiện chính sách
    đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề nông nghiệp 110
    5.3.5. Bổ sung hoàn thiện chính sách và cơ chế triển khai thực hiện đào tạo
    nghề đối với LĐNT nhóm nghề nông nghiệp 111
    5.3.6. Điều kiện thực hiện các giải pháp 117
    KẾT LUẬN . 120
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 122
    PHỤ LỤC 1




    i
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    TT Cụm từ viết tắt Cụm từ nghĩa đầy đủ
    1 LĐNT Lao động nông thôn
    2 ILO Tổ chức lao động quốc tế
    3 ASXH An sinh xã hội
    4 CSXH Chính sách xã hội
    5 THPT Trung học phổ thông
    6 THCS Trung học cơ sở
    7 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    8 NTM Nông thôn mới
    9 MTQG Mục tiêu quốc gia
    10 CNTY Chăn nuôi thú y
    11 TT Trồng trọt
    12 NTTS Nuôi trồng Thủy sản
    13 KTTN Kỹ thuật trồng Nấm
    14 CĂQ-CLN Cây ăn quả - Cây lâm nghiệp
    15 UBND Ủy ban nhân dân
    16 QLNN Quản lý Nhà nước
    17 NSNN Ngân sách Nhà nước
    ii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    TT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 2.1
    Bảng số liệu GDP/đầu người của Việt Nam giai đoạn
    1990-2013
    34
    2 Bảng 2.2 So sánh năng lực cạnh tranh của nhân lực Việt Nam 36
    3 Bảng 3.1
    Biểu số lượng người LĐNT tham gia học nghề nông
    nghiệp giai đoạn 2012-2014
    53
    4 Bảng 4.1
    Dự báo dân số, nguồn lao động tỉnh Bắc Giang đến
    năm 2020
    59
    5 Bảng 4.2
    Hệ thống cơ sở dạy nghề phân loại theo hình thức sở
    hữu năm 2014
    62
    6 Bảng 4.3
    Nguồn lực giáo viên, cán bộ quản lý của các trung
    tâm, cơ sở tham gia đào tạo nghề đối với LĐNT
    nhóm nghề nông nghiệp
    67
    7 Bảng 4.4
    Thực trạng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề toàn
    tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2014
    69
    8 Bảng 4.5
    Kết quả giải ngân kinh phí hoạt động đào tạo nghề đối
    với LĐNT nhóm nghề nông nghiệp từ năm 2012-2014
    71
    9 Bảng 4.6
    Kết quả đào tạo nghề cho LĐNT nhóm nghề nông
    nghiệp tại tỉnh Bắc Giang từ 2012-2014
    72
    10 Bảng 4.7
    Qui mô, kết quả đào tạo của các Trung tâm, cơ sở tham
    gia đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề nông nghiệp
    trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2012-2014
    74
    11 Bảng 4.8
    Đánh giá chính sách đào tạo nghề đối với LĐNT
    nhóm nghề nông nghiệp của cơ quan QLNN
    78
    12 Bảng 4.9
    Đánh giá chung về mức độ hài lòng về chính sách
    của cơ quan QLNN.
    79 iii
    13 Bảng 4.10
    Đánh giá chính sách đào tạo nghề đối với LĐNT
    nhóm nghề nông nghiệp của các đơn vị tham gia đào
    tạo từ 2012-2014.
    80
    14 Bảng 4.11
    Đánh giá chung về mức độ hài lòng về chính sách các
    đơn vị tham gia đào tạo từ 2012-2014.
    81
    15 Bảng 4.12
    Đánh giá chính sách đào tạo nghề cho LĐNT nhóm
    nghề nông nghiệp của các học viên tham gia học
    nghề năm 2014.
    82
    16 Bảng 4.13
    Đánh giá chung về mức độ hài lòng về chính sách
    của các học viên tham gia học nghề năm 2014.
    83
    17 Bảng 5.1
    Mục tiêu đào tạo nghề đối với LĐNT tỉnh Bắc Giang
    giai đoạn 2011-2015
    101
    19 Bảng 5.2
    Mục tiêu đào tạo nghề đối với LĐNT tỉnh Bắc Giang
    giai đoạn 2016-2020
    102

    iv
    DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

    TT Hình Nội dung Trang
    1 Hình 2.1
    Khung lý thuyết về hoàn thiện chính sách đào tạo nghề
    đối với LĐNT tại tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
    18
    2 Hình 2.2
    Đồ thị số liệu GDP/đầu người của Việt Nam giai đoạn
    1990-2013
    35
    3 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu luận văn 48
    4 Hình 4.1
    Cơ cấu hệ thống cơ sở dạy nghề phân loại theo hình
    thức sở hữu năm 2014
    63
    5 Hình 4.2
    Sơ đồ cơ cấu quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho
    LĐNT nhóm nghề nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang
    64
    6 Hình 4.3
    Biểu đồ thực trạng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề
    toàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2014
    69
    7 Hình 4.4
    Kết quả giải ngân kinh phí đào tạo nghề đối với LĐNT
    nhóm nghề nông nghiệp từ năm 2012-2014
    71
    8 Hình 4.5
    Biểu đồ kết quả đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề
    nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang từ năm 2012-2014
    73
    9 Hình 4.6
    Biểu đồ kết quả đào tạo nghề cho LĐNT nhóm nghề nông
    nghiệp trong 3 năm 2012-2014 của 23 cơ sở đào tạo
    76
    10 Hình 4.7
    Biểu đồ đánh giá chung mức độ hài lòng về chính sách
    của cơ quan QLNN.
    78
    11 Hình 4.8
    Biểu đồ đánh giá chung về mức độ hài lòng về chính
    sách các đơn vị tham gia đào tạo từ 2012-2014
    81
    12 Hình 4.9
    Biểu đồ đánh giá chung về mức độ hài lòng về chính
    sách của các học viên tham gia học nghề năm 2014.
    83 1

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Việt Nam trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, có một nội dung mang tính
    chất quyết định là phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp, hiện
    đại. Khu vực nông thôn nước ta là nơi tập trung nguồn lao động lớn, dồi dào, độ
    tuổi lao động phổ rộng. Tuy nhiên cùng với mặt bằng dân trí còn nhiều hạn chế, lực
    lượng LĐNT có chất lượng còn thiếu, lao động được đào tạo qua trường lớp học
    nghề chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Vì vậy, một giải pháp có tính chiến lược trong quá
    trình chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp định hướng CNH, HĐH là đầu tư phát
    triển nguồn nhân lực khu vực nông thôn. Mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn
    LĐNT thông qua đào tạo nghề trong đó đào tạo nhóm nghề nông nghiệp là vấn đề
    mang tính thời sự, vừa có tính cơ bản, lâu dài.
    Đào tạo nghề cho LĐNT nhóm nghề nông nghiệp là một trong những biện
    pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kéo dài thời gian lao
    động có ích, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, từng bước thu hẹp khoảng
    cách giữa nông thôn và thành thị. Thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề,
    đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại và công
    cuộc xây dựng Nông thôn mới. Tại hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
    khóa X (5-8-2008) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn coi nông nghiệp, nông dân,
    nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH,HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ
    quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội bền vững, giữ
    vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn
    hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Trên cơ sở coi nông dân là
    chủ thể, xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch là căn bản, Đảng ta coi phát triển
    toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt. Phát triển “tam nông”, nhằm mục
    tiêu “không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn”.
    Muốn thực hiện được mục tiêu đó, phải tập trung xây dựng nền nông nghiệp phát
    triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, đồng thời phát triển mạnh công 2

    nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa có kết
    cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới
    sự lãnh đạo của Đảng.
    Quán triệt tinh thần đó. Ngày 27/11/2009, Chính phủ đã ban hành Quyết định
    số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Đề án đào tạo nghề cho lao
    động nông thôn đến năm 2020”; Hướng dẫn số: 664/LĐTBXH-TCDN ngày 09
    tháng 3 năm 2010 của Bộ LĐ-TBXH về việc xây dựng Kế hoạch triển khai thực
    hiện Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” và Thông tư liên tịch số
    112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH, ngày 30/7/2010 của liên Bộ Tài chính; Lao động
    TB& XH về việc: “Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào
    tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và thực hiện triển khai chính sách
    này đến từng địa phương.
    Bắc Giang là một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam, vùng đất có bề dày
    lịch sử, truyền thống văn hóa, giàu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Theo số
    liệu niên giám thống kê năm 2013 diện tích tự nhiên hơn 3.848,9 km2, bao gồm 9
    huyện 1 thành phố (230 xã, phường, thị trấn) dân số hơn 1,6 triệu người (trong đó
    1.020.700 người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 64% ) sống tập trung ở khu
    vực nông thôn và tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là chủ yếu (khoảng
    927.600 người, chiếm khoảng 76.5 %). Đến năm 2014 mạng lưới cơ sở đào tạo
    nghề với 92 Trung tâm, cơ sở. Phân bổ tại tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh,
    trong đó có 23/92 đơn vị tham gia thực hiện đào tạo LĐNT nhóm nghề nông
    nghiệp chiếm tỷ lệ 25%.
    Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
    Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
    2020”. UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các Sở, ngành liên quan hướng dẫn các
    huyện, thành phố điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn từ đó
    ban hành quyết định số Quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày 07/12/2010 Phê duyệt
    Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) tỉnh Bắc Giang đến năm 2020,
    chia theo 3 nhóm nghề đào tạo gồm: Nhóm 1 đào tạo nghề cho lao động nông 3

    thôn để tạo việc làm mới, chuyển đổi việc làm gồm các phi nông nghiệp; Nhóm 2
    đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT để phát triển sản xuất hàng hóa tại địa
    phương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Nhóm 3 đào tạo nghề phụ cho lao
    động nông thôn để tạo việc làm trong những lúc nông nhàn, tăng thu nhập, tăng thời
    gian sử dụng lao động trong khu vực nông thôn.
    Cùng với các chính sách chung của Đảng và nhà nước, tỉnh Bắc Giang đã có
    sớm có những quan tâm chỉ đạo sâu sát đối với đào tạo nghề cho người lao động nói
    chung, trong đó quan tâm đặc biệt đến lao động khu vực nông thôn. Thông qua việc
    tỉnh chủ trương tập trung đầu tư kinh phí cho các tổ chức sự nghiệp, các trường,
    trung tâm dạy nghề, các tổ chức xã hội có chức năng và nhiệm vụ đào tạo nghề,
    thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất, từng bước nâng cao chất
    lượng LĐNT tạo đà cho phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh. Mặc dù vậy, so với
    nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ngày một lớn, nguồn LĐNT của
    tỉnh Bắc Giang vẫn còn chưa đáp ứng được do những điều kiện tự nhiên chi phối,
    xuất phát điểm chất lượng lao động thấp, thiếu định hướng, qui hoạch nguồn nhân
    lực tập trung. Bên cạnh đó việc bố trí nguồn lực thực hiện đào tạo nghề vẫn chủ
    yếu dựa vào nguồn đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, nguồn đối ứng kinh phí địa phương
    còn nhiều hạn hẹp.
    Theo tổng hợp của Chi cục Phát triển nông thôn Bắc Giang là đơn vị thay mặt
    Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức thực hiện,
    kiểm tra, giám sát chương trình đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề nông
    nghiệp. Qua 3 năm 2012-2014 thực hiện Đề án đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm
    nghề nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành và thực thi
    chính sách này, kết quả đến tháng 12/2013 toàn tỉnh đào tạo được khoảng 7.776 lao
    động học nghề nông nghiệp (năm 2012: 1.215 lao động; năm 2013: 2.519 lao động
    và năm 2014 là: 4.042 lao động).
    Kết quả này thấp hơn kỳ vọng rất nhiều. Số lượng lao động nông thôn đã được
    đào tạo nhóm nghề nông nghiệp mới chỉ đạt 20,7 % chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn
    2011-2015 (37.600 học viên) đối với sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng nhóm 4

    nghề nông nghiệp, nếu tính thêm cả năm 2011 đào tạo được 6.065 học viên thì mới
    chỉ đạt 13.832/37.600 lao động và đạt 36,78 % kế hoạch. Trong khi mục tiêu giai
    đoạn chỉ còn thực hiện 1 năm kế hoạch 2015. Cùng với đó việc thực thi Chính sách
    đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế
    rất cần khắc phục nhanh chóng, kịp thời, ví dụ: bất cập trong xây dựng kế hoạch
    thực hiện chính sách, xác định nhu cầu đào tạo thực tế, năng lực đào tạo nghề nông
    nghiệp của một số cơ sở ngoài công lập gần như không đáp ứng được, nhất là các
    công ty, doanh nghiệp có đăng ký dạy nghề như một ngành kinh doanh, hoạt động
    dạy nghề ngắn hạn chưa được đầu tư đúng mức cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị
    cũng như đội ngũ giảng viên có trình độ. Công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn,
    thực hiện tuyển sinh vẫn chưa chặt chẽ hiện tượng người học sai độ tuổi, không
    đúng đối tượng qui định còn phổ biến. Đặc biệt, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa
    cơ quan quản lý cấp tỉnh với cấp huyện và với các đơn vị được giao chỉ tiêu đào tạo
    để giải quyết những tồn tại khi thực thi chính sách này.
    Trong quá trình công tác thực tế, nghiên cứu, học tập và tiếp cận hoạt động
    đào tạo nghề đối vớia LĐNT nhóm nghề nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang trên góc
    độ QLNN, tác giả luận văn nhận thấy câu hỏi cần nghiên cứu được đặt ra:
    Thực trạng chính sách và thực thi chính sách đào tạo nghề đối với LĐNT
    nhóm nghề nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang - mặt tích cực, mặt hạn chế, bất cập -
    nguyên nhân của hạn chế, bất cập và khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đào
    tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang đến năm 2020?
    Với những lý do trên tác giả lựa chọn “Chính sách đào tạo nghề đối với lao
    động nông thôn nhóm nghề nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang đến năm 2020” làm
    đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Mục đích nghiên cứu
    Vận dụng lý luận về chính sách đào tạo nghề đối với LĐNT vào việc phân tích
    thực trạng chính sách và quá trình triển khai thực hiện chính sách tại tỉnh Bắc 5

    Giang, từ đó khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT
    nhóm nghề nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
    - Mục tiêu cụ thể
    Hệ thống hóa khung lý thuyết và thực tiễn về chính sách đào tạo nghề đối với
    LĐNT nhóm nghề nông nghiệp;
    Phân tích thực trạng chính sách đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề nông
    nghiệp từ năm 2012-2014 và tình hình phát triển trong giai đoạn 2015-2020;
    Quan điểm, phương hướng phát triển đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề
    nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang đến năm 2020;
    Khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo đối với LĐNT nhóm nghề
    nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Chính sách đào tạo nghề đối với
    LĐNT nhóm nghề nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa bàn tỉnh Bắc Giang.
    + Về thời gian: Từ năm 2012 - 2014
    + Về nội dung: Nghiên cứu, phân tích thực trạng và đưa ra quan điểm, khuyến
    nghị nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo nghề đối LĐNT nhóm nghề nông nghiệp
    của tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
    4. Những đóng góp của luận văn
    - Dự kiến đóng góp của luận văn:
    + Bổ sung, hoàn thiện khung lý thuyết về hoàn thiện chính sách đào tạo nghề
    đối với LĐNT nhóm nghề nông nghiệp đối với LĐNT nhóm nghề nông nghiệp tại
    tỉnh Bắc Giang;
    + Phân tích thực trạng chính sách và thực thi chính sách đào tạo nghề đối với
    LĐNT nhóm nghề nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang;
    + Phân tích, quan điểm, phương hướng phát triển đào tạo nghề đối với LĐNT
    nhóm nghề nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang đến năm 2020; + Đề xuất, khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo đối với LĐNT
    nhóm nghề nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
    5. Kết cấu của luận văn
    Tác giả dự kiến xây dựng luận văn gồm 05 chương, ngoài phần mở đầu, kết
    luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục chữ viết tắt cụ thể như sau.
    Phần mở đầu: Giới thiệu chung
    Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và tài liệu
    Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Chính sách đào tạo nghề đối với
    LĐNT nhóm nghề Nông nghiệp
    Chương 3: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu luận văn.
    Chương 4: Phân tích thực trạng Chính sách đào tạo nghề đối với lao động
    nhóm nghề Nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012-2014.
    Chương 5: Quan điểm, phương hướng phát triển đào tạo nghề và khuyến nghị
    hoàn thiện Chính sách đào tạo nghề đối với LĐNT nhóm nghề nông nghiệp tại tỉnh
    Bắc Giang đến năm 2020.
     
Đang tải...