Tài liệu Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (thế kỷ XI - đến giữathế kỷ XIX)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TS ĐÀM THỊ UYÊN

    NXB VĂN HÓA DÂN TỘC



    LỜI GIỚI THIỆU

    Việt Nam là một nước đa dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiêm 80% dân số và là

    dân tộc chủ thể trong suốt tiến trình lịch sử từ khi lập nước đến nay. Tuy nhiên, lịch sử

    cũng cho thấy rằng cuộc sống của các dân tộc Việt Nam đã diễn ra một cách êm đẹp,

    gắn bó, thuận hoà. Đâu phải ngẫu nhiên mà trong sự nghiệp giữ nước từ những cuộc

    kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê, thời Lý cho đến cuộc kháng chiến chống thực

    dân Pháp ở nửa sau thế kỷ X/X và cả trong phong trào cách mạng sau này, dưới sự

    lãnh đao của Đảng, nhân dân các dân tộc trên đất nước ta, thiểu sô' cũng như đa số,

    luôn luôn tự xem mình là người dân Việt Nam, có nghĩa vụ đoàn kết, sát cánh cùng

    nhau phấn đấu quên mình để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Đâu phải ngẫu nhiên

    mà trải qua hàng ngàn năm lịch sử, mặc mọi hành động mua chuộc, dụ dỗ hay đe doạ,

    xâm lấn của ngoại bang miền biên cương của đất nước vẫn được giữ vững. Tuy nhiên,

    cũng phải thừa nhận rằng, đã có những lúc, ở nơi này hay nơi khác, một sô bộ phận

    tộc người nào đó đã nổi dậy chống lại chính quyền trung ương, đã gây nên những

    cuộc xung đột nội bộ. v. v.

    Tất cả những sự thực nói trên chứng tỏ rằng, ngay từ thế kỷ thứ X, khi đất nước

    đã hoàn toàn độc lập, tự chủ, vấn đề dân tộc đã được đặt ra một cách bức thiết và

    những người nắm quyền thông trị đất nước đã hiểu được vị trí và tầm quan trọng to

    lớn của nó và cũng đã có được những chính sách cần thiết nhằm củng cố vững chắc

    khối đoàn kết các dân tộc, giữ vững sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ tiên.

    Công trình Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiên Việt Nam của tác

    giả Đàm Thị Uyên đã xuất phát từ mong muốn tìm hiểu vấn đề đặt ra trên đây. Tác giả

    đã trình bày một cách khái quát và khá đầy đủ về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá

    của các dân tộc ít người trên đất nước ta, đặc biệt là nhấn mạnh vị trí lịch sử của họ,

    khi mà phần lớn các tộc người này định cư và sinh sống từ lâu đời ở các vùng biên

    giới từ Bắc đến Nam.

    Ở chương hai, tác giả đã trình bày khá gọn gàng chính sách của các triều đại

    phong kiến Việt Nam, từ thời Lý, Trần cho đến Nguyễn. Người đọc có thể thấy được

    những nét riêng của các triều đại cũng như hình dung được nguyên nhân dẫn đến sự

    hình thành các chính sách đó.

    Một ưu điểm không kém phần quan trọng của công trình là từ chính sách, tác giả

    đã đi vào phân tích và trình bày những kết quả đạt được của chính sách đó, không chỉ

    đối với sự tồn tại của triều đại thống trị mà còn cả đối với nền độc lập và sự toàn vẹn

    lãnh thổ của tổ quốc. Người đọc có thể qua đó làm một sự so sánh và tìm ra những bài

    học quý giá của lịch sử.

    Đúng như tác giả kết luận, chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến, mặc

    dầu chịu sự hạn chế của bản chất giai cấp, vẫn một thời có ý nghĩa tích cực trong

    việc củng cố quốc gia thống nhất, đẩy lùi các thế lực cát cứ, xâm lấn từ bên ngoài, giữ

    gìn được an ninh biên giới. Và từ những bài học rút ra được, tác giả đã liên hệ với

    thực tế ngày nay để khẳng định sự đúng đắn trong chính sách dân tộc của Đảng và

    Nhà nước ta; Cũng như khẳng định Nhân dân lao động và cả dân tộc thừa nhận

    Đảng ta là người lãnh đạo, người đại biểu chân chính của quyền lợi cơ bản và thiết

    thân của mình.

    Tất nhiên, một công trình có tính chất tổng kết đầu tiên về Chính sách dân tộc

    của các triều đại phong kiến Việt Nam không thể không có một số hạn chế và chưa

    đầy đủ, nhưng với ưu điểm nói trên, tôi đánh giá cao sự cố gắng và đóng góp của tác

    giả Đàm Thị Uyên và trân trọng giới thiệu công trình cùng bạn đọc.


    MỞ ĐẦU

    Đất nước ta trải dài từ 23022' độ vĩ bắc đến 8030' độ vĩ bắc với chiều dài trên

    2.000 khi và nhiều địa hình khác nhau: Vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển.

    Giữa các vùng, các miền từ Bắc vào Nam có sự phân hoá về điều kiện tự nhiên, khí

    hậu rất rõ nét.

    Dân tộc ta là một dân tộc đa sắc tộc. Theo thống kê năm 1999 có trên 76 triệu

    người với 54 thành phần dân tộc. Trong đó người Việt chiếm 82,3%, người Tày chiếm

    1,71%, người Thái chiếm 1,45% và người Khơme chiếm 1,36% . (con số cụ thể về

    tổng số dân là:76323173 người).

    Về cơ bản, các dân tộc phân hoá, sống theo các vùng các miền khác nhau của đất

    nước như: Người Kinh chủ yếu sống ở đồng bằng Bắc bộ, ven biển Trung bộ và đồng

    bằng sông Cửu Long, các dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở vùng núi phía Bắc, vùng núi

    Thanh - Nghệ - Tĩnh, dọc Trường Sơn - Tây Nguyên và đồng bằng Nam bộ. Người

    Hoa sống tập trung ở những nơi thuận tiện làm ăn buôn bán, nhất là thành phố Hồ Chí

    Minh.

    Với điều kiện tự nhiên, xã hội, con người và các tập quán sinh sống khác nhau

    như đã nêu trên, nhà nước với tư cách là người quản lý toàn diện (quản lý lãnh thổ,

    quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý con người), phải có đối sách thích hợp với từng

    vùng lãnh thổ, chính sách dân tộc hợp lý mới đoàn kết được nhân dân giữ gìn và xây

    dựng đất nước vững bền.

    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết dân tộc, trong lịch sử, các

    triều đại phong kiến Việt Nam luôn quan tâm và có các chính sách dân tộc đối với các

    vùng, các dân tộc khác nhau, nhằm duy trì và khẳng định quyền lực của nhà vua đối

    với các dân tộc thiểu số, hướng tới mục đích củng cố và tăng cường nền thống nhất

    quốc gia. Do vậy, chính sách dân tộc là sản phẩm trí tuệ, là kinh nghiệm truyền thống

    của cha ông ta.

    Kế thừa kinh nghiệm truyền thống đó, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt

    quan tâm đến chính sách đoàn kết dân tộc. Người thường dạy: Đoàn kết, đoàn kết, đại

    đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng

    sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với chính sách đoàn kết dân tộc rộng mở,

    nhân dân ta đã làm nên Cách mạng tháng 8 năm 1945, chiến dịch Điện Biên Phủ và

    chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đánh thắng đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng

    hoàn toàn đất nước.

    Hiện nay trên thế giới, vấn đề xung đột sắc tộc đang là vấn đề thời sự nóng bỏng,

    là nguyên nhân của nhiều cuộc nội chiến đẫm máu. Trong nước mối đoàn kết toàn dân

    cũng đang có những vấn đề mới. Đảng và Nhà nước ta vẫn đang quan tâm và nhấn

    mạnh chính sách dân tộc. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên

    chủ nghĩa xã hội của Đảng khẳng định: Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết

    giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc đi lên con đường văn minh tiến bộ,

    gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn

    trọng lợi ích truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc.

    Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính

    sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các

    dân tộc thiểu số [30,tr.8-9].

    Như vậy, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chính sách dân tộc

    luôn là chính sách lớn và quan trọng của mọi thời đại.



    MỤC LỤC



    LỜI GIỚI THIỆU . 1

    MỞ ĐẦU 3

    Chương một: KHÁI QUÁT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM 5

    I. NGUỒN GỐC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA VỰC CƯ TRÚ 5

    1. Nguồn gốc lịch sử . 5

    2. Địa vực cư trú . 8

    II. VÀI NÉT VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ 10

    1. Kinh tế 10

    2. Xã hội . 12

    3. Văn hoá 14

    Chương hai . 17

    Chương hai: CHÍNH SÁCH CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM ĐỐI VỚI

    CÁC DÂN TỘC THIẾU SỐ (TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX) . 17

    I. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ LÝ – TRẦN . 17

    1. Hoàn cảnh xã hội 17

    2. Các chính sách cụ thể . 19

    3. Hệ quả của việc thực hiện chính sách dân tộc . 24

    II. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ LÊ SƠ . 28

    1. Hoàn cảnh lịch sử thế kỷ XV . 28

    2. Duy trì và phát huy chính sách đoàn kết dân tộc của các nhà Lý - Trần . 30

    3. Thực hiện chính sách phiên thần 32

    4. Kế sách bảo vệ biên giới trong bộ luật Hồng Đức . 35

    5. Nhận xét . 37

    III. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ LÊ MẠT 38

    1. Hoàn cảnh lịch sử . 38

    2. Những biến đổi trong chính sách dân tộc của nhà Lê - Trịnh 39

    3. Chính sách dân tộc của chính quyền Đàng Trong 48

    IV. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ TÂY SƠN 52

    V. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ NGUYỄN 53

    1. Chính sách dối với các dân tộc thiểu số ở miền Nam 54

    2. Chính sách đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung 56

    3. Chính sách dối với các dân tộc thiểu số ở miền Bắc 60

    4. Nhận xét . 67

    KẾT LUẬN 69

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 73




    CHÚ THÍCH : TÀI LIỆU TRÊN GỒM FILE PDF + WORD
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...