Thạc Sĩ Chính sách của vua Gia Long và Minh Mạng đối với vùng biển Đông Bắc Việt Nam (1802 - 1840)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Chính sách của vua Gia Long và Minh Mạng đối với vùng biển Đông Bắc Việt Nam (1802 - 1840)

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang Phụ bìa
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục .iii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .2
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 6
    4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .7
    5. Đóng góp của đề tài .9
    6. Kết cấu của đề tài 9
    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VÙNG
    BIỂN ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
    1.1. Vị trí địa lý của vùng biển Đông Bắc Việt Nam .10
    1.2. Tầm quan trọng của vùng biển Đông Bắc Việt Nam 14
    1.3. Tâm lý hướng biển của cư dân Việt cổ .17
    Tiểu kết 20
    CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ CỦA VUA
    GIA LONG VÀ MINH MẠNG ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN
    ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
    2.1. Chính sách quản lý vùng biển Đông Bắc Việt Nam của vua Gia
    Long và Minh Mạng 21
    2.2. Chính sách bảo vệ vùng biển Đông Bắc .26
    2.2.1. Xây dựng lực lượng thuỷ quân 26
    2.2.2. Phát triển hệ thống tàu thuyền .34
    2.2.3. Hoạt động tuần tra 43
    2.2.4. Hoạt động phòng chống hải tặc ở vùng biển Đông Bắc . 55
    Tiểu kết 66
    CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA VUA GIA LONG VÀ
    MINH MẠNG ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
    3.1. Chính sách khai thác nguồn lợi biển .68
    3.2. Chính sách cứu đói cho nhân dân vùng biển Quảng Yên .74
    3.3. Chính sách đối với hoạt động thông thương đường biển 79
    Tiểu kết 83
    KẾT LUẬN .85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .87
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Từ xa xưa biển đã luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản
    xuất và đời sống của các dân tộc Việt Nam. Biển của nước ta có vị trí
    chiến lược rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
    hay nói cách khác biển có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển
    kinh tế và bảo vệ quốc phòng, an ninh.
    Việt Nam là một quốc gia có vùng biển lớn với chỉ số biển
    khoảng 0,01, gấp 6 lần giá trị trung bình của thế giới, có nhiều vũng, vịnh,
    đảo và quần đảo, bờ biển dài, chạy dọc từ Bắc vào Nam. Nước ta có 28
    tỉnh, thành phố nối liền với biển.
    Từ thuở khai thiên lập địa đã có câu chuyện mẹ Âu Cơ và cha Lạc
    Long Quân chia tay nhau với "50 con theo mẹ lên rừng và 50 con theo
    cha xuống biển”. Phải chăng truyền thuyết này cho chúng ta thấy một
    sự thực là ngay từ những ngày đầu dựng nước tổ tiên chúng ta đã rất coi
    trọng khai phá biển đảo và ý thức được tầm quan trọng của nó. Lịch sử
    giữ biển của ông cha ta đã minh chứng bằng chiến thắng Bạch Đằng
    Giang và đặc biệt là trận phục kích trên vùng biển Vân Đồn của danh
    tướng Trần Khánh Dư, đánh tan đoàn thuyền lương của tướng nhà
    Nguyên - Trương Văn Hổ, góp phần chiến thắng quân xâm lược Nguyên
    lần thứ ba.
    Vùng biển Đông Bắc của Việt Nam có vị trí chiến lược cực kỳ
    quan trọng, chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với
    trữ lượng và quy mô thuộc loại khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực
    kinh tế biển quan trọng.
    Bên cạnh ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế thì vùng biển Đông Bắc
    cũng có tầm quan trọng đặc biệt về quốc phòng an ninh. Vùng biển này
    là nơi có nhiều nguy cơ gây mất ổn định, uy hiếp chủ quyền và lợi ích
    của quốc gia, đồng thời còn là kho lưu giữ các bí mật của quá khứ, ghi
    nhận những trang sử hào hùng về các cuộc chiến tranh giữ nước và lịch
    sử dựng nước của các dân tộc Việt Nam. Có thể nói biển thực sự là bộ
    phận, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, là di sản thiên nhiên của dân tộc
    và thực sự là chỗ dựa về tinh thần và vật chất cho người dân.
    Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân
    tộc Việt Nam. Nhà Nguyễn quản lý lãnh thổ đất nước từ Bắc tới Nam.
    Cùng với việc quản lý lãnh thổ đất nước, nhà Nguyễn dưới các triều vua
    Gia Long và Minh Mạng đã tổ chức quản lý và bảo vệ vùng biển rộng
    lớn, trong đó có vùng biển phía Đông Bắc quan trọng này như thế nào.
    Việc quản lý vùng biển này dưới hai triều vua có những nội dung gì?
    Chính sách quản lý và bảo vệ ra sao thì vẫn còn là điều cần thiết phải
    tìm hiểu.
    Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài:
    "Chính sách của vua Gia Long và Minh Mạng đối với vùng biển Đông
    Bắc Việt Nam (1802 - 1840)" làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Những sách và công trình nghiên cứu về lịch sử triều Nguyễn,
    trong đó có đề cập ở mức độ khác nhau về chính sách của vua Gia Long
    và Minh Mạng đối với vùng biển Đông Bắc của Việt Nam có thể kể đến:
    Bộ sách Đại Nam thực lục xuất bản năm 1964 của Nhà xuất bản
    (Nxb.) Khoa học đã ghi chép các sự kiện lịch sử từ thời chín Chúa
    Nguyễn Đàng Trong (1558) cho đến đời vua Khải Định (1925). Đây là
    bộ sách lớn viết về lịch sử triều đại nhà Nguyễn với nội dung rất đầy đủ,
    chân thực và sinh động về toàn cảnh xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực
    kinh tế chính trị và xã hội, quân sự và ngoại giao, trong đó có ghi chép
    lại những chính sách quan tâm của hai đời vua Gia Long và Minh Mạng
    đối với các vùng biển, đảo, trong đó có vùng biển thuộc tỉnh Quảng Yên
    ở phía Đông Bắc của Tổ quốc.
    Cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời của tác giả Đào Duy Anh
    do Nxb. Văn hoá thông tin ấn hành năm 2005 đã nghiên cứu phần địa lý
    hành chính để nhận định cương vực của nhà nước và vị trí các khu vực
    hành chính trải qua các đời. Cuốn sách có nói đến sự diên cách về địa lý
    hành chính qua các đời Lê Mạt - Nguyễn Sơ, các tỉnh nước Việt Nam ở
    đời Nguyễn, trong đó có tỉnh Quảng Yên - nơi có vùng biển Đông Bắc
    quan trọng, chiếm 2/3 số đảo của cả nước.
    Các nhà sử học đã có những nghiên cứu liên quan đến biển như
    Nguyễn Việt - Vũ Minh Giang - Nguyễn Mạnh Hùng (1983), Quân thủy
    trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb. Quân đội nhân dân; GS. Trần
    Quốc Vượng, GS. Cao Xuân Phổ (Chủ biên) (1996), Biển với người Việt
    cổ do Nxb. Văn hóa Thông tin ấn hành; Trần Quốc Vượng, 2000, Mấy
    nét khái quát lịch sử cổ xưa về cái nhìn về biển của người Việt Nam,
    trong Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà
    Nội; Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại
    quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Thành phố
    Hồ Chí Minh.
    Nghiên cứu về biển gần đây có một số tác phẩm: Sổ tay pháp lý
    cho người đi biển (2002) của Tiến Sỹ Hoàng Ngọc Giao chủ biên do
    Nxb. Chính trị Quốc gia ấn hành. Cuốn sách có trình bày khá rõ về lãnh
    hải Việt Nam, Luật biển và biển Đông.
    Cuốn Chính sách pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát
    triển bền vững của Nxb. Tư pháp năm 2006 đã nghiên cứu tổng quan
    chính sách pháp luật về biển và những nguyên tắc phát triển bền vững.
    Tác giả Đinh Thị Hải Đường, trong khóa luận tốt nghiệp cử nhân
    đã nghiên cứu về Chính sách khai thác nguồn lợi biển của triều Nguyễn
    nửa đầu thế kỷ XIX (1802-1858). Luận văn đã nhiên cứu chính sách khai
    thác nguồn lợi biển ở hai nội dung cơ bản: Những chính sách của nhà
    Nguyễn trong việc khai thác nguồn lợi từ biển và những chính sách khai
    thác các nguồn lợi khác.
    Đặc biệt, năm 2008 Khoa Lịch sử Đại học Khoa học xã hội và
    Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội kết hợp với Ban Quản lý các di
    tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo khoa học (HTKH):
    Thương cảng Vân Đồn - lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu
    văn hóa, trong đó có một số tham luận đề cập đến vùng biển Đông Bắc
    ở những góc độ khác nhau. Có thể kể đến: Vũ Văn Quân, Vài nét về
    chính sách an ninh quốc phòng đối với vùng Đông Bắc của nhà Lê Sơ
    (1428-1527); Nguyễn Thị Phương Chi, Tầm nhìn của các triều đại Lý,
    Trần về Vân Đồn và vùng Đông Bắc; Vũ Đường Luân, Triều Nguyễn
    với việc bảo vệ an ninh và hoạt động thương mại vùng Đông Bắc; Vũ
    Đường Luân, Triều Nguyễn với tình hình an ninh thương mại vùng
    duyên hải Đông Bắc Bắc Bộ thế kỷ XIX; Vũ Quang Hiển, Chủ trương
    của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kết hợp phát triển kinh tế biển và
    bảo vệ chủ quyền biển đảo (1986 -2007); Nguyễn Mạnh Dũng, Vùng
    Đông Bắc Việt Nam trong tuyến hải thương Đông Á thế kỷ VIII-XVIII
    (Qua khảo cứu một số tư liệu Bồ Đào Nha và Pháp); Hoàng Anh Tuấn,
    Vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam trong chiến lược thương mại của
    người phương Tây thế kỷ XVII; Dương Văn Huy, Quan hệ giao thương
    giữa vùng Đông Bắc Việt Nam với các cảng miền Nam Trung Hoa thế
    kỷ X – XIV; Lý Tường Vân, Vùng biển đảo Đông Bắc và chiến lược hợp
    tác, phát triển khu vực. Nội dung những tham luận này tuy không trực
    tiếp đề cập đến chính sách của vua Gia Long và Minh Mạng đối với
    vùng biển Đông Bắc nhưng đã giúp cho tác giả luận văn có cơ sở nhận
    thức khi thực hiện đề tài luận văn.
    Trần Thị Nhung (2011) trong luận văn cao học “Chính sách an
    ninh, quốc phòng của triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc
    1802 - 1858”, Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội (KHXH)
    và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã đề cập đến các chính sách về
    an ninh, quốc phòng của các vị vua đầu triều Nguyễn (từ 1802 đến
    1858) đối với sáu tỉnh biên giới phía Bắc: Quảng Yên, Lạng Sơn, Tuyên
    Quang, Hưng Hoá, Thái Nguyên và Cao Bằng. Mục tiêu cao nhất của
    nhà Nguyễn đối với vùng đất này là duy trì ổn định trật tự, thiết lập ảnh
    hưởng của vương triều đối với các thổ tù, thổ ti địa phương và củng cố
    quốc phòng, tránh nguy cơ xâm chiếm từ phương Bắc.
    Gần đây nhất, tháng 6 - 2011, Tạp chí Xưa & Nay, số 381, số 382
    đã đăng một số bài về biển Đông. Tiêu biểu là: Nguyễn Quang Ngọc,
    Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trong các thế kỷ
    XVII - XIX: Tư liệu và sự thật lịch sử; Tạ Ngọc Liễn, Lê Thánh Tông, ý
    chí bảo vệ vùng biển Tổ quốc; Nguyễn Đăng Vũ, Đôi điều suy nghĩ về
    bằng thời Minh Mạng cấp cho những người đi Hoàng Sa; Để biển Đông
    trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển (Bài phỏng vấn
    GS Carlyle Thayer, Đại học New South Wales, Úc).
    Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một
    cách đầy đủ về những chính sách của vua Gia Long và Minh Mạng đối
    với vùng biển Đông Bắc của Việt Nam. Nên, đó cũng là nhiệm vụ đặt ra
    cho tác giả khi giải quyết đề tài luận văn cao học của mình.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Chính sách quản lý, bảo vệ và chính sách kinh tế của vua Gia
    Long và Minh Mạng đối với vùng biển Đông Bắc Việt Nam.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: Vùng biển Đông Bắc của Việt Nam về cơ bản là
    vùng biển của tỉnh Quảng Yên thời Nguyễn tức là tỉnh Quảng Ninh ngày nay.
    - Về thời gian: Từ năm 1802 đến năm 1840
    3.3. Nhiệm vụ của đề tài
    Xuất phát từ lý do chọn đề tài và tình hình nghiên cứu liên quan
    đến đề tài, luận văn tập trung làm rõ một số chính sách quản lý, bảo vệ và
    chính sách kinh tế của hai triều vua Gia Long và Minh Mạng đối với vùng
    biển Đông Bắc Việt Nam
    4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Nguồn tài liệu
    - Những bộ biên niên sử được biên soạn dưới triều Nguyễn:
    Những bộ sử biên niên biên soạn dưới triều Nguyễn được biên soạn
    công phu là nguồn tư liệu quan trọng, phục vụ trực tiếp cho việc nghiên
    cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thời Nguyễn. Đại
    Nam thực lục chính biên, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Minh
    Mệnh chính yếu, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện. Các bộ
    sách trên đều đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt, vì vậy giúp các
    nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến lịch sử Việt Nam thời
    Nguyễn có thể tham khảo một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
    Bộ Đại Nam thực lục là bộ sử lớn do Quốc sử quán triều Nguyễn
    biên soạn trong một thời gian dài (từ 1821 đến 1909). Bộ sách này được
    viết theo thể biên niên gồm 2 phần Tiền biên và Chính biên. Trong đó,
    phần Tiền biên ghi chép toàn bộ những sự kiện về thời kỳ các chúa
    Nguyễn (từ 1558 đến 1777). Phần Chính biên ghi chép toàn bộ lịch sử
    triều Nguyễn, từ Gia Long năm thứ nhất (1802) đến Đồng Khánh, được
    chia làm 7 kỷ, mỗi kỷ tương đương với một đời vua. Bộ sách này đã
    được dịch ra Việt văn và xuất bản lần đầu tiên năm 1962 đến năm 1978
    (38 tập) và được bổ sung sửa chữa, tái bản lại năm 2004 - 2007 (10 tập).
    Đây được coi là nguồn tài liệu gốc, quan trọng nhất phục vụ cho Luận văn.
    Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ: Là một công trình đồ sộ, gồm
    262 quyển do Nội các triều Nguyễn biên soạn theo thể tài Hội điển.
    Trong đó ghi chép tất cả các điều lệ, hiến chương, điển chế của Nhà
    nước đề ra và thi hành ở thời Nguyễn từ năm Gia Long thứ 1 (1802) đến
    năm Tự Đức thứ 4 (1851).
    Bộ Đại Nam nhất thống chí (5 tập) là các công trình Lịch sử - địa
    lý được ghi chép khá kĩ càng về tên đất và các nhân vật thời Nguyễn.
    - Các bộ sách thông sử và giáo trình của các trường đại học cũng
    là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng sử dụng trong luận văn. Một số
    ấn phẩm được xuất bản là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng phục vụ
    cho luận văn này như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Lịch sử
    Việt Nam của Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam do Trương Hữu Quýnh
    chủ biên, Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1 do Trương Hữu Quýnh chủ
    biên, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến 1858 do Nguyễn Phan Quang
    chủ biên, Tiến trình lịch sử Việt Nam do Nguyễn Quang Ngọc chủ
    biên
    - Các tác phẩm và các công trình nghiên cứu về vùng biển và
    vùng biển Đông Bắc Việt Nam liên quan đến luận văn.
    - Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành liên quan trực tiếp
    hoặc gián tiếp đến đề tài. Trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí
    Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Lịch sử quân sự và một số tạp chí khác đã
    đăng những bài viết về lịch sử Việt Nam dưới triều Nguyễn với các nội
    dung phong phú, là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để nhận thức rõ,
    sâu hơn về thời Nguyễn.
    - Các luận án, luận văn cao học có nội dung liên quan đến những
    vấn đề kinh tế, xã hội nói chung của triều Nguyễn đã giúp cho tác giả
    luận văn có thêm nhận thức để thực hiện đề tài.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được hoàn thành trên cơ sở vận dụng phương pháp lịch
    sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra có sử dụng
    phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh.
    5. Đóng góp của luận văn
    Luận văn trình bày một cách hệ thống những nội dung chủ yếu về
    chính sách của vua Gia Long và Minh Mạng đối với vùng biển
    Đông Bắc Việt Nam (1802 - 1840).
    Luận văn sẽ góp phần bổ sung và cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho
    học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội
    dung của luận văn chia thành 3 chương:
    Chương 1: Vị trí địa lý và tầm quan trọng của vùng biển Đông Bắc
    Việt Nam
    Chương 2: Chính sách quản lý và bảo vệ của vua Gia Long và
    Minh Mạng đối với vùng biển Đông Bắc Việt Nam
    Chương 3: Chính sách kinh tế của vua Gia Long và Minh Mạng
    đối với vùng biển Đông Bắc Việt Nam

    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ TẦM QUAN TRỌNG
    CỦA VÙNG BIỂN ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
    1. 1. Vị trí địa lý của vùng biển Đông Bắc Việt Nam
    Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á lục địa, thuộc bờ cực
    đông của bán đảo Đông Dương, với lãnh thổ hẹp ngang và đường bờ
    biển chạy dài. Việt Nam có một vị trí chiến lược thuận lợi về biển mà
    không phải bất cứ quốc gia nào cũng có thể có được và đây chính là cơ
    sở để Việt Nam trở thành một quốc gia ven biển tầm cỡ ở khu vực Đông
    Nam Á.
    Việt Nam có bờ biển dài 3.200 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến
    Tỉnh Kiên Giang, với vùng biển rộng trên 1 triệu km
    2
    , có trên 30 cảng
    biển, 112 cửa sông, 47 vũng vịnh và khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ gần
    bờ và xa bờ chạy suốt từ Vịnh Bắc Bộ tới vịnh Thái Lan. Vùng biển nước
    ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Philipin, Malaixia, Indonexia,
    Brunay, Singapor, Thái Lan và Campuchia.
    Việt Nam là một quốc gia nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số
    cao nhất về chiều dài bờ biển, mở ra 3 hướng Đông, Nam và Tây, có vùng
    biển và thềm lục địa rộng lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Chỉ số tính biển
    của Việt Nam (chiều dài bờ biển/diện tích đất liền) là 0,01, đứng đầu
    Đông Dương, trên Thái Lan (0,007) và xấp xỉ Malaixia - Myanma. Việt
    Nam có diện tích đất liền xấp xỉ 330.363 km
    2
    , trung bình cứ 100 km
    2
    đất
    liền, lại có 1 km
    2
    bờ biển, trong khi tỷ lệ trung bình trên thế giới là 600
    km
    2
    /1 km. Việt Nam có 28/64 tỉnh và thành phố, 125 huyện ven biển,
    chiếm 17% diện tích cả nước.
    Về phạm vi hành chính, vùng Đông Bắc của Việt Nam bao gồm
    các tỉnh: Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái
    Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh. Nhưng hầu hết các tỉnh
    không có biển, duy chỉ có tỉnh Quảng Ninh là tiếp giáp với một vùng
    biển rộng lớn. Do vậy có thể hiểu rằng vùng biển phía Đông Bắc của
    Việt Nam bao gồm vùng biển của tỉnh Quảng Ninh là chủ yếu, ngoài ra
    bao gồm cả vùng biển lân cận của tỉnh Hải Phòng.
    Xưa, Quảng Ninh được gọi là Hải Đông. Hải Đông thời Lý, Trần
    nằm về phía Đông Bắc đất nước. Các triều Đinh, Tiền Lê, Lý đều gọi là
    đạo Hải Đông, đời Trần gọi là lộ Hải Đông, đời Lê đổi là lộ An Bang.
    Thời Quang Thuận đặt làm Thừa tuyên An Bang. Thời Lê Trung Hưng
    do kiêng huý của vua Anh Tông đổi làm Quảng Yên
    1
    . Hải Đông - An
    Bang - Quảng Yên là những tên gọi khác nhau qua những thời kỳ lịch sử
    khác nhau của tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Hải Đông - Quảng Ninh, phía
    Đông giáp biển lớn (biển Đông), phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc
    Giang, Hải Dương, phía Nam giáp thành phố Hải Phòng, phía Bắc giáp
    Trung Quốc. Đây là vùng điều kiện tự nhiên phú cho nhiều tiềm năng
    quân sự, kinh tế: "Sông lớn mênh mông quanh vòng bao bọc các núi cao
    chót vót, châu nọ huyện kia cách biệt nhau như ở cõi khác. Phong thổ

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb . V ăn hóa
    Thông tin.
    2. Nguyễn Thế Anh (1971), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua
    triều Nguyễn, Nxb. Lửa Thiêng.
    3. Tôn Thất Bình (1997), Kể chuyện chín Chúa mười ba Vua triều
    Nguyễn, Nxb. Đà Nẵng.
    4. Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam (từ đầu thế kỷ XIX) (1987),
    Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
    5. Báo Biên Phòng - Cơ quan của Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Biên Phòng,
    cập nhật ngày 21 tháng 9 năm 2009, Nhà Nguyễn với việc quản lý và
    bảo vệ biển đảo.
    6. C. Bori (1998), Xứ Đàng trong năm 1621, (Bản dịch của Nguyễn
    Hồng Huệ, Nguyễn Khắc Xuân và Nguyễn Nghị), Nxb. Thành phố Hồ
    Chí Minh.
    7. Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển
    bền vững (2006), Nxb. Tư pháp.
    8. Cao Xuân Dục tuyển tập (2002), Quốc triều sử toát yếu, Tập 1,
    Bản dịch, Nxb. Văn học, Hà Nội.
    9. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. Giáo dục.
    10. Nguyễn Thị Phương Chi - Nguyễn Tiến Dũng (2007), Về các mối
    giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý, Trần (Thế kỷ XI - XIV), Tạp
    chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7, tr. 23-37.
    11. Nguyễn Thị Phương Chi (2010), Vân Đồn và vùng Đông Bắc dưới
    triều Lý, Trần (Thế kỷ XI - XIV), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 10,
    tr.24-33.
    12. Nguyễn Mạnh Dũng, Vùng Đông Bắc Việt Nam trong tuyến hải
    thương Đông Á thế kỷ VIII-XVIII (Qua khảo cứu một số tư liệu Bồ Đào
    Nha và Pháp), trong Thương cảng Vân Đồn - lịch sử, tiềm năng kinh tế
    và các mối giao lưu văn hóa, Kỷ yếu HTKH, Quảng Ninh 7-2008.
    13. Đại Việt sử ký tục biên (1676- 1789) (1991), Bản dịch, Nxb. Khoa
    học xã hội, Hà Nội.
    14. Đại Nam nhất thống chí (1992), Nxb. Thuận Hóa, Huế, Tập 4.
    15. Đại Nam thực lục (2002), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, Tập 1.
    16. Đại Nam thực lục (2003), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, Tập 2.
    17. Đại Nam thực lục (2004), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, Tập 3.
    18. Đại Nam thực lục (2004), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, Tập 4.
    19. Đại Nam thực lục, (2007), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, Tập 3.
    20. Đại Nam thực lục (1963), Nxb. Khoa học, Hà nội, Tập 3
    21. Đại Nam thực lục (1963), Nxb. Khoa học, Hà nội, Tập 4
    22. Đại Nam thực lục (1964), Nxb. Khoa học, Hà nội, Tập 7
    23. Đại Nam thực lục (1965), Nxb. Khoa học, Hà nội, Tập 8
    24. Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
    25. Đinh Thị Hải Đường, Chính sách khai thác nguồn lợi biển của
    triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX (1802-1858), Khóa luận tốt nghiệp,
    ngành Lịch sử, 2003 - 2007, Hệ chính quy, Khoa Lịch sử - Trường Đại
    học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
    26. Lê Quang Định (2005), Hoàng Việt Nhất thống dư địa chí, Nxb.
    Thuận Hoá, Huế.
    27. Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư (2006),
    Đại cương Lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, Tập 3.
    28. Hoàng Ngọc Giao (2002), Sổ tay pháp lý cho người đi biển, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    29. Phạm Khắc Hoè (1986), Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn, Nxb.
    Thuận Hoá, Huế.
    30. Vũ Quang Hiển, Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
    kết hợp phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo (1986 -2007), trong Thương cảng Vân Đồn - lịch sử, tiềm năng kinh tế và các
    mối giao lưu văn hóa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Quảng Ninh 7-2008.
    31. Dương Văn Huy, Quan hệ giao thương giữa vùng Đông Bắc Việt
    Nam với các cảng miền Nam Trung Hoa thế kỷ X - XIV, trong Thương
    cảng Vân Đồn - lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hóa ,
    Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Quảng Ninh 7-2008.
    32. Trần Trọng Kim (1971), Việt Nam sử lược, Trung tâm học liệu, Bộ
    Giáo Dục, Sài Gòn, Quyển 1, Tập 2.
    33. Trần Trọng Kim (2000), Việt Nam sử lược, Nxb. Tổng hợp Thành
    phố Hồ Chí Minh.
    34. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (1993), Nxb. Thuận Hoá,
    Huế, Tập 2.
    35. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (1993), Nxb. Thuận Hoá, Huế,
    Tập 4.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...