Thạc Sĩ Chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI


    Luận văn dài:126 trang
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
    Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, với vị trí địa - chiến lược quan trọng, Đông Nam Á là khu vực thu hút sự quan tâm của các nước lớn, nhưng các mối quan hệ quốc tế ở đây đan xen lẫn nhau hết sức phức tạp. Với tư cách là siêu cường, Mỹ đã dính líu vào Đông Nam Á tới mức hầu như hiện diện trong mọi mối quan hệ quốc tế của khu vực. Ý đồ chiến lược, chính sách của Mỹ không chỉ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các quốc gia trong khu vực mà còn tác động không nhỏ tới quan hệ đối nội, đối ngoại của từng quốc gia. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, vai trò của Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ phần nào giảm sút bởi vì mục tiêu ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản trên thế giới và ở châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) của Mỹ đã không còn là mục tiêu chiến lược hàng đầu khi chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) còn lại như Trung Quốc, Việt Nam . đang tiến hành cải cách theo hướng kinh tế thị trường.
    Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XXI, đặc biệt là từ sau sự kiện khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược toàn cầu và phát động cuộc chiến chống khủng bố. Chống khủng bố đã trở thành ưu tiên số một, quan trọng hơn bao giờ hết đối với nước Mỹ trong cả hai nhiệm kỳ của Tổng thống G. Bush và cũng chính nó đã tạo ra những đổi thay trong chiến lược toàn cầu của Mỹ nói chung, chính sách đối với CA-TBD và Đông Nam Á nói riêng. Sự kiện 11/9 đã buộc chính quyền G. Bush phải xem xét lại chính sách Đông Nam Á của mình. Sự hoạt động của các tổ chức Hồi giáo cực đoan, mối liên hệ của chúng với tổ chức Al Qaeda là đe dọa lớn nhất đối với an ninh của Mỹ. Đông Nam Á đã trở thành một trong những mặt trận chính trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Thông qua hoạt động chống khủng bố, Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực đồng thời lôi kéo, gây áp lực với các nước nhằm tập hợp lực lượng hình thành "liên minh chống khủng bố" do Mỹ cầm đầu.
    Việc Mỹ can dự trở lại đối với Đông Nam Á đã làm gia tăng sự lo ngại về khả năng Mỹ can thiệp, kiểm soát và khống chế cả trên đất liền và trên biển những khu vực trọng yếu ở khu vực. Đây là điểm đáng quan tâm nhất của tình hình thế giới những năm đầu thế kỷ XXI, tác động trực tiếp đến các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hơn nữa, đối với Việt Nam, xét về chiến lược lâu dài, Mỹ không từ bỏ ý định can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam trên các mặt để từ đó hướng Việt Nam đi vào quỹ đạo của CNTB. Điều này được quy định bởi ý đồ của Mỹ là xoá bỏ CNXH và mở rộng CNTB, nền kinh tế thị trường TBCN. Cùng với các yếu tố khác của tình hình thế giới, những tính toán lợi ích trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á cũng biểu thị tính chất đan xen, phức tạp giữa thời cơ và nguy cơ đã được các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và X của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định. Vì thế, trước các tình huống chiến lược, những tính toán lợi ích của Mỹ liên quan đến an ninh quốc gia ở khu vực cũng như của nước ta, cần phải được xử lý hết sức thận trọng và khéo léo trên cơ sở khoa học.
    Những trình bày trên cho thấy việc nghiên cứu về "Chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết. Nó không chỉ làm rõ thực chất nội dung chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á, vị trí của Việt Nam trong tổng thể chính sách đó mà còn góp phần luận chứng cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho các đối sách trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với Mỹ cũng như với những vấn đề liên quan ở khu vực Đông Nam Á hiện nay và những năm tới
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    MỤC LỤC




    Trang

    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1: KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA CHÍNH QUYỀN BILL CLINTON ( 1992 - 2000)
    7
    1.1.
    Những nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại của chính quyền B.Clinton
    7
    1.2.
    Nội dung và quá trình triển khai chính sách Đông Nam Á của chính quyền B. Clinton
    11
    1.2.1.
    Trong lĩnh vực chính trị
    14
    1.2.2.
    Trong lĩnh vực quân sự - an ninh
    17
    1.2.3.
    Trong lĩnh vực kinh tế
    26

    Chương 2: CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA CHÍNH QUYỀN G.W. BUSH TỪ 2001 ĐẾN NAY
    36
    2.1.
    Những nhân tốchi phối chính sách Đông Nam Á của chính quyền G.Bush
    36
    2.2.1.
    Bối cảnh quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỷ 21
    36
    2.1.2.
    Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ sau 11/9
    43
    2.1.3.
    Vị trí địa - chiến lược của khu vực Đông Nam Á
    46
    2.2.
    Nội dung và các hướng triển khai chính sách Đông Nam Á của chính quyền G.Bush
    51
    2.2.1.
    Nội dung chính sách
    51
    2.2.2.
    Các hướng triển khai chính sách
    55
    2.3
    Đánh giá và dự báo chiều hướng chính sách Đông Nam Á của Mỹ trong thời gian tới
    84
    2.3.1.
    Một số nhận xét về chính sách Đông Nam Á của chính quyền G.Bush
    84
    2.3.2.
    Dự báo chính sách Đông Nam Á của Mỹ trong những năm sắp tới
    90

    Chương 3: VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA MỸ
    94
    3.1.
    Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và trong những tính toán chiến lược của Mỹ
    94
    3.1.1.
    Vai trò của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
    94
    3.1.2.
    Những tính toán lợi ích của Mỹ đối với Việt Nam
    99
    3.2.
    Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong một số lĩnh vực
    105
    3.2.1
    Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao
    105
    3.2.2.
    Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng
    108
    3.2.3.
    Trong lĩnh vực kinh tế
    110

    KẾT LUẬN
    115

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    117
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...