Luận Văn Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    Người Hoa là một thành phần trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử, chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa là yếu tố quan trọng góp phần làm cho người Hoa luôn gắn bó với cộng đồng các dân tộc và có những cống hiến quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước Việt Nam. Luận án "Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa" khảo sát về các nội dung, đặc điểm, tính chất cũng như những tác động nhiều mặt của chính sách ấy trong tiến trình phát triển của lịch sử, dưới thời các vương triều Việt Nam.
    1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

    1.1. Về thực tiễn:

    Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi huy động tất cả các nguồn lực quốc gia, cả trong nước và ngoài nước. Người Hoa ở Việt Nam với bề dày và sự đa dạng về văn hóa, với các tiềm năng và thế mạnh về kinh tế luôn là một nguồn lực phát triển quan trọng.
    Người Hoa có khiếu về kinh doanh. Các quan hệ kinh tế của họ càng đáng lưu ý. Ngay từ thế kỷ thứ XVII, người Hoa ở Việt Nam đã có những quan hệ kinh tế với các trung tâm thương mại lớn ở các nước Nam đảo, cả Thái Lan, Nhật Bản và các đô thị lớn vùng duyên hải đông Nam Trung Quốc. Những quan hệ kinh tế đó vẫn tiếp tục dưới thời triều Nguyễn, cho dù lúc đó chính sách trọng nông ức thương và bế quan tỏa cảng chi phối nặng nề. Dưới thời thống trị của thực dân Pháp và miền Nam thuộc chính quyền Sài Gòn, quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở Việt Nam và các tập đoàn kinh tế Hoa kiều trong khu vực Đông Nam Á đặc biệt khăng khít, nhất là trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển công





    nghiệp, hoạt động tín dụng ngân hàng Trong những năm qua, theo đường lối đổi mới của đất nước, các quan hệ kinh tế, tài chính giữa người Hoa ở Việt Nam với
    thân nhân của họ và với các tập đoàn kinh tế lớn ở Đài Loan, Singapore, Thái Lan và các nước khác chẳng những đã nối lại mà còn phát triển khá đa dạng, phong phú và nhiều tiềm năng về vốn , công nghệ hiện đại, thị trường và quan hệ hợp tác. Tiềm năng phát triển của người Hoa không chỉ trên lãnh vực kinh tế. Bề dày và sự đa dạng về văn hóa của họ cũng rất đáng lưu ý.
    Trong lịch sử Việt Nam, các tiềm năng thế mạnh đó của người Hoa đã được các vương triều Việt Nam từng bước phát huy và đã đạt được những thành quả nhất định. Trải qua các thời kỳ lịch sử, các thế hệ người Hoa ở Việt Nam đã sống, trăn trở, hành động vì một tương lai phồn vinh, tốt đẹp cho ngay chính vùng đất mà họ đang sống. Các hoạt động thương mại của họ góp phần hình thành các trung tâm kinh tế và những đô thị đầu tiên của Việt Nam. Người Hoa cũng đã có những cống hiến nhất định trong buổi đầu hình thành văn hóa Đại Việt. Những trước tác có giá trị nhiều mặt của các tác giả người Hoa xuất hiện ngày càng nhiều trong lịch sử Việt Nam; tất cả đều mang hơi thở và màu sắc cuộc sống của Việt Nam. Mặt khác, trong ký ức lịch sử của hàng hàng lớp lớp các thế hệ người Hoa ở Việt Nam luôn đầy ắp những kỷ niệm và biểu tượng tốt đẹp về tình đoàn kết, cùng chung vai sát cánh lao động và chiến đấu để xây dựng và bảo vệ cuộc sống yên bình. Trong thực tế, các vương triều Việt Nam trong lịch sử đã thực thi những nội dung chính sách đối với người Hoa mà giá trị kinh nghiệm của nó rất đáng lưu ý để tham khảo trong việc xây dựng và hoàn thiện đường lối chính sách đối với người Hoa hiện nay.
    Trong những năm qua, thực hiện đường lối đoàn kết dân tộc của Đảng, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc tập hợp, động viên





    đồng bào người Hoa tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đó là kết quả từ việc phát huy tác dụng các chính sách đối với người Hoa mà chúng ta đã xây dựng nên trong quá trình đúc kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn công tác vận động người Hoa kể từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và hoạt động lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Công việc đúc kết lý luận, thực tiễn để xây dựng chính sách đối với người Hoa vẫn còn đang tiếp tục. Trong đó, việc xem xét, tham khảo những thành tựu, hạn chế trong chính sách của các vương triều Việt Nam là thật sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, để làm sao chúng ta phát huy được mọi tiềm năng thế mạnh của đồng bào người Hoa, hướng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    1.2. Về mặt khoa học

    Nghiên cứu đề tài “Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa” nhằm góp phần tổng kết một bước có hệ thống nội dung, tính chất, đặc điểm cùng các tác động nhiều mặt trong chính sách của các vương triều Việt Nam
    đối với người Hoa.

    Người Hoa bắt đầu di cư sang Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Sang thời Việt Nam tự chủ, trải qua các vương triều, thời nào Việt Nam cũng tiếp nhận nhiều người Hoa di cư sang vì nhiều lý do. Lớp trước, lớp sau, người đã ngụ cư lâu dài tiếp nối những người mới đến, dẫn đến số lượng người Hoa ngày càng đông và luôn biến thiên. Đây lại là một bộ phận dân cư có những đặc điểm riêng, đại diện cho trình độ văn hóa và kỹ thuật tiêu biểu của thời đại, lại xuất phát từ một nước Trung Hoa nằm liền kề Việt Nam, luôn là hình mẫu về văn hóa và thiết chế chính trị mà vương triều nào của Việt Nam cũng buộc phải nhận sắc phong để có vị trí
    chính thống Tất cả đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam thời nào cũng phải lưu ý đến và hệ quả là những nội dung chính sách đối với người Hoa hình thành và đi vào





    thực tiễn. Từng vương triều có nội dung chính sách đối với người Hoa thích ứng với những đặc điểm kinh tế xã hội của lịch sử đương thời. Nội dung chính sách ấy có sự khác biệt nhất định so với chính sách đối với các nhóm tộc người khác ở Việt Nam. Các vương triều tiếp nối nhau, chính sách đối với người Hoa của các vương triều cũng liên tục thực thi trong lịch sử với sự kế thừa. Như vậy, chính sách đối với người Hoa là một thực tế lịch sử, hiện diện như một phần trong chính sách đối nội của các vương triều Việt Nam nhưng lại có quan hệ rất biện chứng với đường lối đối ngoại của Việt Nam và bối cảnh quan hệ Việt Nam-Trung Quốc; đồng thời phản ánh một phần những đặc điểm, tính chất của ý thức hệ phong kiến Việt Nam.
    Với những đặc điểm, tính chất như vậy, chính sách đối với người Hoa của các vương triều Việt Nam xứng đáng được nghiên cứu để bước đầu tổng kết một cách có hệ thống và khoa học, mở ra hướng nghiên cứu lâu dài, chuyên sâu về chính sách đối với người Hoa của chính quyền Việt Nam trong lịch sử từ khi lập quốc cho đến nay.
    Như trên đã nêu, chính sách đối với người Hoa của các vương triều Việt Nam vừa phản ánh ý thức hệ phong kiến Việt Nam, vừa có liên quan trực tiếp đến đường lối đối ngoại của Việt Nam mà trong đó, suốt chiều dài lịch sử (thậm chí cả trong thời kỳ hiện nay), nhân tố Trung Quốc luôn giữ vai trò chi phối quan trọng. Cho nên, nghiên cứu về nội dung chính sách đối với người Hoa của các vương triều Việt Nam sẽ góp phần tìm hiểu thêm về nội dung, đặc điểm, tính chất đường lối đối nội và đối ngoại của các vương triều Việt Nam, qua đó nhận thức đầy đủ hơn về lịch sử cổ, trung đại Việt Nam.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
     
Đang tải...