Luận Văn Chính sách công nghiệp - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Chính sách công nghiệp - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế


    MỞ ĐẦU

    Lịch sử phát triển của kinh tế thế giới đã cho thấy sự phát triển thần kỳ của Đông Á. Mô hình phát triển của Đông Á đã khiến các Chính phủ, các học giả, các chuyên gia nghiên cứu kinh tế phải suy ngẫm và học hỏi. Trong câu chuyện thần kỳ đó, chính sách công nghiệp là một vấn đề rất được quan tâm. Và mặc dù vai trò của nó đối với thành công của Đông Á còn phải được xem xét, khảo cứu, nhưng đến nay, chính sách công nghiệp đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới.
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đưa nước ta về cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Trong quá trình này, chúng ta cần xây dựng và thực hiện được các chính sách công nghiệp vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước vừa đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới nhằm tạo cơ sở cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Để thực hiện được nhiệm vụ to lớn này, cùng với việc nghiên cứu, phân tích, nắm bắt các qui luật khách quan và thực tiễn để đề ra các chính sách công nghiệp có cơ sở khoa học, việc tham khảo, học tập kinh nghiệm của những nước đi trước, đặc biệt là những nước trong khu vực có các điều kiện về chính trị, văn hoá, xã hội tương đồng với chúng ta, là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích. Xuất phát từ bối cảnh đó, em chọn đề tài “ Chính sách công nghiệp - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ” làm khoá luận tốt nghiệp của mình nhằm: góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn của CSCN, phân tích các CSCN của Nhật Bản, Trung Quốc và rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình hoạch định và thực thi CSCN, và trên cơ sở đó trình bày một số kiến nghị góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách công nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới. Với mục tiêu như vậy, ngoài các phần “Mở đầu”, “Kết luận” và “Danh mục tài liệu tham khảo” kết cấu của khoá luận được trình bày thành ba chương.
    Chương 1: Những vấn đề lý luận của chính sách công nghiệp.
    Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế - Chính sách công nghiệp của Nhật Bản và Trung Quốc.
    Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.



    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP 3
    1.1. Tổng quan về chính sách công nghiệp. 3
    1.2. Cơ sở và giới hạn của chính sách công nghiệp. 11
    CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ - CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP CỦA NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC. 23
    2.1. Chính sách công nghiệp Nhật Bản. 24
    2.2. Chính sách công nghiệp Trung Quốc từ khi cải cách kinh tế cho đến nay. 38
    2.3. Các bài học kinh nghiệm từ chính sách công nghiệp của Nhật Bản và Trung Quốc. 48
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020. 52
    3.1. Bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó tới chính sách công nghiệp Việt Nam. 52
    3.2. Một số kiến nghị nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. 61
    KẾT LUẬN 70
    [​IMG]

     
Đang tải...