Luận Văn Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Một quốc gia muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế thì cần có những
    chính sách kinh tế thích hợp trong từng giai đoạn phát triển. Trong số những
    chính sách đó, chính sách công nghiệp là chính sách quan trọng hàng đầu vì
    công nghiệp đóng góp lớn vào GDP và là động lực để phát triển nông nghiệp
    cũng như dịch vụ. Đối với các nước phát triển, việc đưa ra chính sách công
    nghiệp nhằm phát triển các ngành công nghiệp hiện có, đầu tư vào các ngành
    công nghiệp mới có hàm lượng chất xám và khoa học cao, đảm bảo cho sự phát
    triển của đất nước. Đối với các nước đang phát triển, chính sách công nghiệp là
    chính sách quan trọng nhất, là cốt lõi của chiến lược công nghiệp hoá của bất kỳ
    quốc gia nào. Công cuộc công nghiệp hoá của một nước chỉ có thể thực hiện
    được khi có một nền công nghiệp phát triển dựa trên những chính sách phát triển
    công nghiệp hợp lý. Chính sách công nghiệp phù hợp sẽ giúp các nước đang
    phát triển tăng trưởng kinh tế, tăng cường khả năng hội nhập kinh tế khu vực và
    kinh tế quốc tế.
    Ngay từ những năm 60, Việt Nam đã xác định công nghiệp hoá là nhiệm
    vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được chủ
    trương chiến lược đó, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách công
    nghiệp. Đặc biệt, trong những năm đổi mới, nhiều chính sách công nghiệp mới
    đã được đưa ra nhằm đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng
    trưởng và phát triển kinh tế phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và sự hội
    nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống các chính sách này
    chưa đồng bộ, việc hoạch định các chính sách còn nhiều bất cập, việc triển khai
    và thực thi chính sách còn nhiều hạn chế. Vì vậy, hiệu quả thực tế của chính
    sách công nghiệp còn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của đất
    nước và yêu cầu phát triển của công nghiệp trong điều kiện mới. Chính vì vậy,
    em đã chọn đề tài “Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong chiến lược phát
    triển kinh tế hiện nay
    ” để thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của
    chính sách công nghiệp, đánh giá thực trạng chính sách công nghiệp Việt Nam.
    Và trên cơ sở các phân tích trên, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn
    thiện và nâng cao hiệu quả của chính sách công nghiệp của Việt Nam.
    Để đạt được các mục đích nêu trên, người viết đã sử dụng kết hợp các
    phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, phân tích, thống kê và so sánh.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận chỉ giới hạn ở việc
    nghiên cứu chính sách công nghiệp Việt Nam chủ yếu từ năm 1986 đến nay.
    Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
    được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận của chính sách công nghiệp
    Chương 2: Thực trạng chính sách công nghiệp của Việt Nam
    Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách công
    nghiệp Việt Nam

    Đây là một đề tài mang tính lý luận, bởi vậy mặc dù đã cố gắng hết sức
    mình, bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ
    bảo của các thầy, cô giáo.
    Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình quan tâm, giúp đỡ của Thạc sỹ
    Nguyễn Hoàng Ánh đã hướng dẫn em viết bài khoá luận này.


    MỤC LỤC
    Trang

    Lời nói đầu
    Chương 1 : Những vấn đề lý luận của chính sách công
    nghiệp

    I : Tổng quan về chính sách công nghiệp 3
    1 : Khái niệm về chính sách công nghiệp 3
    1.1 : Khái niệm 3
    1.2 : Phân
    loại 5
    2 : Vai trò của chính sách công nghiệp 6
    3 : Cơ sở của chính sách công nghiệp 8
    3.1 : Tiêu chuẩn lựa chọn 8
    3.2 : Những thất bại của thị trường .10
    4 : Nội dung của chính sách công nghiệp 13
    4.1 : Lựa chọn những ngành công nghiệp ưu tiên .13
    4.2 : Xây dựng những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngành
    công nghiệp ưu tiên 14
    II : Chính sách công nghiệp của một số nước Châu Á và bài học
    kinh nghiệm đối với Việt
    Nam .16
    1 : Chính sách công nghiệp của Nhật
    Bản 16
    2 : Chính sách công nghiệp của Trung Quốc .20
    3 : Bài học kinh nghiệm đối với Việt
    Nam .22
    Chương 2 : Thực trạng chính sách công nghiệp Việt Nam
    I : Thời kỳ trước đổi mới 26
    1 : Chính sách công nghiệp thời kỳ trước đổi mới .26
    1.1 : Chính sách công nghiệp giai đoạn 1955 – 1975 .26
    1.2 : Chính sách công nghiệp giai đoạn 1975 – 1985 .27
    2 : Tình hình công nghiệp Việt Nam trước năm 1986 – kết quả đạt

    được .29
    II : Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ đổi
    mới 31
    1 : Lựa chọn các ngành công nghiệp ưu
    tiên 32
    1.1 : Các ngành công nghiệp ưu tiên .32
    1.2 : Các ngành công nghiệp ưu tiên theo vùng lãnh thổ 36
    2 : Chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các ngành công
    nghiệp .38
    2.1 : Chính sách đầu tư 38
    2.1.1 : Mục tiêu của chính sách đầu tư .38
    2.1.2 : Nội dung của chính sách đầu tư 39
    2.2 : Chính sách tài chính – tiền tệ 42
    2.2.1 : Chính sách tài chính 42
    2.2.2 : Chính sách tiền tệ 43
    2.3 : Chính sách phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất 44
    2.4 : Chính sách xuất nhập khẩu .45
    2.5 : Chính sách phát triển khoa học – công nghệ 47
    2.5.1 : Quan điểm của Nhà nước 47
    2.5.2 : Các biện pháp hỗ trợ .48
    3 : Đánh giá chính sách công nghiệp Việt Nam thời kỳ từ đổi mới
    đến nay .49
    3.1 : Thành tưu đạt
    được 49
    3.1.1 : Xác định được các ngành công nghiệp mũi nhọn và tạo được
    sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu công
    nghiệp 49
    3.1.2 : Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp 53
    3.1.3 : Hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất 54
    3.1.4 : Tăng trưởng xuất khẩu 55
    3.1.5 : Góp phần giải quyết việc
    làm 57
    3.2 : Những hạn chế 57

    3.2.1 : Việc lựa chọn các ngành ưu tiên còn nhiều bất cập, mang tính
    chủ quan, không sát với thực tế và tiềm
    năng .57
    3.2.2 : Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp chưa
    cao 59
    3.2.2.1: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành sản xuất công
    nghiệp .59
    3.2.2.2: Trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp 60
    3.2.3 : Hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất còn hạn chế .61
    3.2.4 : Sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp còn thấp 61
    3.2.5 : Chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngành công nghiệp ưu
    tiên còn nhiều bất cập .63
    Chương 3 : Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách
    công
    nghiệp Việt Nam
    I : Bối cảnh mới và sự tác động tới chính sách công nghiệp của
    Việt Nam 67
    1 : Các nhân tố nước
    ngoài .67
    1.1 : Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá .67
    1.2 : Tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế
    giới 70
    1.3 : Những biến đổi môi trường và yêu cầu phát triển bền vững
    toàn cầu 70
    2 : Các nhân tố trong nước .71
    II : Phương hướng mới của chính sách công nghiệp Việt
    Nam 72
    1 : Quan điểm phát triển chính sách công nghiệp 72
    2 : Quan điểm về chính sách công nghiệp .74
    3 : Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách công nghiệp 75
    3.1 : Xác định các ngành công nghiệp ưu tiên trong giai đoạn
    mới 75
    3.1.1 : Các ngành công nghiệp thế hệ thứ
    nhất .76
    3.1.2 : Các ngành công nghiệp thế hệ thứ
    hai .76
    3.1.3 : Các ngành công nghiệp thế hệ thứ
    ba 77

    3.2 : Hoàn thiện các chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển
    các ngành công nghiệp .80
    3.3 : Đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phát triển
    các ngành công nghiệp .81
    3.3.1 : Thu hút vốn đầu tư nước
    ngoài 81
    3.3.2 : Thu hút vốn đầu tư trong
    nước 82
    3.4 : Xúc tiến xuất khẩu và bảo vệ thị trường cho các ngành công
    nghiệp .84
    3.4.1 : Đối với thị trường nội
    địa 85
    3.4.2 : Đối với thị trường nước
    ngoài .85
    3.5 : Hỗ trợ tài chính và cải cách hệ thống thuế 86
    3.6 : Hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ trong các ngành công
    nghiệp .87
    3.7 : Phát triển nguồn nhân lực .88
    3.8 : Nâng cao năng lực hoạt động quản lý của Nhà
    nước 89
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...