Chuyên Đề Chính sách công nghiệp của một số quốc gia Đông Á và bài học kinh nghiêm cho Việt Nam (Nhật Bản, Hàn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kinh nghiệm phát triển của các nước Đông á cho thấy chính sách công nghiệp là một công cụ hữu hiệu để các nước Đông á xây dựng kinh tế sau sự tàn phá của chiến tranh và phát triển trở thành các nền kinh tế công nghiệp hoá mới như : Hàn Quốc, Đài Loan, hay nền kinh tế công nghiệp phát triển như Nhật Bản.
    Chính sách công nghiệp của các nước này có hai đặc điểm chính :
    1. Tập trung vào xây dựng cơ sở kinh tế trong nước.
    Với xuất phát điểm là các nền kinh tế bị tàn phá và kiệt quệ sau chiến tranh, vấn đề đặt ra đầu tiên trong chiến lược công nghiệp hoá ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là tái thiết nền kinh tế.
    Đài Loan, bắt tay vào công cuộc xây dựng lại nền kinh tế sau 1949 với việc quốc hữu hoá các cơ sở kinh tế từ tay người Nhật thành các doanh nghiệp Nhà nước trong các lĩnh vực như: tinh chế đường, diện lực, lọc dầu. Các công ty thuộc lĩnh vực xi măng, giấy và những công ty nhỏ hơn được tư nhân hoá, nhờ đó giúp chuyển vốn của các địa chủ từ sản xuất nông nghiệp vào khu vực công nghiệp. Đồng thời Chính phủ ủng hộ sự phát triển của các khu vực thay thế nhập khẩu bằng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, chú ý phát triển các công ty tư nhân thông qua việc nhập khẩu máy móc thiết bị bằng nguồn viện trợ của Mỹ.
    Nhật Bản, nền kinh tế sau chiến tranh đang trong tình trạng đổ nát và tụt hậu khá xa về công nghệ so với các quốc gia công nghiệp hoá. những năm đầu sau chiến tranh, chiến lược của Mỹ đối với Nhật Bản là kiềm chế tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng nhanh của Liên Xô cũ và sự mở rộng nhanh chóng của thế giới cộng sản buộc Mỹ thay đôỉ chiến lược đối ngoại đối với Nhật Bản. Kế hoạch Marshall do Mỹ đưa ra nhằm mục tiêu hỗ trợ quá trình tái thiết Nhật Bản và Châu Âu sau chiến tranh. Các nỗ lực phát triển kinh tế của Chính phủ Nhật Bản trong thời kỳ đầu là tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp như điên, than, sắt théo, và đong tàu. Cũng trong giai đoạn này, mộtkhuôn khổ cơ bản của chính sách ccn đã được xác lập với các lĩnh vực ưu tiên khuyến khích về thuế, tài chính và đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản còn quản lý chặt chẽ, phân bổ các chỉ tiêu nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu, kiểm soát về giá cả áp dụng cho các khu vực ưu tiên.
    Sự kết thúc tạm thời của căng thẳng Nam – Bắc có ảnh hưởng đến nền kinh tế Hàn Quốc trên ba phương diên : cải cách ruộng đất, chủ nghĩa dân tộc, và viện trợ của Hoa Kỳ. Chế độ địa chủ bắt đẩu bãi bỏ từ 1953. Nông dân được chia đất và trở thành những người sở hữu đất đai. Tầng lớp địa chủ bị bắt buộc phải chuyển sang các khu vực thương mại và công nghiệp. thêm vào đó, sự tồn tại của cơ chế quản lý sở hữu ruộng đất chặt chẽ cho phép chính quyền có thể thực thi những chính sách nhất định để áp đặt các định hương phát triển đối với khu vực nông nghiệp. Bằng việc không chú ý đầu tư phát triển nông thôn trong khi tạo ra các điều kiện thuận lợi cho khu vực công nghiệp, chính quyền Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ 1949-1962 đã có khởng 5 triệu người dân từ khu vực nông thôn di dân đến các vùng thành thị làm việc trong khu vực công nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...