Tài liệu Chính sách cổ tức

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ----------------oOo----------------1 KHÁI NIỆM CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
    1.1 Cổ tức (Dividend)
    Cổ tức được hiểu là một phần lợi nhuận sau thuế của công ty dành để chi trả cho các cổ đông(chủ sở hữu công ty). Cổ tức còn được gọi là lợi tức cổ phần.
    1.2 Chính sách cổ tức
    Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông.2 CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA DN
    2.1 Các yếu tố khách quan
    Các quy định pháp lý về việc trả cổ tức là các cơ sở ban đầu cho quyết định chính sách và hoạt động chi trả cổ tức của mỗi doanh nghiệp. Một số nguyên tắc quan trọng về việc trả cổ tức của công ty: nguyên tắc lợi nhuận ròng, nguyên tắc tài chính lành mạnh, nguyên tắc lập quỹ dự trữ.
    Lạm phát: lạm phát làm cho nguồn vốn khấu hao của DN nhiều khi không đủ thay thế tài sản khác khi tài sản cũ kỹ, hết thời gian sử dụng và khấu hao, vì vậy DN buộc phải giữ lại tỷ lệ lợi nhuận cao hơn để duy trì năng lực hoạt động cho tài sản của DN.
    Xu thế vận động của nền kinh tế: nếu nền kinh tế suy thoái, lãi suất thị trường sụt giảm, có ít cơ hội đầu tư. Nếu có nhu cầu về vốn, công ty dễ dàng vay vốn với lãi suất thấp và có thể dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức. Trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có nhiều cơ hội đầu tư, nguồn vốn khan hiếm, lãi suất thị trường tăng cao, công ty phải tăng lượng giữ lại để đáp ứng nhu cầu đầu tư và sẽ làm giảm phần chi trả cổ tức.
    Chi phí phát hành chứng khoán: việc phát hành chứng khoán thường được thực hiện bởi các tổ chức bảo lãnh phát hành chuyên nghiệp, tất yếu sẽ nảy sinh chi phí phát hành. Nếu chi phí phát hành cao, công ty sẽ quyết định tăng phần giữ lại để tái đầu tư và ngược lại.
    Tâm lý của nhà đầu tư: những người đã về hưu có xu hướng muốn nhận thu nhập ổn định nên luôn muốn công ty trả cổ tức cao, đều đặn. Ngược lại, những nhà đầu tư trẻ thường ưa mạo hiểm, có thể hy sinh khoản thu nhập từ cổ tức để công ty có thể giữ lại lợi nhuận sau thuế để đầu tư.
    Vị trí của các cổ đông trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân: khi công ty do một số đại cổ đông nắm giữ, họ thường muốn chia cổ tức với tỷ lệ thấp để tránh phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức cao và ngược lại.
    2.2 Các yếu tố chủ quan
    Cơ hội đầu tư: công ty có những cơ hội đầu tư hứa hẹn khả năng sinh lợi cao thường có xu hướng giữ phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, do vậy chỉ dành một phần nhỏ để chia cổ tức.
    Nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn: nếu nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn cảu DN lớn sẽ buộc DN phải ưu tiên thanh toán nợ trước, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc chi trả cổ tức.
    Mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt được của công ty: nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn của công ty cao hơn các công ty khác thì cổ đông có xu hướng muốn để lại phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư để tăng thu nhập trong tương lai, và ngược lại.
    Sự ổn định về lợi nhuận của công ty: một công ty có lợi nhuận tương đối ổn định có thể dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức và ngược lại.
    Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn: những công ty lớn, thời gian hoạt động lâu dài, ổn định về mặt lợi nhuận, uy tín cao trong kinh doanh, mức độ rủi ro thấp sẽ dễ dàng huy động vốn hơn. Do đó, công ty này có thể dành nhiều lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức cho cổ đông hơn.
    Quyền kiểm soát công ty: DN có thể tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu, điều này sẽ làm pha loãng quyền kiểm soát công ty của các cổ đông hiện hành. Nếu các cổ đông hiện hành muốn duy trì quyền quản lý, kiểm soát công ty thì DN thường giữ lại phần nhiều lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư và ngược lại.
    Tình hình luồng tiền của công ty: một DN kinh doanh có lãi không đồng nghĩa với việc DN đó có đủ nguồn tiền để trả cổ tức cho cổ đông. Do đó, trước khi quyết định trả cổ tức bằng tiền DN cần xem xét khả năng cân đối luồng tiền của mình.
    Chu kỳ sống của doanh nghiệp: chu kỳ sống của một DN nói chung trải qua 4 giai đoạn: ra đời, phát triển, hoàn thiện và suy thoái. Trong mỗi giai đoạn, công ty phải thiết lập chính sách tài chính cụ thể (đã bao gồm chính sách cổ tức). Ví dụ: trong giai đoạn công ty mới thành lập, sản phẩm chưa chiếm lĩnh được thị trường, uy tín chưa cao, khả năng huy động vốn khó khăn công ty cần giữ lại phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư.3 QUY TRÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...