Tiểu Luận chính sách chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp - thực trạng tại Việt Nam và tác động

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Mở đầu
    1.1 Tính cấp thiết
    Việt Nam – 1 đất nước hiện đang nổi lên là một điểm nóng của sự phát triển. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự chuyển mình to lớn của kinh tế - văn hóa – xã hội trong thời gian qua. Đi lên từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chịu những tàn phá nặng nề của 2 cuộc chiến tranh lịch sử. Với sự nỗ lực, cố gắng của cả 1 hệ thống thì những khó khăn ban đầu đã dần được đẩy lùi. Quá trình xây dựng và phát triển đã nâng vị thế của Việt Nam lên một tầm cao mới. Ngày nay, trong con mắt của bạn bè quốc tế Việt Nam hiện lên không phải chỉ là một đất nước của những con người anh dũng, bất khuất mà còn là hiện thân của những bước tiến, hướng đi mới.
    Đi cùng với sự phát triển của kinh tế, ngành nông nghiệp nước ta trong nhiều thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu to lớn, làm thay đổi bộ mặt của đất nước. Từ một nước nhập khẩu lương thực thì hiện nay Việt Nam đã trở thành một nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Để có được những thành quả đó, không thể phủ nhận vai trò của khoa học – công nghệ và sự vận dụng những tiến bộ đó vào trong sản xuất.
    Lịch sử ngành nông nghiệp đã cho thấy rằng, muốn giải quyết tốt vấn đề an ninh và an toàn lương thực của một quốc gia thì đòi hỏi phải đưa khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất. Trong những năm qua, quá trình chuyển giao kỹ thuật tiến bộ (KTTB) ở nước ta đã diễn ra khá mạnh mẽ nhưng so với các nước trên thế giới thì còn ở một tầm rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi đã bước chân vào sân chơi thương mại thế giới (WTO) thì đó càng là một yêu cầu cần giải quyết. Để có thể đứng vững trước những cạnh tranh diễn ra từ mọi phía, nông nghiệp cần phải đảm bảo được các vấn đề về số lượng và chất lượng của sản phẩm. Điều đó đòi hỏi phải có sự đóng góp to lớn của chính sách chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào trong sản xuất. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi đi đến việc tìm hiểu chính sách chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp - thực trạng tại Việt Nam và trên thế giới đồng thời thấy rõ những ứng dụng và tác động của chính sách vào trong sản xuất nông nghiệp.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bản chất, cơ sở khoa học của chính sách chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp.
    - Thực tiễn chính sách chuyển giao kỹ thuật tiến bộ tại Việt Nam.
    - Trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến đóng góp và định hướng cho chính sách chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
    1.3 Phạm vi nghiên cứu
    Không gian nghiên cứu: Tập trung vào thảo luận những vấn đề về chuyển giao kỹ thuật tiến bộ tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...