Tiến Sĩ Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía Bắc Việt Nam – Nghiên cứu t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 18/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    Mục lục . i
    Danh mục các bảng . viii
    Danh mục các hình . ix
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài luận án . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
    3. Đóng góp mới của luận án 4
    4. Phương pháp nghiên cứu 5
    5. Kết cấu của Luận án . 9
    Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 10
    1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 10
    1.1.1. Các nghiên cứu về giá trị của rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng . 10
    1.1.2. Các nghiên cứu về khai thác dịch vụ DLST tại VQG . 12
    1.1.3. Các công trình nghiên cứu về chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại VQG. . 14
    1.1.4. Các công trình nghiên cứu về lượng giá giá trị dịch vụ môi trường rừng và xác định giá thuê môi trường rừng. 20
    1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 26
    1.2.1. Các công trình nghiên cứu về hệ thống quản lý rừng ở Việt Nam . 26
    1.2.2. Các công trình nghiên cứu về xác định giá trị của rừng tại Việt Nam 27
    1.2.3. Các công trình nghiên cứu về thuê rừng và thuê môi trường rừng 30

    Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH CHO THUÊ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA 32
    2.1. Thuê môi trường rừng tại các Vườn quốc gia . 32
    2.1.1. Khái niệm và vai trò của rừng đối với đời sống xã hội 32
    2.1.2. Vườn quốc gia và hệ thống vườn quốc gia ở Việt Nam . 33
    2.1.3. Khái niệm môi trường rừng và cho thuê môi trường rừng VQG . 39
    2.2. Chính sách cho thuê môi trường rừng Vườn quốc gia 45
    2.2.1. Khái niệm về chính sách và chính sách cho thuê môi trường rừng . 45
    2.2.2. Các yếu tố cơ bản hình thành chính sách cho thuê môi trường rừng 46
    2.2.3. Hệ thống tổ chức xây dựng chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG 47
    2.2.4. Định hướng xây dựng chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG 47
    2.3. Kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng trên thế giới và ở Việt Nam 48
    2.3.1. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn trên thế giới . 48
    2.3.2. Kinh nghiệm trong khai thác dịch vụ môi trường rừng tại VQG ở Việt Nam 57
    2.3.3. Bài học kinh nghiệm trong hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng 59
    Chương 3.THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHO THUÊ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, TAM ĐẢO, BẾN EN.62
    3.1. Khái quát về VQG khu vực phía Bắc Việt Nam . 62
    3.2. Đặc điểm của Vườn quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En ảnh hưởng đến thực hiện chính sách cho thuê và thuê môi trường rừng . 62
    3.2.1. Lịch sử hình thành các VQG nghiên cứu . 62
    3.2.2. Hiện trạng đất đai, tài nguyên du lịch tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En . 64
    3.2.3. Đánh giá kết quả khai thác tiềm năng tự có để phát triển DLST tại VQG Tam Đảo, Ba Vì, Bến En 67
    3.2.4. Các hoạt động cơ bản tại VQG nghiên cứu 70
    3.3. Chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG được áp dụng tại các VQG nghiên cứu trong thời gian qua . 73
    3.3.1. Hoàn cảnh ra đời của chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG 74
    3.3.2. Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về cho thuê môi trường rừng tại VQG 75
    3.3.3. Mục tiêu của chính sách thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại VQG . 78
    3.3.4. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến cho thuê môi trường rừng VQG 78
    3.4. Thực trạng thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En 84
    3.4.1. Công tác tuyên truyền phổ biến, xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng tại VQG nghiên cứu . 84
    3.4.2. Xác định, lựa chọn các tổ chức thuê môi trường rừng tại VQG nghiên cứu 86
    3.4.3. Xác định giá thuê, các điều khoản trong hợp đồng thuê môi trường rừng và ký kết hợp đồng thuê môi trường rừng tại các VQG nghiên cứu 88
    3.4.4. Công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng thuê môi trường rừng tại VQG nghiên cứu . 100
    3.4.5. Kết quả thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En . 100
    3.5. Đánh giá tác động của chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En . 114
    3.5.1. Những tác động tích cực . 114
    3.5.2. Tác động chưa tích cực của chính sách cho thuê môi trường tại các VQG và những nguyên nhân 118

    Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CHO THUÊ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA KHU VỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM125
    4.1. Cơ sở hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG khu vực phía Bắc Việt Nam 125
    4.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng tới việc hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG 125
    4.1.2. Bối cảnh trong nước và thế giới ảnh hưởng đến tới việc hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG 129
    4.2. Mục tiêu hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG khu vực phía Bắc Việt Nam . 137
    4.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG khu vực phía Bắc Việt Nam 139
    4.3.1. Giải pháp liên quan đến xây dựng chính sách 140
    4.3.2. Giải pháp thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG .153
    KẾT LUẬN . 162
    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài luận án
    Rừng là quần thể sinh vật bao gồm: thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu tố môi trường sinh thái như: đất, nước, thời tiết, khí hậu, Vì vậy, giá trị của rừng không chỉ nằm trong các sản phẩm gỗ mà tiềm ẩn một giá trị rất lớn khác là dịch vụ môi trường rừng [26]. Ý thức được giá trị nhiều mặt của rừng, vai trò của Đa dạng sinh học trong cuộc sống nên nhiều nước trong đó có Việt Nam đã thành lập các VQG để bảo tồn các giá trị của rừng. Tính đến 30/12/2011 cả nước có 30 VQG được phân bố ở nhiều vùng miền cả nước [21]. VQG được thành lập với chức năng là để bảo tồn tài nguyên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, bảo vệ nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, . Đây là những hoạt động công ích nên về nguyên tắc, những khu rừng này được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí và được giao cho các tổ chức Nhà nước (Ban quản lý rừng) trực tiếp quản lý. Thực tế hiện nay, nguồn kinh phí từ ngân sách hạn hẹp làm ảnh hưởng đến công tác BV&PTR tại các VQG, đặc biệt là tận dụng các tiềm năng của VQG để phát triển kinh tế, tăng nguồn thu từ rừng, huy động các nguồn lực của xã hội.
    Trong những thập kỷ gần đây, khai thác các lợi ích từ các VQG, đặc biệt là giá trị sử dụng gián tiếp của rừng (giá trị dịch vụ môi trường rừng), trong đó có dịch vụ DLST được nhiều VQG trên thế giới quan tâm và thử nghiệm. Việt Nam cũng cho phép các VQG chủ động tổ chức các hoạt động kinh doanh DLST để tạo nguồn thu đầu tư lại cho việc BV&PTR, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đồng thời góp phần thay đổi nhận thức về vai trò và giá trị nhiều mặt của rừng. Tuy nhiên, nhưng hoạt động này tiến hành rất chậm chạp tại các VQG, có nơi không triển khai được do không có nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho loại hình dịch vụ DLST
    Một xu thế phát triển mới trong thời gian gần đây là các công ty, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê môi trường rừng tại các VQG để kinh doanh DLST. Mặc dù mới được hình thành, nhưng đây là một hướng phát triển có tiềm năng và nhận được sự đồng thuận của xã hội, vì nó tạo ra sự liên kết mật thiết, chặt chẽ thúc đẩy lẫn nhau của hai hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ phát triển nguồn tài nguyên rừng. Thuê môi trường rừng còn là 1 phương thức nhằm xã hội hóa dịch vụ môi trường rừng từ đó góp phần tạo nguồn thu để đầu tư lại BV&PTR bằng nguồn vốn tự có, giảm đầu tư của Nhà nước đối với các khu rừng có nhiều dịch vụ môi trường rừng trong đó có VQG.
    Ở Việt Nam, thuê môi trường rừng kinh doanh DLST được thể hiện trong các chủ trương của Đảng và Nhà nước, đã được thí điểm áp dụng ở VQG Ba Vì, Bidup Núi Bà, Ba Bể từ năm 2002. Thực tế triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST hiện đang được tổ chức khá thành công tại các VQG trên. Năm 2009, Bộ NN&PTNT đã tổ chức đánh giá mô hình "Thuê môi trường rừng làm DLST" ở một số tỉnh, thành phố, các ý kiến tại hội nghị đều ghi nhận: "Thuê môi trường rừng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mô hình này còn tạo lợi ích cho cả "ba nhà" (Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân) và đặc biệt đã thực hiện xã hội hoá nghề rừng" [6].
    Mặc dù Nhà nước đã có chủ trương cho thuê môi trường rừng để kinh doanh DLST và được đánh giá khá thành công ở VQG thí điểm nhưng thực tế triển khai còn chậm, một trong những lý do chính là chính sách cho thuê môi trường rừng chưa hoàn chỉnh, quy định tản mạn ở một số văn bản pháp luật khác nhau, thiếu những quy định cần thiết, hoặc một số quy định còn bất cập gây khó khăn cho quá trình triển khai như: trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho thuê môi trường rừng chưa rõ, giá cho thuê môi trường rừng mới xác định được ở một số VQG, thiếu quy định thống nhất về quản lý sử dụng tiền thuê, xử lý tranh chấp, quyền và trách nhiệm của bên thuê và cho thuê, cơ chế chuyển nhượng, góp vốn trong hợp đồng cho thuê môi trường rừng [6].
    Chính vì vậy, các phương án quản lý, khung pháp chế, chính sách cho thuê môi trường rừng vẫn là những câu hỏi mở cần có các định hướng của các cấp quản lý và ngành lâm nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề trên việc nghiên cứu hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG là cần thiết và cấp bách. Đây là lý do nghiên cứu sinh chọn vấn đề này làm đề tài luận án của mình.

    2. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    * Mục tiêu tổng quát
    Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng vào mục đích kinh doanh DLST tại VQG ở khu vực phía Bắc Việt Nam.
    * Mục tiêu cụ thể
    1. Hệ thống hóa và xây dựng cơ sở khoa học cho chính sách thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại VQG.
    2. Đánh giá đúng thực trạng chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En. Đồng thời cho thấy kết quả thực hiện chính sách, cũng như những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong tổ chức thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng vào mục đích kinh doanh DLST tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En.
    3. Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng vào mục đích kinh doanh DLST tại VQG ở khu vực phía Bắc Việt Nam.
    * Câu hỏi nghiên cứu
    - Chính sách cho thuê môi trường rừng được thực hiện trên cơ sở khoa học nào ?
    - Trên thế giới chính sách cho thuê môi trường rừng được xây dựng và triển khai như thế nào ?. Những kinh nghiệm nào có thể tham khảo trong xây dựng chính sách và thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng ở Việt Nam ?
    - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến xây dựng chính sách và thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng ở Việt Nam ?
    - Việc thực thi chính sách được tổ chức như thế nào ? Ưu, nhược điểm và nguyên nhân ?
    - Chính sách cho thuê môi trường rừng và thực thi chính sách cho thuê môi trường rừng cần được hoàn thiện như thế nào ?
    2.2. Đối tượng nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu chính sách cho thuê môi trường rừng cho mục đích kinh doanh DLST tại một số VQG ở khu vực phía Bắc Việt Nam.
    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luậnNghiên cứu đặc thù hoạt động thuê môi trường rừng, luận án chỉ ra rằng việc thuê môi trường rừng và cho thuê rừng có sự khác biệt trên 2 khía cạnh: đối tượng thuê là dịch vụ môi trường rừng nên đơn vị thuê chỉ được khai thác dịch vụ môi trường trong thời hạn nhất định; việc cho thuê không làm mất đi quyền sở hữu của Nhà nước đối với rừng.Luận án khẳng định giá thuê môi trường rừng cần được xác định trên cơ sở giá trị dịch vụ môi trường mang lại đã được lượng hóa.Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
    (1) Luận án đã đưa ra cách tiếp cận mới trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay, đó là việc nhất thể hóa các chức năng của rừng trên các khía cạnh kinh tế - xã hội – sinh thái. Chức năng sinh thái, xã hội cần được quan tâm để tăng tổng giá trị kinh tế của rừng.
    (2) Luận án đề xuất việc khai thác các giá trị gắn với chức năng của từng loại rừng, giá trị dịch vụ môi trường được tạo ra từ chức năng sinh thái. Chủ rừng phải được hưởng nguồn lợi từ chức năng của rừng tạo ra khi tiến hành cho thuê và người đi thuê phải trả tiền cho dịch vụ này.
    (3) Luận án khẳng định môi trường rừng là một giá trị tiềm năng của rừng và chỉ có thể trở thành đối tượng cho thuê khi chúng trở thành một trong các dịch vụ môi trường rừng. Loại dịch vụ môi trường rừng có tiềm năng cho thuê tại Vườn quốc gia đó là dịch vụ du lịch sinh thái, đây là dịch vụ phù hợp đối với vườn quốc gia và các đơn vị thuê chỉ phải chi trả cho dịch vụ này trên cở sở đảm bảo phù hợp với quy định quản lý vườn quốc gia và nguyên tắc của du lịch sinh thái.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...