Tiểu Luận Chính sách cạnh tranh tại việt nam và các nước đang phát triển

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Cạnh tranh và chính sách cạnh tranh . 4
    Các cách tiếp cận về cạnh tranh . 4
    Chính sách cạnh tranh 6
    Mối tương quan giữa chính sách cạnh tranh, chính sách công nghiệp và chính sách thương
    mại 10
    Chính sách cạnh tranh ở các nước đang phát triển 12
    Cạnh tranh và phát triển kinh tế . 12
    Thực trạng chính sách cạnh tranh ở các nước đang phát triển . 14
    Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh ở các nước đang phát triển . 16
    Các tác động của các hành vi phản cạnh tranh tới các nước đang phát triển . 19
    Chính sách cạnh tranh, chính sách thương mại và chính sách đầu tư ở các nước đang phát
    triển . 19
    Quy mô thị trường và chính sách cạnh tranh . 24
    Lý luận về “các đầu tầu của nền kinh tế” và ngành công nghiệp non trẻ đối với các quốc
    gia đang phát triển 24
    Chính sách cạnh tranh ở Việt Nam 26
    Cạnh tranh, cấu trúc thị trường và chính sách cạnh tranh 26
    Mối quan hệ giữa chính sách công nghiệp, chính sách thương mại và chính sách cạnh tranh
    33
    Một số hành vi phản cạnh tranh đã xuất hiện 38
    Khuyến nghị và kết luận 40
    Khuyến nghị chính sách . 40
    Kết luận . 42
    Phụ lục 44
    Tài liệu tham khảo . 49
    Danh mục hình
    Hình 1. Mô hình cấu trúc – hành vi – kết quả 5
    Hình 2. Mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và Chính sách cạnh tranh 8
    Hình 3. Phân tách sự thay đổi về chỉ số cải cách ủng hộ cạnh tranh theo nhóm thu nhập
    (2001-2005) .21
    Hình 4. Số vụ M&A có liên quan đến các nước đang phát triển (% tổng giá trị giao dịch) 22
    Hình 5. Quyền sở hữu của nhóm 3 doanh nghiệp dẫn đầu trong tất cả các doanh nghiệp 30
    Hình 6. Quyền sở hữu của nhóm 3 doanh nghiệp dẫn dầu trong 20 ngành có mức độ tập trung
    cao nhất . 31
    3
    Danh mục bảng
    Bảng 1. Mối quan hệ giữa chính sách cạnh tranh, chính sách công nghiệp và chính sách
    thương mại . 12
    Bảng 2. Luật cạnh tranh ở các nước đang phát triển (tính tới 6/2000) 15
    Bảng 3. Các nước có luật cạnh tranh phân loại theo nhóm thu nhập . 15
    Bảng 4. Các mức định lượng đối với vị trí thống lĩnh thị trường 16
    Bảng 5. Mức độ tập trung kinh tế ở các nền kinh tế đang phát triển . 17
    Bảng 6. Tỷ lệ tổng thu dụng lao động của các doanh nghiệp nhỏ ở các nước đang phát triển so
    sánh với Hoa Kỳ (%) . 18
    Bảng 7. Chỉ số trung bình của cải cách ủng hộ cạnh tranh chia theo nhóm thu nhập (2001-
    2005) và độ lệch chuẩn 20
    Bảng 8. Mức độ tập trung kinh tế trong các ngành sản xuất tại Việt Nam giai đoạn 2000 –
    2006 .28
    Bảng 9. Các ngành công nghiệp có mức giảm tập trung kinh tế theo CR4 và HHI lớn nhất giai
    đoạn 2000 – 2006 . 28
    Bảng 10. Kết quả tài chính của một số tổng công ty nhà nước (%) 32
    Bảng 11. Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa và hữu hiệu ở Việt Nam, 1997 và 2003 (%) . 36
    4
    Cạnh tranh và chính sách cạnh tranh
    Các cách tiếp cận về cạnh tranh
    Cạnh tranh mang tính nguyên tử (Atomistic competition)
    Nếu như các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith hay David Ricardo nhìn nhận cạnh
    tranh là một quá trình thì theo trường phái kinh tế học tân cổ điển với các đại diện như
    Cournot, Edgeworth, Clark, và Knight cạnh tranh được xem như một trạng thái. Thị trường
    được phân tích ở trạng thái cân bằng từ giả định cạnh tranh hoàn hảo và phụ thuộc vào các
    lực cầu và cấu trúc giá thành.
    Cạnh tranh hoàn hảo dẫn tới hiệu quả Pareto và cân bằng tổng thể trong toàn bộ hệ thống
    nền kinh tế. Các giả định cơ bản của trường phái này là:
    (a) Hiệu quả kinh tế theo quy mô bị loại trừ khi sản lượng nhỏ hơn một mức nhất định (ví
    dụ các doanh nghiệp hoạt động có quy mô tối thiểu hóa chi phí nhỏ đến mức không thể
    tác động đến giá)
    (b) Không có các tác động ngoại biên đến sản xuất hoặc tiêu dùng.
    Tuy nhiên, trên thực tế hiếm khi các giả định trên được đảm bảo và do đó, kết luận của
    trường phái này cần phải được xem xét đánh giá lại. Chẳng hạn, theo kinh tế học trường phái
    Keynes, quá trình phi cân bằng (disequilibrium process) có thể sẽ không đưa nền kinh tế tới
    trạng thái cân bằng tổng thể. Từ lập luận này đã hình thành nên lý thuyết về cái tốt thứ nhì
    (second best theory) theo đó nếu như trong một khu vực của nền kinh tế không có cạnh tranh
    hoàn hảo thì nếu đưa một khu vực khác tới trạng thái cạnh tranh hoàn hảo cũng chưa hẳn sẽ
    làm cho nền kinh tế xét ở góc độ tổng thể trở nên tốt đẹp hơn (Lipsey và Lancaster 1956).
    Cạnh tranh khả thi (Workable competition)
    Cách tiếp cận cạnh tranh khả thi hàm ý rằng mức độ cạnh tranh trong một ngành nên được
    xem xét theo khía cạnh kết quả hoạt động hơn là theo cấu trúc thị trường. Theo đó, nền kinh
    tế chưa từng bao giờ, và không thể có một trạng thái cạnh tranh hoàn hảo. Một số tính chất
    của hoạt động kinh tế trong thế giới thực, đặc biệt là tính phi chắc chắn, thiếu thông tin và sự
    linh hoạt trong đầu tư – mà theo lý thuyết cạnh tranh hoàn hảo được giả định là không tồn tại
    – lại đóng vai trò rất quan trọng. Clark (1940) đã phát triển lý luận về cái tốt thứ nhì với lập
    luận rằng khi thiếu vắng một hoặc nhiều hơn các điều kiện cho cạnh tranh hoàn hảo thì không
    nhất thiết phải đạt được các điều kiện khác.
    Hơn nữa, ít nhất trong hai trường hợp cạnh tranh hoàn hảo không phải là điều lý tưởng: (i)
    5
    Khi hiệu quả kinh tế theo quy mô đóng vai trò lớn đến mức mà thị trường chỉ tạo điều kiện
    cho một số ít doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả ở mức chi phí trung bình tối thiểu (độc
    quyền tự nhiên); (ii) Khi sự khác biệt hóa sản phẩm sẽ tạo ra lợi ích chuyên biệt một cách
    đáng kể. Điều này không tồn tại theo mô hình thị trường cạnh tranh hoàn hảo (khái niệm cạnh
    tranh không hoàn hảo của Robinson và Chamberlain).
    Từ khái niệm này đã xây dựng nên lý thuyết về cấu trúc – hành vi – kết quả (structure –
    conduct – performance), theo đó mối liên hệ giả định giữa ba khái niệm khác nhau đó như
    sau: cấu trúc của một thị trường giải thích hoặc xác định phần lớn hành vi của các thành viên
    tham gia thị trường, và kết quả hoạt động của thị trường đó thuần túy là sự đánh giá kết quả
    của hành vi (Visculi et al., 1998). Mối tương quan giữa cấu trúc – hành vi – kết quả được phát
    triển lên một mức độ cao hơn qua việc xem xét tác động ngược lại của hành vi tới cấu trúc thị
    trường: có lúc hành vi có thể tạo ra sự thay đổi cấu trúc thị trường (Xem Hình 1.1).
    Ví dụ, một doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất tới một mức độ tại đó đẩy lùi các đối
    thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường mà vẫn đảm bảo có lợi nhuận. Theo cách tiếp cận này, mức
    độ tập trung được coi là một yếu tố quan trọng để đánh giá cấu trúc ngành. Mức lợi nhuận
    cao đạt được do hoạt động hiệu quả hoặc cải tiến, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh nhìn
    chung sẽ làm tăng thị phần của doanh nghiệp, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc thị trường.
    Cấu trúc thị trường cũng sẽ thay đổi khi các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp sáp nhập với
    nhau. Các chính sách của nhà nước cũng tác động đến cả cấu trúc thị trường và hành vi của
    doanh nghiệp. Ngược lại, các hành vi trên thị trường cũng có thể gây ảnh hưởng đến chính
    sách của chính phủ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...