Thạc Sĩ Chính sách can thiệp của nhà nước đối với hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thà

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
    NĂM 2011
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . 3
    DANH MỤC CÁC HÌNH 4
    PHẦN MỞ ĐẦU . 5
    1. Lý do chọn đề tài 5
    2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu . 6
    3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 6
    4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 8
    5. Bố cục đề tài . 8
    PHẦN NỘI DUNG . 9
    CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 9
    1.1. Bối cảnh nghiên cứu đề tài 9
    1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước . 11
    CHƯƠNG 2: CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC VÀO THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT . 14
    2.1. Cơ sở để nhà nước can thiệp vào thị trường dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt: . 14
    2.2. Các hình thức can thiệp có thể . 17
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐIỀU TIẾT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 19
    3.1. Cơ sở pháp lý điều tiết hoạt động cung ứng 19
    3.1.1. Văn bản của Trung ương 19
    3.1.2. Văn bản của TPHCM . 19
    3.2. Tổ chức bộ máy thực hiện điều tiết hoạt động thu gom CTRSH 22
    3.3. Các hình thức cung ứng và chất lượng dịch vụ cung ứng . 23
    3.3.1. Khu vực nhà nước: . 23
    3.3.2. Khu vực tư nhân: 24
    3.4. Đánh giá kết quả vận hành cơ chế điều tiết . 30
    3.4.1. Mặt làm được . 30
    3.4.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế: 31 2
    CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 38
    4.1. Về quản lý cung ứng 38
    4.1.1. Các vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động của đơn vị cung ứng: . 38
    4.1.2. Các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ cung ứng . 39
    4.1.3. Các vấn đề liên quan đến người lao động 39
    4.2. Về xây dựng thể chế: . 40
    4.2.1. Sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành: . 40
    4.2.2. Ban hành tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đối với hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH . 40
    4.2.3. Ban hành tiêu chuẩn giúp UBND phường/xã thẩm định năng lực thu gom của các đơn vị đăng ký hoạt động. 40
    4.2.4. Về mức phí . 41
    4.3. Về tổ chức bộ máy: 41
    4.3.1. Phát huy vai trò của Ban điều hành tổ dân phố 41
    4.3.2. Rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật hành chính . 42
    4.3.3. Xây dựng lực lượng kiểm tra, giám sát việc cung ứng và sử dụng dịch vụ thu gom CTRSH . 42
    PHẦN KẾT UẬN 43
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 44
    PHỤ LỤC . 47

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), với diện tích 2.095 km2 và dân số trên 8 triệu người, là trung tâm kinh tế- thương mại- du lịch và công nghiệp lớn nhất nước. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng đã đưa thành phố đặt chân đến nhiều thành tựu quan trọng trong giai đoạn vừa qua. Song song đó là việc phải đối mặt với hàng loạt thách thức: nhà ở, việc làm, y tế, giáo dục trong đó, ô nhiễm môi trường là một thách thức tiêu biểu.
    Môi trường nhiễm bẩn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do xử lý không tốt khối lượng chất thải rắn (CTR). Theo thống kê của Phòng quản lý chất thải rắn- Sở Tài nguyên và môi trường (TNMT) thành phố, khối lượng CTR thành phố hiện nay bình quân tăng từ 10%- 15%/năm, trong đó chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) chiếm trên 70%1. CTRSH đang là vấn đề môi trường nan giải với lượng thải lớn hơn nhiều lần so với các loại CTR khác cùng với tính chất phân bố dàn trải, mức độ nguy hại cao.
    Để có thể thu gom lượng CTRSH kể trên, thành phố có hai lực lượng chính: các công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích (DVCI) quận/huyện (khu vực nhà nước) và các tổ lấy rác dân lập2 (Tổ LRDL), các hợp tác xã (HTX), các doanh nghiệp (khu vực tư nhân). Nếu như các doanh nghiệp được tổ chức, hoạt động theo sự điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp 2005 thì đa số tổ chức và hoạt động của các lực lượng thu gom rác dân lập còn tự phát, chất lượng dịch vụ cung ứng còn hạn chế trên nhiều mặt.
    Làm thế nào để có được một mạng lưới thu gom hiệu quả, cung cấp dịch vụ thu gom CTRSH có chất lượng là vấn đề thành phố luôn quan tâm. Tuy nhiên, thực tế điều tiết giai đoạn từ 1998 đến nay cho thấy thành phố chưa có một cơ chế điều tiết tốt. Có nhiều nguyên nhân cần phải được đánh giá, phân tích cẩn trọng. Giải quyết triệt để những nguyên nhân này mới có thể đạt được mục tiêu xây dựng một hệ thống thu gom hiệu quả, bền vững. Với đề tài “Chính sách can thiệp của nhà nước đối với hoạt động thu gom CTRSH tại TPHCM”, tác giả nghiên cứu thực trạng điều tiết cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH của TPHCM hiện nay, tìm kiếm những nguyên nhân hạn chế và kiến nghị một số giải pháp chính sách có thể giúp cho việc điều tiết cung ứng dịch vụ này tốt hơn. 6
    2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
    2.1.Mục đích nghiên cứu:

    Nhằm tìm ra một số nguyên nhân của việc điều tiết chưa tốt hoạt động thu gom CTRSH của TPHCM hiện nay. Từ đó kiến nghị một vài giải pháp chính sách cụ thể để thành phố có thể cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tốt hơn.
    2.2.Câu hỏi nghiên cứu

    Nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau:
    - Thành phố nên quản lý hoạt động của các đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH như thế nào?
    - Thành phố phải kiểm soát chất lượng dịch vụ thu gom CTRSH ở các khía cạnh nào?
    - Thành phố nên quy định chính sách thu và quản lý phí dịch vụ thu gom CTRSH như thế nào để đạt được sự đồng thuận nhiều hơn từ các bên liên quan?

    3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
    3.1.Phạm vi

    Đề tài nghiên cứu nội dung can thiệp của nhà nước trong lĩnh vực thu gom CTRSH của các hộ gia đình3 tại TPHCM. Trong đó, chủ yếu phân tích tổ chức cung ứng của các chủ thể thuộc khu vực tư nhân và các công ty DVCI quận/huyện. Riêng đối với các HTX, tác giả chỉ khái quát thực trạng hiện nay mà các nghiên cứu trước đó đã khảo sát.
    Phân tích tập trung trong giai đoạn từ 2005 đến 2010, có điểm qua các quy định còn hiệu lực thi hành nhưng được ban hành trong giai đoạn từ 1998 đến nay.
    3.2.Phương pháp:
    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thống kê mô tả kết hợp với phỏng vấn, khảo sát để làm rõ các nội dung phân tích.
    Xuất phát từ định hướng nghiên cứu, dựa vào các quy định hiện hành của thành phố đồng thời có tham khảo khảo sát trước đây (năm 2007) của Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, tác giả thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn 3 nhóm đối tượng: hộ gia đình, NLĐ trực tiếp thu 7
    gom, UBND phường/xã4. Cả 3 nhóm này được chọn ngẫu nhiên tại 5 phường/xã thuộc 5 quận/huyện khác nhau của TPHCM5.
    Nhóm NLĐ trực tiếp thu gom: Đặc thù hoạt động thu gom CTRSH là công việc tương đối nặng nhọc và độc hại nhưng những NLĐ trực tiếp thu gom đang làm việc cho các tổ chức/đơn vị khác nhau được trang bị thiết bị bảo hộ lao động (BHLĐ) và được hưởng các khoản phúc lợi không giống nhau. Phỏng vấn NLĐ trực tiếp thu gom nhằm có cơ sở so sánh điều kiện lao động, các khoản phúc lợi mà lao động đang làm việc cho các tổ chức sử dụng lao động khác nhau được hưởng. Từ đó có thể có kiến nghị về một số quy định tối thiểu dành cho NLĐ.
    Nhóm hộ gia đình: Phỏng vấn hộ gia đình để thấy đánh giá của người sử dụng dịch vụ về chất lượng dịch vụ được cung ứng. Qua đó cũng thấy được phần nào thực trạng người dân khu vực được phỏng vấn ứng xử với lượng CTRSH hàng ngày của hộ gia đình họ.
    Nhóm UBND phường/xã: UBND phường/xã là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp nhất, hiểu rõ nhất thực trạng cung ứng và sử dụng dịch vụ thu gom CTRSH tại địa phương. Qua phỏng vấn trực tiếp Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch UBND hoặc nhân viên môi trường) tại 5 phường/xã, có thể thấy được thực trạng quản lý và cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại từng địa phương. Trên cơ sở đó, tác giả cũng thảo luận cùng người được phỏng vấn về một số giải pháp cải thiện thực trạng hiện nay.
    Ngoài 3 nhóm trên, tác giả còn tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp với 3 chuyên gia tại 2 cơ quan chuyên môn và 1 viện nghiên cứu6; khảo sát về tổ chức và hoạt động của 3 công ty TNHH một thành viên DVCI quận/huyện7, 4 doanh nghiệp thu gom, vận chuyển rác8, 1 Liên đoàn lao động quận và 3 tổ LRDL9.
    Dựa vào kết quả phỏng vấn, khảo sát nêu trên, đối chiếu với các quy định hiện hành về thu gom CTRSH trên địa bàn TPHCM, tác giả nêu bật sự khác biệt giữa kết quả mà thành phố mong muốn đạt được qua điều tiết so với thực tế đang diễn ra, phân tích những nguyên 8
    nhân dẫn đến sai khác này. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chính sách giúp thành phố có thể điều tiết cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH hiệu quả hơn.
    4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Trong bối cảnh từng khu phố, từng ấp nhân dân trong toàn thành phố đang phấn đấu để được công nhận là Khu phố/ấp văn hóa; cùng toàn thành phố xây dựng một thành phố năng động, xứng đáng là trung tâm kinh tế- xã hội của cả nước; xây dựng và vận hành hiệu quả một hệ thống thu gom CTRSH góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt đô thị thành phố và chất lượng đời sống dân cư, đưa các danh hiệu thi đua trong cộng đồng đạt đến những kết quả thực chất hơn.
    Một số phân tích và đề xuất giải pháp chính sách của đề tài có thể là nguồn tham khảo cho các đô thị khác của Việt Nam.
    5. Bố cục đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia thành 4 chương:
    Chương 1: Bối cảnh nghiên cứu và tổng quan đề tài
    Chương 2: Can thiệp của nhà nước vào thị trường dịch vụ thu gom CTRSH
    Chương 3: Thực trạng điều tiết hoạt động cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH trên địa bàn TPHCM
    Chương 4: Khuyến nghị chính sách
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...