Luận Văn Chính sách can thiệp của Chính phủ Việt Nam vào ngành công nghiệp sản xuất ôtô

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chính sách can thiệp của Chính phủ VN vào ngành công nghiệp sản xuất ôtô



    Lời nói đầu
    Từ sau khi đổi mới, với những nỗ lực phát triển nền kinh tế Nhà nước ta đã có những chính sách nhằm thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ). Đặc biệt là trong những ngành công nghiệp chủ chốt, trong đó có ngành công nghiệp ôtô. Năm 1991, liên doanh ôtô (liên doanh lắp ráp sản xuất ôtô) đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, cho đến nay đã có 14 dự án được duyệt cấp phép và 11 liên doanh đã đi vào hoạt động.
    Nhằm tạo điều kiện cho các liên doanh này phát triển, cũng như để xây dựng một ngành công nghiệp ôtô hiện đại, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách nhằm hỗ trợ và chấn chỉnh các hoạt động của các liên doanh. Trong quá trình can thiệp vào ngành công nghiệp ôtô, các chính sách của Chính phủ đã có những tác động đến hoạt động của các liên doanh ôtô trong nước.
    Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân của việc Chính phủ ban hành những chính sách này, cũng như những kết quả của những chính sách này đến hoạt động của các liên doanh ôtô trong nước, và phản ứng của những liên doanh với những chính sách này, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Chính sách can thiệp của Chính phủ Việt Nam vào ngành công nghiệp sản xuất ôtô” cho đề án chuyên ngành của mình.
    Bài viết của em được chia làm ba phần gồm những nội dung sau:
    Phần I. Chính sách can thiệp của Chính phủ Việt Nam vào ngành CNSX ôtô.
    Phần II. Đánh giá về các chính sách can thiệp của chính phủ Việt Nam vào ngành CNSX ô tô
    Phần III. Kinh nghiệm quản lý các liên doanh trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam
    Do còn hạn chế về thời gian và nguồn tài liệu nên trong bài viết không thể không có những thiếu sót, em chân thành mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn của quý thầy cô.

    Em xin chân thành cám ơn!






























    Nội dung
    I. Chính phủ Việt Nam can thiệp vào ngành công nghiệp sản xuất ôtô.
    Công nghiệp ôtô là một ngành chiếm tỷ trọng khá lớn trong công nghiệp hiện đại. Sự phát triển của công nghiệp ôtô có tác động tới khả năng và nhu cầu phát triển của công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vì thế, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Việt Nam luôn xác định công nghiệp ôtô là một ngành công nghiệp chủ chốt luôn được chú trọng đầu tư và phát triển.
    Thực tế, ngay từ khi xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp hóa đất nước, một số nhà máy sản xuất ôtô đã dần dần được thành lập. Tuy nhiên, đó chỉ là những cơ sở đảm nhận việc sửa chữa các loại ôtô đang lưu hành, sau đó một số nhà máy được trang bị bổ sung để khôi phục, cải tạo các loại xe hiện có thành xe mới. Trong khi đó các thiết bị chế tạo kỹ thuật của ngành chế tạo cơ khí Việt Nam lạc hậu hơn các nước khác trong khu vực xấp xỉ 30 - 40 năm, và đi sau các nước công nghiệp phát triển 60 - 70 năm. Để hình thành công nghiệp ôtô, mỗi nước đều cần có 4 điều kiện: tích tụ tư bản, kỹ thuật - công nghệ, tích tụ của ngành công nghiệp chế tạo phụ tùng, và thị trường.Vì thế, xét về lực, Việt Nam không thể tự mình phát triển ngành công nghiệp ôtô.
    Con đường duy nhất để phát triển công nghiệp ôtô ở nước ta là liên doanh với nước ngoài. Sau khi ban hành luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chính phủ đã đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế và phi thuế cho các nhà đầu tư vào ngành cơ khí nói chung và công nghiệp ôtô nói riêng.
    Năm 1991 được xem là một bước ngoặt trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam khi liên doanh ôtô đầu tiên được hình thành đến nay đã có 14 dự án đầu tư lắp ráp, sản xuất ôtô được cấp phép; trong đó có 11 liên doanh đã đi vào hoạt động và đã tung ra thị trường các sản phẩm của mình . Cùng với nó, Chính phủ Việt Nam đã tích cực sử dụng các công cụ thuế quan và phi thuế quan để tác động đến sự hình thành và phát triển của các liên doanh ôtô nói riêng và ngành công nghiệp ôtô nói chung.
    Với ngành công nghiệp ôtô Việt Nam thì 11 liên doanh đóng vai trò quan trọng, tổng sản lượng của các liên doanh ôtô Việt Nam là khoảng 20.000 chiếc/năm, trong khi tổng sản lượng của hơn 50 doanh nghiệp trong nước chỉ 1.800 chiếc/ năm, bởi thế các mức tác động của các chính sách đến các liên doanh là rất lớn. Vì thế, trong phạm vi của bài viết, không thể đề cập đến hết các chính sách cũng như những tác động của chúng đến ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, mà chỉ đề cập đến một số chính sách có tác động lớn đến công nghiệp ôtô Việt Nam mà đại diện là các liên doanh ôtô đang hoạt động tại Việt Nam.
     
Đang tải...