Thạc Sĩ Chính sách, biện pháp giảm nhập siêu cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word và PDF

    CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP GIẢM NHẬP SIÊU

    CẢI THIỆN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

    Ths. Nguyễn Hoàng Giang
    Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế
    Văn phòng Trung ương Đảng

    I. TÌNH HÌNH NHẬP SIÊU
    1. Nhập siêu kéo dài và gia tăng là nguy cơ lớn đẩy gánh nặng lên hệ
    thống tài chính và gánh nặng nợ quốc gia.
    Tình hình nhập siêu nước ta trong những năm gần đây luôn ở mức rất cao, là
    nguyên nhân chính dẫn đến cán cân vãng lai thâm hụt, ảnh hưởng lớn đến việc bảo
    đảm ổn định tỷ giá, gây khó khăn cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô. Nhập siêu
    tăng từ hơn 5 tỷ USD (năm 2006) lên 17 tỷ USD (năm 2008), 12,8 tỷ USD năm
    2009 và dự kiến khoảng 12 tỷ USD năm 2010. Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu rất
    cao, trong 3 năm (2007 đến 2009) và 6 tháng đầu năm 2010 đều trên 20%.








    1.1. Cơ cấu hàng nhập khẩu
    Chia làm 3 nhóm chính:
    - Nhóm hàng cần nhập khẩu (bao gồm nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết
    bị ): đây là nhóm hàng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu ( năm
    2009 chiếm 83,8%, ) và tiếp tục có xu hướng tăng trong năm 2010 do nhu cầu phát
    triển sản xuất của doanh nghiệp phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
    - Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu (bao gồm một số mặt hàng như các
    sản phẩm từ sắt thép, đá quý, kim loại quý và sản phẩm ): nhóm hàng này chiếm
    tỉ trọng không cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu (năm 2009 chiếm 7,3%), nhóm
    hàng nhập khẩu này có xu hướng giảm xuống trong năm 2010.
    - Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu (bao gồm ô tô nguyên chiếc dưới 9
    chỗ, linh kiện phụ tùng ô tô xe máy, điện thoại di động, các mặt hàng tiêu dùng
    khác ): nhóm hàng này chiếm tỉ trong không cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu
    nhưng cao hơn nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu (năm 2009 chiếm 8,9%) và
    đây là nhóm hàng góp phần nâng cao kim ngạch nhập siêu của Việt nam. Nhóm
    hàng này đang có xu hướng tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng (ô tô,
    điện thoại di động ) tăng cao.
    1.2. Thị trường, mặt hàng nhập khẩu, nhập siêu
    - Xét theo khu vực thị trường, Việt nam có thâm hụt thương mại duy nhất
    với Châu Á và thặng dư thương mại với tất cả các châu lục còn lại (năm 2009 nhập
    siêu từ Châu Á là 29,1 tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt nam từ 9 nước
    chủ yếu trong khu vực Châu Á chiếm 72,7% kim ngạch nhập khẩu của cả nước).
    Trong đó, Việt nam nhập siêu chủ yếu từ Trung quốc, Đài loan, Hàn quốc, Thái
    lan, Nhật bản (Trung quốc là lớn nhất).
    - Nhập khẩu từ các thị trường nhập siêu của Việt nam chủ yếu vẫn là các
    nhóm hàng nguyên vật liệu, xăng dầu, sắt thép các loại, máy vi tính và các nhóm
    hàng điện tử, và các loại máy móc thiết bị phụ tùng khác Cơ cấu nhập khẩu theo
    mặt hàng đối với nhóm thị trường nhập siêu trong vài năm gần đây hầu như không
    thay đổi.
    - Đối với Trung quốc, nhập khẩu từ thị trường chiếm gần 25% tổng kim
    ngạch nhập khẩu của cả nước (năm 2009, nhập siêu với Trung quốc đạt 11,53 tỉ
    USD, chiếm 90% tổng trị giá nhập siêu của cả nước), cụ thể là:
    + Việt nam nhập khẩu từ Trung quốc các mặt hàng có hàm lượng chế biến
    cao hơn so với các mặt hàng mà Việt nam xuất khẩu sang thị trường này. Những
    năm gần đây, cơ cấu hàng hoá Việt nam nhập khẩu từ thị trường này không thay
    đổi nhiều, chủ yếu vẫn là máy móc thiết bị và vật tư, nguyên liệu sản xuất như sắt
    thép, phân bón, hoá chất, vật tư nông nghiệp, nguyên phụ liệu dệt, may, da, điện
    thoại di động
    + Hàng hoá nhập khẩu từ trung quốc có công nghệ không cao, giá thấp nên
    về dài hạn, nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị từ Trung quốc sẽ giảm sức cạnh
    tranh của hàng hoá Việt nam. Thời gian tới, xuất khẩu sản phẩm thô của Việt nam
    sang Trung quốc bị thu hẹp, nếu không tăng tỉ trọng hàng chế biến xuất khẩu sang
    Trung quốc và giảm nhập khẩu những mặt hàng Việt nam đã sản xuất được thì tình
    trạng nhập siêu từ thị trường này còn tiếp tục gia tăng.
    1.3. Một số nguyên nhân dẫn đến nhập siêu
    - Nhóm hàng nguyên nhiên phụ liệu và vật tư phục vụ sản xuất trong nước
    và xuất khẩu: do cùng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (nông sản, tiêu dùng, dệt may,
    giày da, điện tử) với các nước trong khu vực và sức cạnh tranh của hàng hoá Việt
    nam thấp nên mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang các nước Châu Á chưa
    theo kịp tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ các nước này. Ngoài ra, lợi thế về vận
    tải, giá cả và tính phù hợp nên đa số nhóm hàng này được nhập khẩu chủ yếu từ
    các nước trong khu vực.
    - Nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước luôn ở mức cao với các mặt
    hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được (hoặc sản xuất chưa đáp ứng được
    nhu cầu) như: xăng dầu, phân bón, máy móc thiết bị . Rất nhiều những mặt hàng
    này ngời việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước còn là yếu tố đầu vào cho
    nhiều ngành sản xuất và cho xuất khẩu ra các thị trường khác.
    - Chưa tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu tại chỗ cho sản xuất hàng trong
    nước và xuất khẩu, trong khi các chương trình sản xuất thay thế hàng nhập khẩu
    vẫn còn những bất cập, đầu tư theo phong trào mà chưa tính hết hiệu quả và ảnh
    hưởng xã hội. Công nghiệp phụ trợ của một số ngành sản xuất lớn chưa phát triển
    nên phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng . để phục vụ
    sản xuất trong nước và xuất khẩu.
    - Trong khuôn khổ các hiệp định thương mại với lộ trình cắt giảm thuế
    quan, nhiều mặt hàng, sản phẩm của các nước trong khu vực có thế mạnh có cơ
    hội tiêu thụ tại thị trường Việt nam nhiều hơn (đặc biệt nhóm hàng công nghiệp
    của Trung quốc).
    - Chưa có nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn thiết lập cơ sở sản xuất cho khu
    vực Châu Á- Thái Bình Dương tại Việt nam nên kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng
    của các tập đoàn này tại Việt nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
    - Nhiều dự án tại Việt nam do Trung quốc trúng thầu đã nhập khẩu một
    lượng lớn máy móc, thiết bị từ Trung quốc vào Việt nam.
    2. Đánh giá tình hình xuất khẩu, nhập siêu năm 2010
    2.1. Tình hình xuất khẩu
    * Thuận lợi:
    - Sự phục hồi của kinh tế thế giới đặc biệt là của các thị trường xuất khẩu
     
Đang tải...