Tiến Sĩ Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở V

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5
    1.1. Những công trình nghiên cứu về "chính sách an sinh xã hội" 5
    1.2. Công trình nghiên cứu về "vai trò của nhà nước" 16
    Chương 2. CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 25
    2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách an sinh xã hội 25
    2.2. Tính tất yếu, vai trò và yêu cầu đặt ra đối với nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội 38
    2.3. Thực hiện chính sách an sinh xã hội ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam 49
    Chương 3. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 66
    3.1.Quá trình hình thành và nội dung chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay 66
    3.2. Một số thành tựu thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay 77
    3.3. Một số hạn chế của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay 93
    Chương 4. BỐI CẢNH, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 107
    4.1. Bối cảnh và phương hướng nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay 107
    4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay 116
    KẾT LUẬN 143
    CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 146
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
    PHỤ LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Quyền được hưởng ASXH là một trong những quyền cơ bản và là một đòi hỏi chính đáng xuất phát từ nhu cầu phòng tránh rủi ro của con người. Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10/12/1948 đã ghi nhận: Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng ASXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho sự tự do phát triển cá nhân. Để cụ thể hoá quyền được hưởng ASXH, tổ chức Lao động quốc tế đã khẳng định "ASXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về KT - XH do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con” [24, tr.9-10].
    Nhằm hiện thực hoá nhu cầu phòng tránh rủi ro, từ xa xưa con người đã có các biện pháp như tiết kiệm (tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn) hoặc nhờ sự cưu mang, đùm bọc của cộng đồng (lá lành đùm lá rách), v.v. Tuy nhiên, trong nền KTTT, những biện pháp có tính truyền thống như trên đã không còn đủ sự an toàn để giúp cho mỗi người có thể tự khắc phục hoặc vượt qua khó khăn khi gặp phải rủi ro trong cuộc sống. Bổ sung vào đó là hệ thống "chính sách ASXH" được nhà nước đảm bảo thực thi. Nhà nước thông qua chính sách ASXH để duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Trong mọi thời kỳ, đảm bảo ASXH luôn là đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan để nhà nước thực hiện cả chức năng giai cấp và chức năng xã hội của mình.
    Qua hơn 25 năm đổi mới Đất nước theo đường lối phát triển KTTT định hướng XHCN, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về KT - XH: Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý, thu nhập bình quân đầu người ngày tăng, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Cùng với những thành tựu đạt được về kinh tế, Nhà nước cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách ASXH cho người dân. Nhiều chính sách ASXH đã được các cơ quan nhà nước nghiên cứu, ban hành và triển khai, qua đó đã góp phần “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển” [43, tr.101]. Nhưng cũng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau mà việc thực hiện chính sách ASXH của Nhà nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng rõ rệt; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến hàng triệu người nông dân không còn đất sản xuất, buộc họ phải di chuyển từ nông thôn ra thành thị để tìm việc làm, chấp nhận cuộc sống bấp bênh và nhiều rủi ro; dân số ngày càng già hoá; cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp, đe doạ đến cuộc sống của nhiều người lao động, nhất là lao động thu nhập thấp, lao động phổ thông, v.v. Hậu quả chiến tranh, tình trạng thất nghiệp, bệnh tật, ốm đau và sự tác động của thiên tai, luôn là nguy cơ đẩy hàng triệu người dân Việt Nam rơi vào cảnh nghèo đói. Nếu Nhà nước không có chính sách ASXH hiệu quả thì đây sẽ là rào cảnmầm mống của những bất ổn về chính trị, kinh tế và xã hội, ngăn trở quá trình xây dựng một xã hội "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" [44, tr.24].
    Với đặc trưng chung của một quốc gia đang phát triển, chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam vẫn cần tiếp tục nhận thức và hoàn thiện. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử sẽ có cả ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH, kinh nghiệm quốc tế và thực trạng Nhà nước thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam, luận án làm rõ bối cảnh, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có các nhiệm vụ chính như sau:
    Thứ nhất, trình bày những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm quốc tế trong việc thực hiện chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH.
    Thứ hai, phân tích nội dung cơ bản của chính sách ASXH và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
    Thứ ba, đề xuất phương hướng và những giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
    3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    3.1. Cơ sở lý luận
    Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người, thực hiện chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH. Ngoài ra, luận án còn kế thừa và phát triển những quan điểm lý luận của các nhà khoa học trong nước và thế giới về những nội dung có liên quan.
    3.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của triết học Mác-Lênin và các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội như: khái quát hoá, trừu tượng hoá, kết hợp lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, hệ thống - cấu trúc, phân tích tài liệu, v.v. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp thu thập thông tin của xã hội học.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là "chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH".
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là những vấn đề lý luận chung về chính sách ASXH, vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH và thực tiễn của nó ở Việt Nam hiện nay. Những số liệu được sử dụng trong luận án được giới hạn chủ yếu từ khi thực hiện đường lối Đổi mới Đất nước (1986) đến nay.
    5. Cái mới của luận án
    Với tư cách là một công trình nghiên cứu từ góc độ triết học về chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH, luận án có những điểm mới sau:
    - Khái quát và hình thành hệ thống lý luận về chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH.
    - Cung cấp thông tin, phân tích và đánh giá khái quát về chính sách ASXH ở Việt Nam và vai trò của Nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
    - Từ góc độ triết học, luận án đã đề xuất một số phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
    6. Ý nghĩa của luận án
    6.1. Ý nghĩa lý luận
    Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. Những phương hướng và giải pháp được luận án đề xuất có thể gợi mở cho các cơ quan quản lý có những điều chỉnh phù hợp để thực hiện chính sách ASXH hiệu quả hơn, qua đó góp phần nâng cao vai trò của Nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. TIẾNG VIỆT
    1. Mạc Tiến Anh (2005), Bản chất và tính tất yếu khách quan của ASXH, Tạp chí BHXH, số 2.
    2. Mai Ngọc Anh (2009), ASXH đối với nông dân trong điều kiện KTTT ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
    3. Ansel M. Sharp (2005), Kinh tế học trong các vấn đề xã hội (sách dịch), Nxb Lao động, Hà Nội.
    4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, o cáo số 109/BHXH - CSXH ngày 12 tháng 01 năm 2012 của BHXH Việt Nam về tình hình thực hiện Luật BHXH 2007 – 2011
    5. Hoàng Chí Bảo (1993), Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Bàn về chiến lược phát triển KT - XH của Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.
    7. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách bảo đảm xã hội trong nền kinh tế thị hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN Việt Nam”. Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX04 – 05
    8. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Dự thảo Chiến lược ASXH giai đoạn 2011 - 2020 (Dự thảo lần 7, Tài liệu báo cáo Quốc hội, 11/2009).
    9. Bộ Tài chính (2009), Chính sách ưu đãi thuế nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế đảm bảo ASXH, Nxb Lao động, Hà Nội.
    10. Bruno Palier (2003), Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    11. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tập 12
    12. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tập 19
    13. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tập 20
    14. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tập 20
    15. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1994, tập 25, phần II
    16. Nguyễn Văn Chiều (2005), Nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan của quá trình chính sách xã hội (nghiên cứu trường hợp xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
    17. Nguyễn Văn Chiều (2008), Quản lý chuyển đổi chính sách công: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2006 - 2008
    18. Nguyễn Văn Chiều (2012), Chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo ASXH ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010 – 2012.
    19. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nghị định số 67/2007/NĐ- CP ngày 15/4/2007 về chính sách cứu trợ xã hội.
    20. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ Quỹ BHXH năm 2010, Báo cáo số 22/BC-CP, ngày 8/03/2011.
    21. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý (Đồng chủ biên) (1997): Những quan điểm cơ bản của C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên), (2000), Tiến bộ xã hội: Một số vấn đề lý luận cấp bách, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    23. Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Việt Nam (2007), Một số vấn đề KT - XH sau 20 năm đổi mới ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    24. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (1996), Góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    25. Mai Ngọc Cường (2006), Chính sách xã hội nông thôn: Kinh nghiệm cộng hoà Liên bang Đức và thực tế Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...