Tài liệu Chính quyền địa phương trong thi hành án cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI LÀM:
    I. KHÁI QUÁT CHUNG:
    Thi hành án hình sự là hoạt động tổ chức việc thi hành bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật của các cơ quan, tổ chức được nhà nước trao quyền theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật thi hành án hình sự quy định, thể hiện qua việc quản lý, tổ chức các biện pháp tác động vào hành vi của người bị kết án hình sự, buộc họ phải thi hành đầy đủ, nghiêm chỉnh nội dung hình phạt mà tòa án tuyên. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng bởi vì thông qua hoạt động này những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật sẽ được thi hành trên thực tế qua đó giáo dục người phạm tội trở thành người lương thiện, có ý thức tôn trọng pháp luật và quy tắc của cuộc sống, đồng thời cũng giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của các công dân khác trong xã hội. Một bản án, quyết định của toà án có được thi hành nghiêm chỉnh hay không phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn này. Do tính chất nghiêm khắc, có sự phân hóa, cá thể hóa cao độ trách nhiệm hình sự của từng loại hình phạt nên trong thi hành án hình sự, căn cứ vào tính chất từng loại hình phạt mà Luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan, tổ chức thi hành án hình sự là khác nhau.
    Có nhiều cơ quan có thẩm quyền thi hành án hình sự: Cơ quan Công an, Toà án và Viện kiểm sát tham gia Hội đồng thi hành án tử hình; chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú; cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc và cơ sở chuyên khoa y tế. Trong đó chính quyền địa phương đóng vai trò rất lớn trong việc thi hành án hình sự đối với việc thi hành án hình sự, ủy ban nhân dân tham gia cùng các cơ quan hữu quan thực hiện những phần việc thuộc trách nhiệm của chính quyền cơ sở để thi hành các bản án hình sự mà người bị kết án là người địa phương, một trong số đó là hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
    Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội tình hình tội phạm càng ngày càng diễn ra phổ biến số lượng người phạm tội tăng không ngừng cùng với sự phát triển của xã hội điều đó được thể hiện thông qua số lượng cac bản án được tuyên ra hằng năm ở các toà án nhân dân các cấp, trong số các tội phạm đã thực hiện trên thực tế thì còn một số lượng lớn tội phạm chưa được phát hiện và xử lí. việc phát hiện và xử lí kịp thời tội phạm góp phần ngăn chặn tình hình tội phạm phát triển và đặc biệt là giáo dục và cải tạo người phạm tội nhận thức rõ được hành vi sai trái của mình để họ nhanh chóng cải tạo và quay về đời sống lương thiện, trở thành những con người có ích có xã hội.
    II. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ QUAN ĐIỂM VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG THI HÀNH ÁN CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ, PHẠT TÙ NHƯNG CHO HƯỞNG ÁN TREO.
    1. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
    Theo GS.TS Đỗ Ngọc Quang: “hình phạt là biện pháp cưỡng chế rất nghiêm khắc của Nhà nước được quy định trong luật hình sự do Toà án áp dụng đối với người phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế những quyền, lợi ích nhất định với mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.” Theo điều 26 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 (BLHS), khái niệm hình phạt được hiểu như sau: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định.”. và trong các loại hình phạt theo pháp luật hình sự Việt nam, nhóm chúng tôi chỉ xin đề cập đến hình phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
    Trước hết, cải tạo không giam giữ là hình phạt được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự quy định, mà họ đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi xã hội. Hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định tại Điều 31, Điều 73 BLHS. Còn án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Hình phạt đối với người vi phạm luật ở mức độ ít nghiêm trọng, khi bị xử phạt tù không quá 3 năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được. Nhưng cần lưu ý, án treo có kèm theo thời gian thử thách và trong thời gian này, nếu người bị án treo phạm tội mới, tòa án quyết định người bị án phải chấp hành hình phạt tù như đã ghi trong bản án. Ngoài ra, người bị án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
    Như chúng ta đã biết thì trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thi hành án cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng cho hưởng án treo chính là trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn mà gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã.
    Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) được cụ thể hóa tại Điều 123, 124 của Hiến pháp năm 1992, khoản 3 Điều 117 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003 và nhiều văn bản pháp luật khác. Theo đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn trong nhiều lĩnh vực công tác, trong đó có công tác thi hành án hình sự.
    Khoản 3 Điều 117 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn Uỷ ban nhân dân cấp xã là: “Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật”. Trong trong công tác thi hành án hình sự, Uỷ ban nhân dân cấp xã tham gia với tư cách là cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp thi hành án (cơ quan thi hành án) hoặc với tư cách là cơ quan phối hợp với cơ quan thi hành án (không phải là cơ quan thi hành án).
    Theo quy định tại 18 Luật thi hành án hình sự 2010 “ Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân và án treo. Những nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã đã được quy định rõ trong các điều luật.
    1.1 Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án cải tạo không giam giữ
    Đối với thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ: theo Điều 74 Luật thi hành án hình sự năm 2010 đã quy định về nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án phạt cải tạo không giam giữ theo đó,
    “ Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có nhiệm vụ, quyền hạn:
    a) Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án;
    b) Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án;
    c) Yêu cầu người chấp hành án thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
    d) Biểu dương người chấp hành án có nhiều tiến bộ hoặc lập công;
    đ) Giải quyết cho người chấp hành án được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú;
    e) Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự thực hiện khấu trừ một phần thu nhập của người chấp hành án theo quyết định của Toà án để sung quỹ nhà nước;
    g) Phối hợp với gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc, học tập trong việc giám sát, giáo dục người đó;
    h) Lập hồ sơ đề nghị xem xét việc giảm thời hạn chấp hành án, miễn chấp hành án gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này;
    i) Nhận xét bằng văn bản và lưu vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành án của người chấp hành án khi người đó chuyển đi nơi khác;
    k) Thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án;
    l) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án theo quy định của pháp luật;
    m) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án theo quy định của Luật”.
    Đồng thời theo quy định tại Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ thì Uỷ ban nhân dân cấp xã cũng trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định.
    Trong việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Uỷ ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người bị kết án có quyền và trách nhiệm quy định tại Điều 73 Bộ luật Hình sự và Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ.
    Khi Toà án đã ra quyết định thi hành bản án tuyên phạt cải tạo không giam giữ và giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xã giám sát, giáo dục người bị kết án, thì Uỷ ban dân dân cấp xã thực hiện các biện pháp cần thiết bảo đảm hiệu quả thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cụ thể là:
    - Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án.
    - Tạo điều kiện để người bị kết án lao động, học tập và hoà nhập vào cuộc sống chung của địa phương mình.
    - Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan và gia đình người bị kết án trong việc giáo dục, cảm hoá, giúp người bị kết án sửa chữa lỗi lầm.
    - Yêu cầu người bị kết án thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình; có biện pháp ngăn ngừa, giáo dục kịp thời khi người đó có biểu hiện tiêu cực và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết.
    - Kịp thời biểu dương khi người bị kết án có nhiều tiến bộ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoặc lập công.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...