Tiểu Luận Chính quyền cấp xã từ năm 1945 đến nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thời kỳ từ 1945 đến 1954. Để có cơ sở pháp lý cho tổ chức chính quyền địa phương, chỉ vài tháng sau khi đọc tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và ban hành Sắc lệnh 63 và Sắc lệnh 77. Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945 về tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính ở xã, huyện, tỉnh, kỳ. Sắc lệnh số 77 ngày 21-12-1945 về tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính thành phố, khu phố. Theo 2 Sắc lệnh này, chính quyền địa phương có 4 cấp: cấp kỳ, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, trong đó cấp tỉnh và cấp xã là 2 cấp chính quyền hoàn chỉnh có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính, còn cấp kỳ và cấp huyện chỉ có Ủy ban hành chính. Chính quyền xã gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính xã, Hội đồng nhân dân do cử tri xã bầu ra có từ 15-25 hội viên chính thức và 5-7 hội viên dự khuyết; có quyền quyết định những vấn đề ở xã, nhưng có những vấn đề phải được Ủy ban hành chính cấp huyện, tỉnh chuẩn y; còn Ủy ban hành chính xã do Hội đồng nhân dân xã bầu trong số các hội viên Hội đồng nhân dân, số lượng thành viên là 5 ủy viên chính thức ( 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch, 1 thư ký, 1 thủ quỹ, 1 ủy viên) và 2 ủy viên dự khuyết; Ủy ban hành chính xã có nhiệm vụ thi hành các mệnh lệnh của cấp trên, thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, triệu tập các kỳ họp hội đồng nhân dân xã và giải quyết các công việc trong xã. Khác với địa bàn nông thôn, chính quyền ở thành phố được tổ chức thành 2 cấp là cấp thành phố và cấp khu phố, trong đó cấp thành phố là cấp chính quyền hoàn chỉnh, còn cấp khu phố chỉ có Ủy ban hành chính. Ủy ban hành chính khu phố do cư tri trong khu phố trực tiếp bầu gồm có 3 ủy vên chính thức ( 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch, 1 thư ký) và 2 ủy viên dự khuyết; Riêng ở thành phố Hà Nội được bầu 5 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết; ủy ban hành chính khu phố có trách nhiệm thi hành mệnh lệnh của cấp trên, Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố và giải quyết các công việc trên địa bàn. Đến ngày 09 tháng 11 năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (gọi tắt là Hiến pháp 1946), đặt cơ sở pháp lý vững chắc cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Theo Hiến pháp 1946, tổ chức chính quyền địa phương mỗi cấp nói chung và cấp xã nói riêng về cơ bản vẫn như sắc lệnh 63 và Sắc lệnh 77. Thời kỳ từ 1954 đến 1975( ở miền bắc). Thời kỳ này là đất nước còn tạm thời bị chia cắt thành 2 miền có nhiệm vụ khác nhau: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền nam. Để phù hợp với tình hình mới, Quốc hội ban hành Hiến pháp năm 1959 và sau đó ban hành Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính năm 1962 cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương làm cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn chính quyền địa phương. Các đơn vị hành chính lúc này được phân định:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...