Tiểu Luận Chiến tranh kỹ thuật cao

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    CHIẾN TRANH KỸ THUẬT CAO
    I. Đặt vấn đề.


    Kể từ khi trong xã hội loài người xuất hiện tư hữu, lịch sử phát triển của loài người luôn gắn liền với các cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực đất đai và theo cùng với các cuộc chiến tranh đó đánh dấu các bước phát triển quan trọng mang tính bước ngoặt của KHKT, hầu hết các phát minh sáng chế KHKT luôn luôn được phát triển đầu tiên trong lĩnh vực quân sự, và sau đó mới được ứng dụng vào trong các lĩnh vực dân sự phục vụ đời sống của con người bởi có lẽ bất cứ một dân tộc nào, một người lãnh đạo nào cũng hiểu được tầm quan trọng to lớn của quân sự trong việc gìn giữ độc lập chủ quyền của dân tộc và phát triển kinh tế xã hội của dân tộc mình. Các nhà quân sự luôn là những người đi đầu trong việc tìm kiếm các phát minh đó để xem nó có thể áp dụng được cho quân sự, có phục vụ được cho quân sự không? Sự phát triển như vũ bão của KHKT trên thế giới cũng kéo theo sự phát triển không ngừng hoàn thiện của các loại vũ khí trong quân sự, chúng ngày càng hiện đại và có tính huỷ diệt rất cao. Tác động của KHKT tới quân sự là rất chặt chẽ, có thể chứng minh điều này qua lịch sử.


    Từ những ngày đầu trong lịch sử các cuộc đấu tranh của loài người, các vũ khí được sử dụng là các vũ khí thô sơ như gậy gộc giáo mác, cung kiếm, cùng với thời gian các loại vũ khí được phát triển lên ngày càng thông minh hơn và ngày càng có sức huỷ diệt lớn hơn, các phát minh ra thuốc nổ đã tạo tiền đề cho sự phát triển của hàng loạt các loại vũ khí nóng, đầu tiên là các loại súng ngắn thô sơ, rồi đến các loại vũ khí có sức huỷ diệt lớn hơn như các loại súng có tầm bắn xa, sức công phá mạnh, bom xe tăng, pháo. Kế đến các nghiên cứu thành công về lí thuyết khí động lực học và các loại vật liệu mới đã giúp các nhà khoa học chế tạo ra máy bay. Máy bay ra đời là một trong những thành tựu vĩ đại của nhân loại trong cuộc cách mạng khoa học đồng thời với sự ra đời đó là sự lạm dụng máy bay vào mục đích quân sự của các nhà tư bản trong những năm đầu thế kỷ XX lần đầu tiên trên vùng trời Việt Nam xuất hiện một máy bay của Pháp kiểu Farnan do Wanden Borg lái vào ngày10/12/1910. Bảy năm sau đó những chiếc máy bay này bắt đầu tham gia công cuộc đưa “Nền văn minh của nước đại Pháp” đi khai hoá cho thuộc địa bằng việc đánh phá Việt Nam: Người Pháp đã dùng bom để tàn sát các cuộc biểu tình của nhân dân gây nên bao đau thương. Ta có thể điểm qua các sự phát triển của KHKT qua các tác động của nó tới lĩnh vực quân sự như sau:

    * Tác động của KHKT tới các loại vũ khí thông thường:
    Vũ khí thông thường có một bước tiến nhảy vọt, từ những loại vũ khí truyền thống đã nhanh chóng xuất hiện những loại vũ khí mớo hết sức hiện đại có tính năng công dụng ưu việt hơn rất nhiều so với trước. Khi phát triển vũ khí thông thường các nhà quân sự quan tâm đến những vấn đề sau:
    - Tăng tầm xa của các phương tiện hoả lực:
    Trong chiến tranh,tầm hoạt động hiệu quảcủa vũ khí rất quan trọng, nó tạo điều kiện cho bên có vũ khí này uy hiếp nhiều mục tiêu, chủ động trong các hoạt động quân sư, gây cho đối phương nhiều thiệt hại cả về vật chất (vũ khí trang bị,con người) lẫn tinh thần (Tư tưởng, ý chí tinh thần chiến đấu).Trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ vào lĩnh vực thuốc phóng có khả năng sinh công lớn, chế tạo nhẽng động cơ phản lực có công suất lớn hoạt động được trong thời gian dài, kỹ thuật tiếp dầu trên không, tạo ra khả năng quyết định tầm xa của các phương tiên hoả lực. Ví dụ trong chiến dịch đánh phá miền Bắc, Mỹ đã sử dụng máy bay ném bom chiến lược B52 có tầm hoạt động tối đa là 16000 đến 22000 km


    - Tăng độ chính xác cho các phát bắn:
    Khoa học công nghệ đã tác động vào các phương tiện trinh sát, kiểm soát, truyền tin, chỉ huy và vũ khí bằng kỹ thuật vi điện tử,vi tính, laze, hồng ngoại tạo ra một trong nhẽng nhân tố quyết định tăng độ chính xác của các phương tiện hoả lực và các phát bắn. Người ta tổng kết, trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, phải bắn ít nhất 5000 viên đạn pháo phòng không cỡ lớn mới bắn rơi một máy bay, trong đại chiến thế giới lần thứ 2 phải bắn 3343 viên đạn cỡ 88mm mới bắn rơi một máy bay. Trong chiến tranh Trung Đông(1967 và 1973) bình quân 50 -55 quả tên lửa SAM 6 mới tiêu diệt được một máy bay.Trong chiến dịchkhông quân Mỹ đánh phá Miền Bắc Việt Nam 12 ngày đêm Mỹ huy động 150/400 chiếc B52, bị không quân ta bắn rơi 2 chiếc, tên lửa bắn rơi 30 chiếc, pháo tầm cao bắn rơi 2 chiếc tỉ lệ rơi là 22,6% đã làm cho chính quyền Mỹ lo sợ, phần nào đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Các vũ khí bắn thẳng đã đạu được kết quả đáng kể là do cải riến thiết kế đạn và phần thuốc phóng. Ngày nay để đưa đầu đạn, bom tới mục tiêu người ta nghiên cứu chế tạo ra “đầu tự dẫn” các tên lửa có thể là chủ động hoặc bán chủ động hoặc thụ động có rađa dẫn đường, do đó xác suất tiêu diệt mục tiêu là rất lớn. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, khi bắn phá cầu Hàm Rồng không quân Mỹ đã huy động lơn 4000 lần chiếc máy bay ném bom, bắn tên lửa và mất gần 100 máy bay, nhưng cầu vẫn tồn tại, nhưng khi Mỹ sử dụng bom điều khiển bằng laze thì chỉ một lần xuất kích quân Mỹ đã đánh gẫy được cầu.
     
Đang tải...