Thạc Sĩ Chiến tranh du kích ở tỉnh Thái Bình (1950 – 1954)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Chiến tranh du kích ở tỉnh Thái Bình (1950 – 1954)

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU . i
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài . 5
    4. Nguồn tư liệu phương pháp nghiên cứu 6
    5. Đóng góp của luận văn 7
    6. Kết cấu luận văn 7
    PHẦN NỘI DUNG 8
    CHƯƠNG 1: QUÂN DÂN TRONG TỈNH THỰC HIỆN CUỘC CHIẾN
    TRANH DU KÍCH CHỐNG ĐỊCH ĐÁNH CHIẾM THÁI BÌNH (TỪ 2-1950 ĐẾN 4-1950) 8
    1.1. Vị trí chiến lược của Thái Bình ở đồng bằng Bắc Bộ 8
    1.2. Quân dân trong tỉnh thực hiện cuộc chiến tranh du kích chống địch đánh
    chiếm Thái Bình (từ tháng 2-1950 đến tháng 4-1950) . 17
    của ta (từ 17-3 đến 30-4-1950) 28
    CHƯƠNG 2: CHIẾN TRANH DU KÍCH Ở THÁI BÌNH BƯỚC VÀO
    GIAI ĐOẠN GIÀNH GIẬT QUYẾT LIỆT VỚI ĐỊCH, TIẾN LÊN
    GIÀNH VÀ GIỮ VỮNG THẾ CHỦ ĐỘNG, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN
    QUÊ HƯƠNG (TỪ THÁNG 5-1950 ĐẾN THÁNG 7-1954) . 35
    2.1. Chiến tranh du kích ở Thái Bình bước vào giai đoạn giành giật quyết liệt với
    địch (từ tháng 5-1950 đến tháng 11-1951) 35
    2.2. Phối hợp với chiến dịch Hòa Bình, phát triển mạnh chiến tranh du kích,
    giành thế chủ động (từ tháng 11-1951 đến tháng 2- 1952) 60
    2.3. Giữ vững thế chủ động, chiến tranh du kích ở Thái Bình giành thêm
    những thắng lợi mới (3-1952 đến 4-1953) 70
    2.4. Chiến tranh du kích ở Thái Bình góp phần làm thất bại kế hoạch Nava, giải
    phóng quê hương (từ tháng 5-1953 đến tháng 7-1954) 78
    Chương 3: VỊ TRÍ, Ý NGHĨA VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
    CỦA CHIẾN TRANH DU KÍCH Ở THÁI BÌNH (1950 - 1954) . 92
    3.1. Vị trí, ý nghĩa của chiến tranh du kích ở Thái Bình (1950-1954) . 92
    3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu cuộc chiến tranh du
    kích ở Thái Bình (1950-1954) . 98
    PHẦN KẾT LUẬN 111
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 114
    PHỤ LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có sự can thiệp của Mĩ
    (1945-1954) là một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
    tộc Việt Nam, thắng lợi này không chỉ tạo ra bước ngoặt đối với cách mạng Việt
    Nam mà nó còn có ý nghĩa quốc tế to lớn, sâu sắc đưa Việt Nam trở thành một biểu
    tượng sáng ngời vể chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đúng như nhận định của Chủ
    tịch Hồ Chí Minh: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh
    thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là, một thắng lợi vẻ vang của nhân dân
    Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hòa bình, dân
    chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới" [24, tr. 11-12].
    Gần nửa thế kỉ đã trôi qua, song một câu hỏi lớn vì sao một nước đất không
    rộng, người không đông, kinh tế nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam lại có thể đánh
    bại một tên đế quốc lớn mạnh vào hàng bậc nhất thế giới lúc bấy giờ, trong một
    cuộc chiến tranh kéo dài chín năm, vẫn là một vấn đề nóng hổi, thu hút sự quan tâm
    của nhiều chính khách, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Đã có rất nhiều cách lí
    giải khác nhau về thắng lợi của nhân dân ta, song có một nguyên nhân cơ bản nhất,
    quyết định nhất mà không một ai có thể phủ nhận, đó là dưới sự lãnh đạo tài tình,
    sáng suốt, đúng đắn của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh toàn thể dân tộc
    Việt Nam với ý chí "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
    định không chịu làm nô lệ" [20, tr. 480] đã đồng lòng, đoàn kết, nhất trí đứng lên
    tạo thành sức mạnh vô song, đập tan mọi âm mưu xâm lược của thực dân Pháp có
    sự giúp sức của Mĩ.
    Trên cơ sở huy động toàn dân đánh giặc, bên cạnh việc xây dựng lực lượng chủ
    lực, tổ chức tác chiến chính quy. Đảng ta còn tiến hành phát động một cuộc chiến
    tranh du kích rộng khắp trên phạm vi cả nước.
    Tiến hành chiến tranh du kích là một nội dung quan trọng của chiến tranh cách
    mạng Việt Nam. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
    Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, trong cuộc kháng chiến chống
    Pháp, Đảng ta đã phát động một cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn, huy động toàn
    dân đánh giặc với lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, trong đó lực lượng
    dân quân du kích và chiến tranh du kích giữ một vị trí quan trọng. Bên cạnh đó
    chúng ta còn tiến hành xây dựng một hệ thống các căn cứ du kích và khu du kích
    ngay trong lòng hậu phương của địch mà đồng bằng Bắc Bộ được coi tiêu biểu nhất.
    Nhờ vậy, chúng ta đã chia cắt, kiềm chân, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận quan trọng
    sinh lực địch, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực tung ra những đòn đánh quyết định,
    buộc kẻ thù phải chấp nhận thất bại tại cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
    Đồng bằng Bắc Bộ nói chung, tỉnh Thái Bình nói riêng là một địa bàn chiến
    lược quan trọng cả trong cách mạng và chiến tranh cách mạng, nơi đây được coi là
    “kho người, kho của” mà cả ta và địch đều cố giành và giữ lấy. Chính vì vậy, trong
    những năm kháng chiến, thực dân Pháp đã dùng những biện pháp tàn bạo về quân
    sự, thâm độc về chính trị để xâm chiếm, bình định tỉnh Thái Bình nhằm thực hiện
    âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”.
    Nhưng, nhờ đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ
    Chí Minh, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, quân và dân tỉnh Thái
    Bình đã phát huy truyền thống bất khuất chống quân xâm lược, nêu cao tinh thần
    cách mạng, đạp bằng mọi hy sinh gian khổ, đoàn kết chặt chẽ thành một khối, tiến
    hành cuộc chiến tranh du kích rộng khắp, kéo dài gần 5 năm (từ 1950 đến 1954),
    liên tiếp đánh thắng kẻ thù, làm thất bại mọi âm mưu của chúng, qua đó góp phần
    vào thắng lợi chung của dân tộc. Với những thành tích vẻ vang đó, Thái Bình đã
    được Bác Hồ tặng lá cờ “Quân dân một lòng tiêu diệt quân địch”.
    Nghiên cứu về cuộc chiến tranh du kích của quân và dân Thái Bình (1950 –
    1954) không góp phần dựng lại bức tranh sinh động về cuộc chiến đấu đầy hy sinh,
    gian khổ nhưng cũng rất đỗi hào hùng của quân và dân ta nói chung, quân và dân
    tỉnh Thái Bình nói riêng, mà còn khẳng định vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của
    Đảng, Bác Hồ trong quá trình lãnh đạo toàn dân tộc kháng chiến chống thực dân
    Pháp thắng lợi mà đỉnh cao là chiến thắng ở Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn
    động địa cầu.
    Xuất phát từ những nhận đi ̣ nh trên , với mong muốn tìm hiểu vê ̀ quê hương góp
    phâ ̀ n cụ thể hóa bức tranh li ̣ ch sư ̉ dân tộc , đóng góp sức mình vào việc “đánh thức
    quá khứ dậy” để phục vụ cho công cuộc xây dựng đi ̣ a phương hiện nay , tôi quyết
    đi ̣ nh chọn đê ̀ ta ̀ i “Chiến tranh du kích ở tỉnh Thái Bình (1950 – 1954)” làm luận
    văn Thạc sĩ Sử học.
    2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
    Chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung, tỉnh Thái Bình riêng trong
    kháng chiến chống Pháp là đề tài đã thu hút được sự quan tâm của các học giả, các
    nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Vì vậy, nội dung của đề tài đã được được đề
    cập dưới nhiều khía cạnh khác nhau trong nhiều các công trình nghiên cứu.
    Ngay sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, tỉnh Thái Bình tiếp tục cùng với
    các tỉnh ở miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn trong cuộc kháng chiến
    chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) của toàn dân tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu về cuộc
    kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, cuộc chiến tranh du kích của quân và
    dân Thái Bình nói riêng đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết nhằm khơi dậy tinh
    thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, rút ra những bài học kinh nghiệm để quân và
    dân tỉnh Thái Bình tiếp tục đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến
    chống Mĩ cứu nước.
    Cuốn “Giới thiệu sơ lược Lịch sử đấu tranh vũ trang của quân và dân Thái
    Bình” (Ban chính trị tỉnh đội Thái Bình ấn hành, 1959), đã giới thiệu quá trình
    thành lập đội vũ trang nhân dân Thái Bình, quá trình lãnh đạo nhân dân chuẩn bị
    kháng chiến của Đảng bộ Thái Bình, trong đó có việc xây dựng lực lượng vũ trang
    và bán vũ trang ở trong tỉnh. Đồng thời cuốn sách còn giới thiệu sơ lược những
    chiến công mà quân và dân Thái Bình đã đạt được trong những năm kháng chiến
    chống thực dân Pháp.
    Trong tác phẩm “Chuyện kháng chiến Thái Bình” (tập II, Tỉnh đội Thái Bình
    xuất bản, 1960), đã tổng hợp những câu chuyện sinh động, chân thực về những tấm
    gương chiến đấu của quân và dân trong tỉnh trong những năm diễn ra cuộc chiến
    tranh du kích ở Thái Bình.
    Đặc biệt cuốn “Sơ thảo Tổng kết lịch sử du kích chiến tranh Thái Bình” (Tỉnh
    đội Thái Bình xuất bản, 1961), đã đi sâu phân tích cuộc chiến tranh du kích ở Thái
    Bình trong gần 5 năm chiến đấu của quân dân trong tỉnh. Từ đó, cuốn sách không
    chỉ đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt về chiến tranh du kích của tỉnh Thái
    Bình với tỉnh khác mà còn đưa ra những nhận định đánh giá về những ưu điểm và
    hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để quân và dân Thái Bình tiếp
    tục góp sức mình vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc.
    Tác giả Kinh Lịch với tác phẩm “Nhân dân Tán Thuật đánh giặc giữ làng”
    (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1963), tác phẩm đã phần nào dựng lại
    quá khứ hào hùng của quân và dân làng Tán Thuật, với lối đánh du kích sáng tạo,
    linh hoạt, quân và dân làng Tán Thuật đã lập lên nhiều chiến công lớn, qua đó góp
    phần vào thắng lợi chung của chiến tranh du kích ở Thái Bình.
    Hai cuốn hồi ký “Thái Bình khởi nghĩa” (Tỉnh đội Thái Bình xuất bản, 1963),
    “Thái Bình đánh giặc” (Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Thái Bình, 1975) bằng lối
    viết chân thực từ nguồn tư liệu của các nhân chứng lịch sử, tác phẩm đã cho người
    đọc sống lại một thời kì chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh nhưng cũng rất
    anh dũng của quân và dân Thái Bình.
    Sau khi đất nước thống nhất, nội dung chiến tranh du kích ở tỉnh Thái Bình
    (1950 - 1954) vẫn được nhiều cá nhân và tập thể đề cập trong các công trình nghiên
    cứu của mình.
    Năm 1999, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình đã cho tái bản lần 1 cuốn “Thái
    Bình kháng chiến chống Pháp xâm lược 1945 -1954”, cuốn sách đã tái hiện lại bức
    tranh toàn cảnh tỉnh Thái Bình từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến ngày Thái
    Bình được giải phóng, trong đó cuốn sách đã giành khá nhiều trang viết để nói về
    cuộc chiến tranh du kích của quân và dân Thái Bình.
    Cũng trong năm 1999, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho xuất bản cuốn
    “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1927 – 1954)”, tác phẩm đã làm nổi bật vai trò
    lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ khi ra đời cho đến 1954. Với đường lối chỉ
    đạo đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã lãnh đạo quân và dân
    Thái Bình giành được nhiều thắng lợi to lớn trên mọi lĩnh vực, trong đó có cuộc
    chiến tranh du kích của quân dân trong tỉnh trong giai đoạn (1950-1954).
    Nhân kỉ niệm 47 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, năm 2001, Nhà xuất bản
    Chính trị Quốc gia đã cho xuất bản cuốn “Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích
    ở đồng bằng Bắc Bộ (1945 – 1954)” của tác giả Vũ Quang Hiển. Công trình đã
    phân tích cô đọng, có hệ thống quá trình xây dựng và củng cố các căn cứ du kích,
    khu du kích và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong quá trình lãnh đạo
    của Đảng ở đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có tỉnh Thái Bình.
    Cũng trong năm 2001, Hội đồng chỉ đạo biên soạn công trình lịch sử Kháng
    chiến chống Pháp khu Tả ngạn sông Hồng đã cho ra mắt cuốn “Lịch sử kháng chiến
    chống Pháp khu Tả Ngạn sông Hồng 1945 - 1955” (Nhà xuất bản Chính trị quốc
    gia), với phương pháp tiếp cận chân thực và trình bày khoa học, tập thể tác giả đã
    dựng lại một cách khái quát, chân thực, sinh động những sự kiện lịch sử chính yếu
    cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân khu Tả Ngạn sông Hồng. Trong đó
    cuộc chiến tranh du kích của quân và dân Thái Bình cũng được các tác giả đề cập
    đến.
    Nhân kỉ niệm lần thứ 60 ngày thành lập Tỉnh đội dân quân Thái Bình (20/4/1947
    - 20/4/2007), Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình đã cho xuất bản cuốn “Thái Bình
    những trận đánh tiêu biểu 1945 - 1975”, cuốn sách đã miêu tả khá chi tiết các trận
    đánh du kích của quân và dân Thái Bình trong những năm kháng chiến chống Pháp
    Ngoài ra, nội dung của đề tài còn nằm tản mạn ở nhiều công trình nghiên cứu
    khác của các nhà khoa học.
    Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào trình bày
    một cách đầy đủ và có hệ thống về cuộc chiến tranh du kích ở Thái Bình 1950 -1954. Mặc dù vậy, những tài liệu trên là nguồn tư liệu lịch sử có giá trị khoa học, là
    cơ sở để tôi hoàn thành đề tài.
    3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
    3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Chiến tranh du kích ở Thái Bình 1950 -1954”.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Thời gian: Từ 1950 - 1954.
    - Không gian: Tỉnh Thái Bình.
    3.3. Nhiệm vụ của đề tài
    Trước tiên, đề tài tìm hiểu về đặc điểm mảnh đất, con người và truyền thống yêu
    của nhân dân Thái Bình. Từ đó rút ra những nhận xét có giá trị về vị trí chiến lược
    của Thái Bình ở đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống Pháp, đồng thời góp
    phần làm sáng tỏ về điều kiện cần và đủ để một cuộc chiến tranh du kích có thể diễn
    ra ở một tỉnh đồng bằng như Thái Bình.
    Sau khi đã tìm hiểu khái quát về tỉnh Thái Bình, nhiệm vụ chính của đề tài là đi
    sâu tìm hiểu cuộc chiến tranh du kích ở Thái Bình 1950 – 1954 một cách có hệ
    thống. Qua đó đề tài không chỉ góp phần làm sáng tỏ đường lối kháng chiến đúng
    đắn của Đảng, của Bác Hồ, mà còn góp phần dựng lại bức tranh lịch sử hào hùng
    của nhân dân Tỉnh Thái Bình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
    lược. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh du kích của quân
    và dân tỉnh Thái Bình (1950 – 1954).
    4. NGUỒN TƯ LIỆU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4.1. Nguồn tư liệu
    Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi tham khảo và sử dụng một số tác phẩm kinh
    điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh du kích, các tài liệu văn kiện Đảng,
    các bài nói, bài viết của chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích, các chỉ thị,
    nghị quyết, báo cáo của Liên khu III, Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 1945 -1954, đặc biệt là trong thời gian (1950 - 1954). Đây là nguồn tư liệu quan trọng để
    tôi tiếp cận với những quan điểm đường lối của Đảng về chiến tranh du kích.
    Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng các tài liệu lịch sử địa phương được lưu trữ tại Bộ
    chỉ huy quân sự, Thư viện tỉnh Thái Bình, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Thư
    viện Quốc gia Việt Nam, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được
    công bố, các bài viết đăng trên tạp chí, các hồi kí, bút kí cùng các nhân chứng lịch
    sử đã trực tiếp tham gia chiến đấu tại quê hương trong thời gian 1950 - 1954.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Xuất phát từ nhiệm vụ của đề tài, trên cơ sở những nguồn tư liệu đã thu thập
    được, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp
    lôgic để phân tích, tổng hợp, đánh giá và khái quát vấn đề
    Ngoài ra, các phương pháp liên ngành, điền dã, phân tích, so sánh, đối chiếu,
    cũng được sử dụng để làm sáng rõ vấn đề.
    5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
    Trên cơ sở hệ thống hóa, phân tích tư liệu, có kế thừa kết quả nghiên cứu của
    những người đi trước, luận văn cố gắng trình bày một cách có hệ thống cuộc chiến
    tranh du kích ở tỉnh Thái Bình (1950 - 1954). Từ đó, luận văn làm bật lên vị trí, ý
    nghĩa cũng như một số bài học kinh nghiệm của chiến tranh du kích ở Thái Bình đối
    với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta nói chung, nhân dân
    Thái Bình nói riêng.
    Luận văn hoàn thành sẽ bổ sung nguồn tư liệu mới về chiến tranh du kích của
    quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy,
    nghiên cứu lịch sử địa phương của tỉnh Thái Bình.
    6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn
    kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Quân dân trong tỉnh thực hiện cuộc chiến tranh du kích chống
    địch đánh chiếm Thái Bình (từ 2-1950 đến 4-1950)
    Chương 2: Chiến tranh du kích ở Thái Bình bước vào giai đoạn giành giật
    quyết liệt với địch, tiến lên giành và giữ vững thế chủ động, giải phóng hoàn toàn
    quê hương (từ tháng 5-1950 đến tháng 7-1954)
    Chương 3: Vị trí - ý nghĩa và một số bài học kinh nghiệm của chiến tranh
    du kích ở Thái Bình (1950 - 1954)

    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: QUÂN DÂN TRONG TỈNH THỰC HIỆN CUỘC CHIẾN
    TRANH DU KÍCH CHỐNG ĐỊCH ĐÁNH CHIẾM THÁI BÌNH
    (TỪ 2-1950 ĐẾN 4-1950)
    1.1. VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA THÁI BÌNH Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
    1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
    Tỉnh Thái Bình có lịch sử hình thành từ rất sớm. Ngay từ thời nhà nước Văn
    Lang - Âu Lạc, cư dân đã đến định cư ở nơi đây, thời kì này đất đai Thái Bình nằm
    trong bộ Lục Hải. Trải qua một quá trình biến đổi lâu dài về mặt hành chính trong
    lịch sử, đến thời kì kháng chiến chống Pháp, Thái Bình thuộc khu Tả ngạn sông
    Hồng gồm 5 tỉnh: Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên. Đến
    tháng 1-1948, Liên khu III được thành lập bao gồm các tỉnh Tả ngạn, Hữu ngạn
    sông Hồng và Hà Nội. Vì vậy, đến trước tháng 5-1952, chiến tranh du kích ở Thái
    Bình thuộc sự chỉ đạo của Liên khu ủy khu III. Ngày 24-5-1952, Trung ương Đảng
    đã ra nghị quyết tách Tả ngạn sông Hồng ra khỏi Liên khu III và thành lập khu Tả
    ngạn sông Hồng trực thuộc Trung ương, Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh, từ đây
    chiến tranh du kích ở Thái Bình nằm dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo khu Tả ngạn
    sông Hồng.
    Về vị trí địa lí, Thái Bình nằm ở phía đông nam vùng đồng bằng Bắc Bộ, phía
    bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Phía tây và tây nam giáp tỉnh Nam
    Định và Hà Nam. Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ. Với diện tích tự nhiên 1.545,4 km
    2
    chiếm 0,5% diện tích đất đai của cả nước, từ Tây sang Đông dài 54 km, từ Bắc
    xuống Nam dài 49 km. So với các tỉnh khác, Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa
    hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ
    1 - 2m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
    Với đặc điểm về vị trí địa lí như vậy, Thái Bình là một trong những tỉnh ở đồng
    bằng không có rừng núi và được bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín. Cùng
    với bờ biển dài trên 50 km còn có 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: Phía bắc
    và phía đông bắc có sông Hóa dài 35,3 km, ngăn cách với Hải Phòng. Phía bắc và
    tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, ngăn cách với Hưng
    Yên và Hải Dương. Phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, ngăn
    cách với hai tỉnh Nam Định và Hà Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, ba con
    sông này có vị trí chiến lược về giao thông đường thủy, đặc biệt là con sông Hồng
    thường xuyên được thực dân Pháp sử dụng để vận chuyển lương thực, quân đội, vũ
    khí từ ngoài khơi vào Nam Định, Hà Nội và các tỉnh khác ở miền Bắc. Cả ba con
    sông này địch đều đóng một hệ thống đồn bốt để bảo vệ, đồng thời gây khó khăn
    cho ta trong việc liên lạc với bên ngoài, ngăn chặn bộ đội chủ lực xâm nhập vào
    Thái Bình.
    Ngoài ba con sông lớn bao bọc, trong tỉnh còn có mạng lưới sông ngòi chằng
    chéo, với mật độ khá dày đặc. Trong đó, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông
    Hồng) với chiều dài 65 km chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông. Trong những năm
    xâm chiếm và bình định tỉnh Thái Bình, địch đã dùng con sông này để vận chuyển
    quân, lương thực, vũ khí tiếp tế cho lực lượng của chúng đóng trên địa bàn tỉnh.
    Bên cạnh đó, địch còn lợi dụng hệ thống sông ngòi trong tỉnh kết hợp với hệ thống
    đường bộ để tiến hành bao vây, chia cắt từng khu vực trong tỉnh, phá hoại hoạt động
    sản xuất, ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt phong trào chiến tranh du kích của quân và
    dânThái Bình.
    Về đường bộ, Thái Bình có hai con đường liên tỉnh lớn gồm: đường 10 qua thị
    xã Thái Bình nối cảng Hải Phòng với Nam Định, đường số 39 nối đường 5 qua thị
    xã Hưng Yên sang đến thị xã Thái Bình chạy tới Kha Lý của vùng cửa biển Diêm
    Điền. Cùng với hai con đường liên tỉnh là một hệ thống đường liên huyện bao gồm
    các đường: 216, 217, 218, 219, 220, 222, 223, 224 . Trước năm 1954, khi quân và
    dân Thái Bình chưa tiến hành hoạt động tiêu thổ kháng chiến, xe cơ giới có trọng tải
    từ 3 đến 5 tấn dễ dàng đi lại trên các tuyến đường 10, đường 39. Ở các tuyến đường
    liên huyện hoạt động đi lại khó khăn hơn do diện tích mặt đường thường nhỏ , có
    nhiều cầu cống, mặt đường chủ yếu là bằng đất.
    Cũng giống như các tỉnh khác ở đồng bắng Bắc Bộ, Thái Bình nằm trong vành
    đai khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-24
    o
    C. Lượng

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ban thường vụ Liên khu ủy III (ngày 3 - 2 - 1950), Chỉ thị số 8-CT/ B
    Tài liệu Văn phòng Trung ương Đảng.
    2. Báo cáo tình hình mặt trận Thái Bình (từ ngày 8 - 2 đến 27 - 4 - 1950),
    Tài liệu lưu trữ Bộ Quốc phòng.
    3. Báo cáo tình hình Liên khu III năm 1950, ngày 2 - 6 -1951, Văn phòng
    Trung ương Đảng.
    4. Báo cáo về việc phát triển chiến tranh du kích chiến tranh tại Liên khu
    III của Phái đoàn Thanh tra Bộ Tổng tư lệnh gửi đại tướng tổng tư lệnh, ngày
    10-9-1950, Tài liệu văn phòng Trung ương Đảng.
    5. Bộ phận tổng kết lịch sử du kích chiến tranh tỉnh đội Thái Bình (1959),
    Giới thiệu sơ lược lịch sử đấu tranh vũ trang của quân dân Thái Bình, Ban
    chính trị tỉnh đội
    6. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1965), Văn kiện toàn quốc
    đại biểu Đại hội lần thứ hai của Đảng, Hà Nội.
    7. Bùi Công Bính (1976), Những anh hùng quê ta, Đoàn thanh niên cộng
    sản Hồ Chí Minh .
    8. Ba mươi năm giữ vững chính quyền, kháng chiến chống Pháp, chống
    Mỹ cưú nước thắng lợi và xây dựng kinh tế, văn hóa của Đảng bộ Thái Bình
    (19/8/1495 đến 19/8/1975), Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Thái Bình
    9. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng (1982), Những sự kiện lịch sử Đảng bộ
    Thái Bình (1945-1954).
    10. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị (1996), Tổng
    kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thắng lợi và bài học, Nxb Chính
    trị Quốc gia, Hà Nội
    11. Bộ Tổng tham mưu (1998), Chiến tranh du kích trong kháng chiến chống
    thực dân Pháp (1946 - 1954), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội
    12. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Kiến Xương (2000), Lịch sử Đảng bộ
    huyện Kiến Xương (1927-1954), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
    13. Bùi Thị Hoa (2003), Khóa luận tốt nghiệp: Tư tưởng chiến tranh nhân
    dân của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Phòng tư liệu khoa Lịch
    sử, Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.
    14. Công tác phá hoại của chiến tranh du kích (1947), tủ sách kháng chiến số 1.
    15. Đỗ Công Kha (1992), Lịch sử đảng bộ huyện Quỳnh Phụ (1927 -1954), Ban chấp hành đảng bộ huyện Quỳnh Phụ.
    16. Hồi ký của các đồng chí: Ngô Duy Đông, Nguyễn Tiến Chinh, Hải An
    (1963), Thái Bình khởi nghĩa, Tỉnh đội Thái Bình.
    17. Hồi ký của các đồng chí: Nguyễn Danh Tại, Phạm Ngọc Quy, Phạm
    Trọng Tấn (1975), Thái Bình đánh giặc, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng.
    18. Hồi ký của đồng chí: Lương Quang Chất (1994), Ngọn lửa Đông Cao,
    Ban tuyên giáo tỉnh ủy.
    19. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập III(1995), Nhà xuất bản Chính trị Quốc
    gia, Hà Nội.
    20. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập IV (1995), Nhà xuất bản Chính Trị Quốc
    gia, Hà Nội.
    21. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập VI (1995), Nhà xuất bản Chính Trị Quốc
    gia, Hà Nội.
    22. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập VI, VII (2000), Nhà xuất bản Chính Trị
    Quốc gia, Hà Nội.
    23. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập VIII (2000), Nhà xuất bản Chính Trị Quốc
    gia, Hà Nội.
    24. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập X (2002), Nhà xuất bản Chính Trị Quốc
    gia, Hà Nội.
    25. Hội đồng chỉ đạo biên soạn công trình lịch sử Kháng chiến chống Pháp
    khu tả ngạn sông Hồng (2001), Lịch sử kháng chiến chống Pháp khu Tả Ngạn
    sông Hồng 1945 – 1955, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
    26. Kinh Lịch (1963), Nhân dân Tán Thuật đánh giặc giữ làng , Nhà xuất
    bản Quân đội nhân dân.
    27. Liên khu III năm năm kháng chiến, hồ sơ 42, Trung tâm Lưu trữ Bộ
    Quốc phòng, Phòng Liên khu III.
    28. Lê Mã Lương (chủ biên) Nguyễn Văn Kỳ, Nguyễn Thanh Thuỷ, Lê
    Hữu Huấn (1991), Quân khu ba những trận đánh trong kháng chiến chống
    Pháp (1945-1954), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
    29. Lê Đình Sỹ (chủ biên), Trịnh Vương Hồng, Dương Đình Lập (2001), Việt
    Nam thế kỷ XX : Những sự kiện quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
    30. Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư (2009), Đại cương lịch sử
    Việt Nam, tập III, Nhà xuất bản Giáo dục
    31. Những chuyện Thái Bình kháng chiến (1959), Tỉnh đội Ty Văn hoá
    Thái Bình.
    32. Những tài liệu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang của Trung ương Đảng
    (1963) , Tổng quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng tham mưu xuất bản, Hà Nội.
    33. Nguyễn Trãi toàn tập (1976), Nxb KHXH, Hà Nội.
    34. Nguyễn Đình Lạc, Trần Mạnh Hưng, Dương Đức Nguyên (1989), Những
    sự kiện lịch sử Đảng tỉnh Thái Bình (1945-1954), Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ.
    35. Nguyễn Mạnh Đẩu, Phạm Lam, Phạm Gia Đức (1996), Anh hùng lực
    lượng vũ trang nhân dân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
    36. Nguyễn Minh Đức (2004), Hồ Chí Minh với cuộc kháng chiến chống
    thực dân Pháp (1945 – 1954), Nxb Đại học Sư Phạm.
    37. Nguyễn Xuân Minh (2006), Lịch sử Việt Nam (1945 - 2000), Nhà xuất
    bản Giáo dục.
    38. Nguyễn Hồng Diên (2008), Thái Bình những tập thể cá nhân anh
    hùng, Nxb Chính trị Quốc gia.
    39. Phát triển chiến tranh du kích chuyển mạnh sang tổng phản công
    (1951), Cục Tuyên huấn xuất bản, Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Trung ương
    quân đội.
    40. Phạm Giao Thiệp (1960), Chuyện kháng chiến Thái Bình, Ban chính trị
    tỉnh đội.
    41. Phạm Hoàng, Nguyễn Đức Lung, Nguyễn Thanh Vân (1989), Những
    tư liệu lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam thị xã Thái Bình (1945 -1954), Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Thái Bình.
    42. Phạm Văn Trà, Châu thổ Sông Hồng - lịch sử và hiện tại, Tạp chí Lịch
    sử quân sự, số 6 - 1992.
    43. Phạm Quang Định (2006), Nghệ thuật quân sự trong chiến đấu, Nhà
    xuất bản Quân đội nhân dân.
    44. Quân khu III, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1990), Nhà
    xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
    45. Tổng kết kháng chiến chống Pháp 1945 -1954 (1960), Tỉnh đội Thái Bình.
    46. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân Việt
    Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    47. Thái Bình kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 - 1954) (1980), Bộ
    chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình xuất bản.
    48. Thái Bình kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 - 1954) (1999), Bộ
    chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình xuất bản, tái bản lần 1.
    49. Thái Bình những trận đánh tiêu biểu (1945 - 1954) (2007), tập I, Bộ
    chỉ huy quân sự Thái Bình.
    50. Sơ thảo tổng kết lịch sử du kích chiến tranh Thái Bình (1961), Tỉnh đội
    Thái Bình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...