Thạc Sĩ Chiến tranh chống mỹ trong truyện ngắn bảo ninh

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chiến tranh chống mỹ trong truyện ngắn bảo ninh


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử vấn đề 1
    3. Mục đích yêu cầu của việc giải quyết đề tài 5
    4. Giới hạn của việc giải quyết đề tài 5
    5. Phương pháp nghiên cứu 6
    6. Dự kiến đóng góp của luận văn 6
    7. Cấu trúc của luận văn 6
    Chương 1.
    Chiến tranh và nhân cách con người 7
    1.1. Nhìn qua truyện ngắn về đề tài chiến tranh sau 1975 7
    1.2. Vấn đề chiến tranh và nhân cách con người trong truyện
    ngắn Bảo Ninh11
    1.3 Sự tác động của chiến tranh đến nhân cách con người
    trong truyện ngắn Bảo Ninh 29
    Chương 2.
    Chiến tranh và tình yêu 40
    2.1. Những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Bảo Ninh khi
    thể hiện tình yêu thời chiến tranh 41
    2.2. So sánh đề tài chiến tranh và đề tài tình yêu trong truyện
    ngắn và tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của cùng tác giả55
    Chương 3.
    Hai điểm nhìn chiến tranh 67
    3.1. Chiến tranh được hồi tưởng lại 67
    3.2. Chiến tranh được miêu tả như đang diễn ra 75
    3.3. Đối sánh điểm nhìn chiến tranh trong truyện ngắn với
    tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của cùng tác giả81
    KẾT LUẬN 92
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1.1 Cuộc chiến tranh chống Mỹ là một trong những đề tài quan trọng
    nhất của văn học cách mạng Việt Nam. Mỗi thể loại, mỗi nhà văn nhận thức
    và thể hiện đề tài này theo những cách riêng. Chọn đề tài này chúng tôi muốn
    nghiên cứu việc nhận thức và thể hiện đề tài ấy ở truyện ngắn của một nhà
    văn cụ thể.
    1.2 Bảo Ninh là một nhà văn trưởng thành khi chiến tranh chống Mỹ đã
    kết thúc. Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu một nhà văn hậu chiến đã nhìn
    nhận và thể hiện cuộc chiến tranh đó như thế nào.
    1.3 Bảo Ninh còn là tác giả của cuốn tiểu thuyết xuất sắc viết về chiến
    tranh (Thân phận của tình yêu). Nghiên cứu đề tài này trong sự đối sánh với
    đề tài chiến tranh ở cuốn tiểu thuyết trên góp phần nhận thức thi pháp của
    truyện ngắn và tiểu thuyết.
    2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
    Bảo Ninh là một trong số những nhà văn viết về đề tài chiến tranh có
    đóng góp trong cách nhìn về đề tài chiến tranh trong văn học hậu chiến. Đề tài
    chiến tranh được Bảo Ninh thể hiện trên hai thể loại: truyện ngắn và tiểu
    thuyết. Nghiên cứu về các sáng tác của Bảo Ninh đang thu hút sự quan tâm
    của người cầm bút bởi những đặc trưng về thể loại và nội dung phản ánh.
    Trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Bùi Việt Thắng khẳng định Bảo Ninh là
    một trong những nhà văn có duyên với truyện ngắn [13,337]. Bích Thu trong
    Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 cũng xem Bảo Ninh là một cây
    bút ấn tượng với người đọc [51,32]. Đi vào tìm hiểu nghiên cứu thi pháp
    truyện ngắn Bảo Ninh, tác giả cuốn sách Bình luận truyện ngắn chỉ ra truyện
    ngắn Khắc dấu mạn thuyền là kiểu tình huống tượng trưng [50,49]. Hay
    WayneKarlin trong lời giới thiệu cho tuyển tập truyện ngắn Tình yêu sau 3
    chiến tranh nhận thấy truyện ngắn Bí ẩn của làn nước của Bảo Ninh: "in dấu
    niềm khao khát tình yêu" [59,12], "đối diện trực tiếp với hậu quả chiến tranh,
    những bậc cha mẹ bị mất con" [59,14]. Đó là những gợi ý tuy ít ỏi của các tác
    giả đi trước song rất có ý nghĩa cho chúng tôi khi nghiên cứu từng truyện
    ngắn Bảo Ninh để làm rõ những đặc sắc của truyện ngắn Bảo Ninh trong việc
    thể hiện đề tài chiến tranh chống Mỹ.
    Bảo Ninh là tác giả của cuốn tiểu thuyết rất thành công về đề tài chiến
    tranh chống Mỹ: Thân phận của tình yêu, tác phẩm đạt giải nhất của Hội Nhà
    văn Việt Nam năm 1991. Nghiên cứu về đề tài chiến tranh trong tác phẩm này
    đã trở thành mối quan tâm của các nhà văn, nhà nghiên cứu và người đọc.Tác
    giả Đỗ Đức Hiểu trong Thi pháp hiện đại đã khẳng định: "Trong văn học mấy
    chục năm nay, có thể Thân phận của tình yêu là quyển tiểu thuyết hay về tình
    yêu, quyển tiểu thuyết về tình yêu xót thương nhất", tác giả nhấn mạnh: "nỗi
    buồn chiến tranh thể hiện một điểm nhìn mới về cuộc chiến tranh kéo dài 35
    năm", "những cảnh tả chiến tranh, những định nghĩa về chiến tranh la liệt
    trong tác phẩm" [18,265]. Bên cạnh nỗi buồn chiến tranh được phản ánh trong
    tác phẩm là nỗi buồn về tình yêu, Đỗ Đức Hiểu nhận định: "Nỗi buồn chiến tranh
    và nỗi buồn tình yêu (tr,98) thấm vào nhau. Kiên vẫn phải sống, sống một thời hậu
    chiến u buồn (nỗi buồn hậu chiến) vì một "thiên mệnh mù mịt xa vời, tối tăm và
    đau xót, được diễn đạt bằng đêm ("bóng đêm", "đêm hè", "đêm trường" ., [18,266],
    "Tình yêu, chiến tranh, viết tiểu thuyết, ba nhịp đó xen kẽ, đan chéo, gây
    chóng mặt, bàng hoàng, nhức nhối. Mưa và đêm, chiến tranh và sáng tác;
    khủng khiếp và hồn hoang. Len lỏi, bao trùm và dẫn dắt tất cả các biến động
    của tiểu thuyết (mưa và đêm) là một mối tình đau xót, kéo dài, vang vọng, âm
    ỉ và nổ bùng, hủy hoại tất cả" [18,266]. Những nghiên cứu này của tác giả đã
    giúp chúng tôi trong việc khảo sát so sánh tiểu thuyết Thân phận của tình yêu
    và truyện ngắn Bảo Ninh.
    Nghiên cứu về Thân phận của tình yêu ở góc độ thi pháp, tác giả Trần
    Quốc Huấn trong tạp chí Văn học số 3 (1991) đã quan tâm đến thiên truyện từ4
    điểm nhìn chiến tranh. Tác giả viết: "Toàn bộ tác phẩm là cái nhìn ngoái lại,
    thờ thẫn, đăm đắm của một người lính khi đã tàn cuộc. Cái nhìn dằng dặc, đầy
    phân tán nhưng không hề lơ đãng. Điểm nhìn có góc độ rộng, song khá tập
    trung" [23,85]. Điều này đã gợi ý cho chúng tôi khi nghiên cứu về hai điểm
    nhìn chiến tranh quá khứ và hiện tại trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu.
    Bên cạnh đó Trần Quốc Huấn còn đưa ra nhận xét về nhà văn Bảo Ninh. Ông
    viết: "Bảo Ninh đã độc lập tác chiến trong quá trình rong ruổi ngược. Anh can
    đảm chấp nhận một lộ trình dốc đứng. Có lẽ anh trong số những người lính sống
    sót đã mất đi khả năng quên. Đây chính là sự hành xác vừa đau đớn vừa đáng sợ.
    Buồn đau đến thành mãn tính, ám ảnh, luôn mấp mé với bệnh hoạn" [23,86].
    Nguyễn Thái Hòa trong công trình Những vấn đề thi pháp của truyện
    lại nhấn mạnh đến cách xử lý thời gian linh hoạt của Bảo Ninh. Theo nhà
    nghiên cứu, Bảo Ninh đã sử dụng thủ pháp đồng hiện trong cuốn tiểu thuyết
    này. Nguyễn Thái Hòa viết: "Phong phú và đầy đặn hơn là cách kể, cách xử lí
    thời gian của Bảo Ninh trong Thân phận của tình yêu. Cả quãng đời thơ ấu, đi
    học, trước chiến tranh, sau chiến tranh của nhân vật Kiên không phải liên tục,
    đều đặn mà lần giở theo hồi ức" [21,143], "sự xê dịch trong Thân phận của
    tình yêu mới thật là một thách thức đối với người đọc. Nó không có dấu hiệu
    báo trước và cũng chẳng biết kết thúc lúc nào" [21,131].
    Trên tạp chí Văn học số 6 (1991), với bài viết Văn xuôi gần đây và
    quan niệm về con người Bùi Việt Thắng đã đưa ra nhận định hết sức xác đáng
    về quan niệm nhân cách con người trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu.
    Ông viết: "Cái phần được của Thân phận của tình yêu chính là ở chỗ Kiên
    mới dám nhìn thẳng, nhìn sâu vào quá khứ, mới dám đối diện với hiện tại, rất
    công bằng mà phán xét lịch sử. Cao hơn nữa là đối diện với chính mình, rồi
    xám hối, tranh đấu và vượt lên" [49,17]. Đó là những định hướng quý báu cho
    chúng tôi khi nghiên cứu so sánh tiểu thuyết Thân phận của tình yêu và
    truyện ngắn Bảo Ninh cùng viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ.
    Ngoài tập truyện ngắn và tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, gần đây
    Bảo Ninh còn viết một số bài trên báo Văn nghệ trẻ bàn về sự đổi mới của
    văn học. Trong phần hai của bài viết Văn học đổi mới đến từ cuộc kháng
    chiến, Bảo Ninh đã chỉ trích một số quan niệm ấu trĩ khi xử lí Cánh đồng bất
    tận của Nguyễn Ngọc Tư và lý giải về việc thưởng thức văn học của độc giả.
    Đồng thời đã khen ngợi sự đổi mới đề tài chiến tranh của Thái Bá Lợi (truyện
    ngắn) và Lê Lựu (tiểu thuyết). Tác giả viết: "Tôi nghĩ rằng họ, chẳng hạn nhà
    văn Thái Bá Lợi của Hai người trở lại trung đoàn, nhà văn Lê Lựu của Thời
    xa vắng, có ý chí đổi mới sáng suốt và mãnh liệt đồng thời quả cảm và gan lỳ
    chẳng kém gì người nông dân gan dạ dám chọn con đường đúng đắn nhưng
    đầy cay đắng và cô đơn của bí thư Kim Ngọc. Tôi tự hỏi rằng nếu không có
    những người nông dân cựu chiến binh kháng chiến chống Mỹ ấy thì liệu nền
    kinh tế của đất nước và đời sống của mọi người ngày hôm nay sẽ như thế
    nào?" [40,3]. Bảo Ninh là một trong những nhà văn góp phần đổi mới văn học
    viết về đề tài chiến tranh, nên ở đây thể hiện một quan niệm về sự đổi mới
    cách nhìn nhận chiến tranh. Ông viết: "Nếu không có ý chí và tác phẩm sáng
    ngời tinh thần đổi mới ngay từ đầu những năm 1980 của các nhà văn mà hầu
    hết là cựu chiến binh thì ngày nay các nhà văn và cả độc giả nữa sẽ có kiểu tư
    duy văn học kiểu gì?" [40,3]. Cũng trên báo Văn nghệ trẻ ở bài viết Nói hay
    làm dở, Bảo Ninh đưa đến một quan niệm mới về việc viết văn của lớp nhà
    văn sau chiến tranh. Ông dẫn ra một loạt cuộc hội thảo bàn về nhu cầu đổi
    mới văn học: "Mỗi thầy mỗi khác, nhưng tựu trung đều kêu gọi và thôi thúc
    chúng tôi hãy khác đi, hãy mau mau đổi mới, hãy mạnh dạn cách tân, hãy từ
    bỏ lối mòn trong suy nghĩ và trong sáng tác" [41,2].
    Gần đây cũng trên báo Văn nghệ trẻ, số 39 (2006) trong bài viết Tiểu
    thuyết Việt Nam hiện đại phong phú về lượng, khi bàn về tiểu thuyết Việt
    Nam đương đại, tác giả Nguyễn Trường Lịch cho rằng tiểu thuyết Việt Nam
    không nằm ngoài dòng chảy của tiểu thuyết thế giới, ông đưa ra một số tác
    phẩm tiêu biểu trong đó là tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh.
    Tác giả viết: "Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh với độ dài của thời gian,
    điểm nhìn mới mẻ về chiến tranh trong quá khứ giúp nhà văn mạnh dạn nhận
    rõ cuộc chiến tranh không chỉ mang âm điệu hào hùng thắng lợi mà con đượm
    nét đau thương bi tráng trong những ngôi nhà, nơi ngõ phố vắng vẻ hoặc làng
    quê núi đồi quạnh hiu qua từng nỗi bất hạnh cô đơn của bao người con gái nhỏ
    hậu phương đêm đêm không ánh đèn mỏi mắt chờ đợi" [31,3]. Nguyễn Trường
    Lịch còn phát hiện những mới mẻ ở cuốn tiểu thuyết này: "Và có lẽ điểm mới
    nhất trong kết cấu Thân phận của tình yêu là chỗ tác giả lấy trục thời gian chi
    phối mọi hành động xuyên suốt các tính cách nhân vật trải rộng trên các vùng
    không gian mênh mông của chiến trường từ Bắc chí Nam" [31,3].
    Như vậy, chưa có một công trình nào thể hiện cái nhìn tổng quát toàn
    diện, có hệ thống, chuyên sâu trong việc nghiên cứu đề tài chiến tranh chống
    Mỹ trong tiểu thuyết Bảo Ninh. Vì thế, có một cái nhìn hệ thống về đề tài
    chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh là một vấn đề cần thiết.
    3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI
    3.1 Chỉ ra được phương thức tiếp cận và thể hiện đề tài chiến tranh
    trong truyện ngắn Bảo Ninh.
    3.2 So sánh việc thể hiện đề tài chiến tranh trong tập truyện ngắn này
    với việc thể hiện đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu.
    3.3 Từ việc giải quyết những vấn đề trên, góp phần hiểu thêm một số
    đặc điểm của truyện ngắn.
    4. GIỚI HẠN CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI
    1. Luận văn nghiên cứu đề tài chiến tranh trong những truyện ngắn Bảo
    Ninh được tập hợp trong Truyện ngắn Bảo Ninh do Nxb Công an ấn hành
    năm 2002. Đó là những truyện ngắn: Trại bảy chú lùn, Thời tiết của ký ức, Hà
    Nội lúc không giờ, Rửa tay gác kiếm, Mây trắng còn bay, Hữu khuynh, Khắc
    dấu mạn thuyền, Ngôi sao vô danh, Bí ẩn của làn nước, Bên lề cuộc tấn công,
    Lá thư từ Quý Sửu, Ba lẻ một, La-mác xây-e.
    2. Đối sánh với tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của cùng tác giả ở
    những vấn đề liên quan.
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Vận dụng những phương pháp nghiên cứu văn học phổ biến: phương
    pháp khảo sát - thống kê, phương pháp miêu tả - phân tích và chú trọng
    phương pháp so sánh: so sánh trong nội bộ tập truyện ngắn, so sánh những
    vấn đề liên quan ở tiểu thuyết Thân phận của tình yêu.
    6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
    Luận văn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu về đề tài chiến tranh chống Mỹ
    trong truyện ngắn Bảo Ninh một cách có hệ thống trong sự đối sánh với tiểu
    thuyết Thân phận của tình yêu của cùng tác giả.
    7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được
    triển khai qua 3 chương:
    Chương 1. Chiến tranh và nhân cách con người
    Chương 2. Chiến tranh và tình yêu
    Chương 3. Hai điểm nhìn chiến tranh
     
Đang tải...