Thạc Sĩ Chiến thuật HCBC trong điều tra các vụ án cướp tài sản có tổ chức của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tiền Giang là một trong những tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua Tiền Giang đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh và quốc phòng. Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, đã dẫn đến tình hình hoạt động của tội phạm hình sự diễn biến ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng, trong đó đáng chú ý nhất là sự gia tăng của tội phạm cướp tài sản có tổ chức, hoạt động liên tuyến, liên tỉnh, thủ đoạn tinh vi, xảo huyệt, có thời điểm bọn chúng sử dụng vũ khí nóng để gây án, gây thiệt hại lớn đến tính mạng, tài sản của nhân dân, làm cho quần chúng hoang mang, lo lắng, không yên tâm đi lại và sản xuất, giảm lòng tin vào cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong khi đó công tác phòng ngừa và điều tra các vụ án hình sự, nhất là tội cướp tài sản hiệu quả chưa cao, tỷ lệ khám phá chưa đạt chỉ tiêu đề ra, nên chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
    Theo báo cáo của Công an tỉnh Tiền Giang từ năm 2000 đến 2007, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã khởi tố 5.412 vụ án xâm phạm sở hữu. Trong đó có 298 vụ cướp tài sản (chiếm tỷ lệ 5,5%). Chỉ tính riêng trong 298 vụ án cướp tài sản thì có 246 vụ án là cướp tài sản có tổ chức do ổ nhóm gây ra (chiếm 74,5%), đã điều tra làm rõ được 221 vụ, khởi tố bắt giam 655 bị can (tỷ lệ khám phá đạt 89,83%). Số đối tượng tham gia trong từng băng ổ nhóm cướp tài sản có xu thế tăng lên từ 3 - 5 đối tượng, có vụ 12 - 18 đối tượng, có vụ số lượng các đối tượng tham gia còn đông hơn nữa. Số vụ án do từng ổ nhóm gây ra cũng tăng lên và xảy ra liên tục, trung bình từ 2 - 6 vụ, có ổ nhóm gây ra tới 40 vụ cướp tài sản mới khám phá. Nhưng vấn đề đáng quan tâm là sau khi bắt được thủ phạm trong các vụ án cướp tài sản thì công việc tiếp theo rất quan trọng trong hoạt động điều tra là hỏi cung để làm rõ nội dung của vụ án, hành vi phạm tội của từng bị can.v.v. và tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Trong nhiều vụ án hình sự nói chung và các vụ án cướp tài sản nói riêng, thông qua HCBC Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang đã khai thác mở rộng án đạt hiệu quả cao, chứng minh làm rõ nhiều vụ án còn tồn đọng trước đó chưa khám phá, truy bắt được nhiều đối tượng phạm tội là chủ mưu cầm đầu trong các tổ chức tội phạm, thu hồi tài sản trả lại cho nhân dân, kịp thời đưa ra truy tố xét xử phục vụ cho yêu cầu chính trị địa phương. Hoạt động HCBC góp phần quan trọng cho công tác điều tra xử lý tội phạm đảm bảo đúng người, đúng tội, được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể và nhân dân tin tưởng, đánh giá cao.
    Tuy nhiên, trong thực tiễn điều tra tội phạm thì hoạt động HCBC, nhất là HCBC trong điều tra các vụ án cướp tài sản có tổ chức, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang cũng gặp không ít khó khăn, lực lượng ĐTV còn thiếu về số lượng và chất lượng, còn nhiều đồng chí chưa qua đào tạo Đại học chuyên ngành điều tra nên nhận thức pháp luật và lý luận nghiệp vụ điều tra hình sự còn hạn chế. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT bận nhiều việc nên ít kiểm tra, khoán trắng việc hỏi cung cho ĐTV và CBĐT Do đó, quá trình HCBC không tuân thủ đúng qui định, việc áp dụng chiến thuật HCBC còn tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa, cho nên có nhiều vụ án công tác HCBC chỉ là hình thức, ĐTV chưa áp dụng chiến thuật HCBC một cách linh hoạt, sáng tạo, còn xảy ra một số trường hợp bức cung, nhục hình, thậm chí nóng vội thỏa mãn với lời nhận tội ban đầu của bị can mà bỏ qua khâu kiểm tra xác minh, thu thập các tài liệu, chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm.v.v. đến khi đưa vụ án ra truy tố xét xử thì bị can phản cung toàn bộ nên vụ án không xét xử được, phải điều tra lại nhiều lần, tốn kém nhiều thời gian, công sức nhưng vẫn không truy tố xét xử được, phải đình chỉ điều tra, trả tự do cho bị can, làm bỏ sót, lọt tội phạm. Có nhiều trường hợp bị can không thừa nhận hành vi phạm tội, không khai ra đồng bọn, công cụ, phương tiện gây án.v.v. ĐTV bế tắt không dự kiến được các tình huống và cũng không có đối sách và chiến thuật hỏi cung thích hợp dẫn đến không xử lý được tội phạm.
    Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, ngoài những nguyên nhân bắt nguồn từ phương thức, thủ đoạn đối phó cũng như đặc điểm của loại tội phạm này, còn có nguyên nhân khác do khả năng trình độ, năng lực của ĐTV chưa đáp ứng với yêu cầu đấu tranh với tội phạm có tổ chức. Trong khi đó, việc nghiên cứu tổng kết chiến thuật HCBC trong hoạt động điều tra hình sự nói chung và các vụ án cướp tài sản có tổ chức nói riêng của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang với tư cách là một đề tài khoa học độc lập, chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức. Vì vậy, việc chọn đề tài luận văn “Chiến thuật HCBC trong điều tra các vụ án cướp tài sản có tổ chức của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang” là rất cần thiết trên cả hai bình diện lý luận cũng như thực tiễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...