Luận Văn CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU QUỐC GIA Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    Việt Nam có truyền thống lâu đời trong việc sản xuất đồ gỗ kiểu cổ nhưng lại khá lạ lẫm với kiểu đồ gỗ thương mại trong nhà và ngoài trời của thế giới.
    Việc sản xuất đồ gỗ thương mại quy mô lớn đã có bước phát triển nhanh chóng trong 7, 8 năm trở lại đây, bắt đầu bằng việc một số nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm thị trường lao động giá rẻ. Họ đã chuyển đến từ khu vực Đông Á như Đài Loan, Philipin, Malaixia, Thái Lan và mới đây thậm chí là cả Trung Quốc. Việc sản xuất này xuất phát từ nugồn vốn FDI được bổ sung nhờ có sự tham gia của các công ty thương mại lớn như IKEA, Carrefours, B & Q, Walmart, vv. Họ tìm kiếm mặt hàng đồ gỗ trên cơ sở thương lượng giá thấp như một hàng rào chống lại sự khuyếch trương quá mức của hàng hoá Trung Quốc. Điều này đã mang lại sư khởi đầu cho một số lượng lớn các doanh nghiệp Việt Nam để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bề ngoài, tất cả có vẻ như đang tiến triển rất tốt. Xuất khẩu tăng với tỉ lệ đáng kể, số lượng lao động tăng lên, ngành công nghiệp có vẻ như đang đi đúng hướng. Nhưng thực tế có phải vậy?
    Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp đồ gỗ dựa trên nền tảng không vững chắc. Cần phải có một chiến lược để định hướng đúng và tạo ra một mội trường mà trong đó ngành công nghiệp đồ gỗ được ghi nhận như một sự thành công thực sự về kinh tế nếu như có sự đảm bảo cho sự đóng góp lâu dài của nó.
    Sự thành công hiện tại đạt được không dựa trên cơ sở bền vững vì:
    ã thiếu nguồn nhân công lành nghề
    ã thiếu nghiêm trọng cở đào tạo nâng cao tay nghề
    ã trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu
    ã thiếu diện tích rừng được xác nhận về các điều kiện môi trường tại Việt Nam
    ã thiều nguồn cung cấp nguyên liệu thô
    ã thiều nguồn nhân sự marketing được đào tạo và kinh nghiệm
    ã yếu trong khâu thiết kế và
    ã cơ sở hạ tầng yếu kém
    Tính đến những hạn chế này của ngành công nghiệp bản địa và thực tế là một số lượng lớn sản phẩm xuất khẩu được sản xuất bởi các công ty có vốn đầu tư của nước ngoài, sự phát triển mở rộng xuất khẩu rõ ràng cần có một chiến lược cụ thể để thúc đẩy khả năng cạnh tranh của ngành, nâng cao giá trị xuất khẩu để đạt được mục tiêu của chính phủ và xây dựng một nền tảng bền vững cho sự phát triển lâu dài.
    Chiến lược được đề cập trong bản báo cáo này được xây dựng nhằm đạt được một ngành công nghiệp đầu tư dài hạn một cách bền vững, phân phối giá trị cho nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu dài hạn là để phân tích chuỗi giá trị hiện tại từng bước một và tìm kiếm để nắm lấy lợi ích tối đa cho nền kinh tế trong khi đặt nền móng cho một nền công nghiệp bền vững lâu dài.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...