Tiến Sĩ Chiến lược tiếp thị của tỉnh Bắc Giang, Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    STRATEGICMARKET PLAN OF BAC GIANG, VIETNAM
    (Chiến lược tiếp thị của tỉnh Bắc Giang, Việt Nam)



    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013


    Page
    ACKNOWLEDGMENT . iii
    DEED OF DECLARATION . iv
    TABLE OF CONTENTS . v
    LIST OF TABLES . viii
    LIST OF FIGURES x
    LIST OF ABBREVIATIONS xi
    APPROVAL SHEET xii
    ABSTRACT . xiii
    CHAPTER I 1
    INTRODUCTION 1
    1. Background of the Study . 1
    2. Statement of the Problem 2
    3. Objectives of the Study 3
    4. Hypotheses of the Study . 4
    5. Significance of the Study 4
    6. Scope and Limitations of the Study . 5
    7. Definition of Terms 5
    CHAPTER II 8
    REVIEW OF RELATED LITERATURE . 8
    1. Related Literatures .12
    2. Related Studies 42
    A RESEARCH PAPER PRESENTED TO THE FACULTY OF THE GRADUATE SCHOOL SOUTHERN LUZON
    STATE UNIVERSITY IN COLLABORATION WITH THAI NGUYEN UNIVERSITY


    CHAPTER III 52
    RESEARCH METHODOLOGY
    52
    1. Locale of the Study 52
    2. Research Design 52
    3. Population, Sample and Sampling Technique .53
    4. Research Instrument .53
    5. Data Gathering Procedure 54
    6. Statistical Treatment .54


    CHAPTER IV 57
    RESULTS AND DISCUSSION
    .57
    1. The Respondents' Profile 57
    2. Respondents’ Perception on the competitiveness of Bac Giang Province .61
    3. Factors affecting to Bac Giang Competitiveness .71

    CHAPTER V .85
    SUMMARY, CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS
    85
    1. Summary of Findings 85
    2. Conclusions .87
    3. Recommendations .88
    REFERENCES 95

    Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những thập kỷ gần đây, kế hoạch thị trường chiến lược đã được sử dụng như một chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế của những thành phố thành công trên thế giới. Một số học giả đã đánh giá phương pháp này như một công cụ cần thiết cho sự tăng trưởng của các nền kinh tế đô thị trong bối cảnh toàn cầu hoá (Ashworth 1994; Ashworth & Voogd 1990; Gold 1994; Jessop 1998; Kotler et al. 1999; Kotler, Haider & Rein 1993; Kotler et al. 2002; Levine 1998; Luo & Zhao 2003; Wells & Alvin 2000). Họ đã tổng quát hóa và đưa ra các khái niệm về hiện tượng này trong quá trình xây dựng mô hình quy hoạch địa phương dựa trên các nguyên tắc của tiếp thị. Kotler (ibid.) đặt tên phương pháp tiếp cận này Kế hoạch thị trường chiến lược (SMP) trong đó bao gồm các quá trình phát triển chiến lược để một địa phương có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng của mình thông qua việc xác định và đáp ứng nhu cầu thị trường mục tiêu của nó. Thị trường mục tiêu của một địa phương có thể là các doanh nghiệp, du khách, cư dân, nhà đầu tư, nhà tài trợ và các định chế tài chính quốc tế.
    Cạnh tranh giữa những địa phương đang phát triển với/hoặc giữa các thành phố hậu công nghiệp trở nên quyết liệt hơn với những hình thức phức tạp hơn. Do sự cạnh tranh ngày càng sâu rộng và quyết liệt hơn, nên việc xây dựng chiến lược tiếp thị địa phương để
    giữ chân những nhà đầu tư hiện tại và thu hút đầu tư đã trở nên cần thiết. Tỉnh Bắc Giang là một đối thủ cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư. Nằm trên hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, Bắc Giang nằm trong quy hoạch xây dựng vùng Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 . Bắc Giang tự hào có nguồn lao động trẻ dồi dào. Bắc Giang định hướng phát triển thành điểm đến của công nghiệp công nghệ cao và các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tỉnh đã quy hoạch phát triển 06 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích khoảng 1.400 ha. Trong nông nghiệp, tỉnh có tài nguyên đất phong phú và là một trong những nơi cung cấp chủ yếu các loại rau cho Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mạng lưới giao thông, khi phát triển hoàn thiện, là một lợi thế lớn của Bắc Giang, vì Bắc Giang có thể kết nối với cảng biển, sân bay, biên giới. Bắc Giang cũng là một điểm kết nối giữa các tỉnh phía Bắc và các nước khác trong khu vực. Bắc Giang cũng đã quy hoạch để trở thành một trung tâm dịch vụ hậu cần hàng hóa của khu vực phía Bắc. Đáng chú ý, Bắc Giang sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú. Nổi bật là dân ca Quan họ, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và mộc bản kinh Phật của Chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
    Có bốn vấn đềhiện tại cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Giang, cụ thể là đền bù đất đai, chất lượng nguồn nhân lực, thủ tục hành chính và cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng là một điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hơn 50% các tuyến đường của tỉnh đang trong tình trạng xấu và rất xấu. Tỉnh chỉ có vài tuyến đường giao thông cho xe container. Với những hạn chế về ngân sách như hiện nay, tỉnh đã tích cực tận dụng các nguồn vốn. Hiện tại là huy động vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ, từ ngân sách nhà nước và đặc biệt là hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Từ năm 2002, các nhà tài trợ và các tổ chức tài chính quốc tế đã quan tâm hơn đến địa bàn tỉnh Bắc Giang.
    Các nhà tài trợ bao gồm các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Liên minh châu Âu (EU), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc cơ quan (KOICA).
    Trong những năm gần đây, Bắc Giang đã huy động, tiếp nhận và thực hiện tổng cộng 22 dự án ODA với tổng cam kết vốn đầu tư gần 3 nghìn tỷ đồng (148.300.000 $).
    Cho đến nay, tổng số giải ngân của các dự án trên địa bàn đạt 1.481 nghìn tỷ đồng (74.061.000 $), trong đó có 60.323.000 $ đến từ ODA và phần còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ.
    Mặc dù đã đạt được những dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển, tuy nhiên, chính quyền cần tiếp tục phấn đấu để đạt được trình độ phát triển mà chính quyền mong muốn cho người dân và địa phương. Tỉnh cần tiếp tục thu hút và khuyến khích đầu tư nhằm phát triển vững chắc trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển ở giai đoạn chuyển đổi. Trong bối cảnh đó, cần thiết phải xây dựng mô hình chiến lược tiếp thị của tỉnh Bắc Giang - Việt Nam, đó chính là lý do đề tài này được nghiên cứu.
    Các vấn đề cần nghiên cứu
    Nghiên cứu này nhằm mô tả nhận thức của các nhà đầu tư đối với các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang làm cơ sở để đề xuất những sáng kiến phục vụ xây dựng Kế hoạch thị trường chiến lược (SMP) cho tỉnh. Cụ thể, nghiên cứu này đã tìm câu trả lời cho các vấn đề sau:
    1. Thông tin của nhà đầu tư về thời gian kinh doanh, loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, quy mô vốn, và số lượng nhân viên?
    2. Nhận thức của nhà đầu tư về năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang thông qua các chỉ số đo lường: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí


    NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
    1. Luận án tập trung phân tích nhận thức của nhà đầu tư đối với năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang thông qua 09 chỉ số đo lường: (1) chi phí gia nhập thị trường, (2) tiếp cận đất đai, (3) tính minh bạch, (4) chi phí không chính thức, (5) chi phí thời gian, (6) tính năng động, (7) dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, (8) đào tạo lao động, (9) thiết chế pháp lý. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở những cấp độ khác nhau, những yếu tố nêu trên đều có tác động đối với năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang.
    2. Luận án cung cấp những dữ liệu thực tế phục vụ việc xây dựng chiến lược tiếp thị địa phương cho tỉnh Bắc Giang nhằm nâng cao chất lượng tiếp thị địa phương trong thu hút các nguồn vốn đầu tư từ những nhà đầu tư hiện tại và những nhà đầu tư tiềm năng. Luận án cũng chỉ ra rằng, cần thiết phải xây dựng những chương trình độc lập và những chương trình tổng hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang. Nghiên cứu đã đưa ra một số chương trình cụ thể: (1) Chương trình Hợp tác công - tư, (2) Chương trình rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh, (3) Chương trình Thúc đẩy niềm tin chiến lược, (4) Chương trình Cải cách hành chính, (5) Chương trình Đổi mới hình ảnh cơ quan hành chính, (6) Chương trình Cải cách chính sách đất đai, (7) Chương trình Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, (8) Chương trình Phát triển nguồn nhân lực phục vụ nhà đầu tư và doanh nhân, (9) Chương trình Tăng cường công khai thủ tục hành chính.
    KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
    *Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
    Các giải pháp mà Luận án đề xuất là hoàn toàn khả thi, phù hợp với thực tiễn và có thể áp dụng tại tỉnh Bắc Giang.
    * Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
    - Nghiên cứu so sánh năng lực cạnh tranh của các tỉnh lân cận với tỉnh Bắc Giang làm cơ sở để xác định lợi thế cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang trong thu hút đầu tư.
    - Nghiên cứu tương tự với những yếu tố chưa được nêu trong luận án như kết cấu hạ tầng, dân cư, văn hoá, vv .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...