Luận Văn Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam giai đoạn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngành công nghiệp dầu khí là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Điều đó được xác định rõ: “Đất nước ta có nguồn tiềm năng dầu khí đáng kể ở thềm lục địa. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải tập trung cố gắng đến mức cao nhất để biến tiềm năng đó thành hiện thực, từng bước đưa dầu khí trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế trong những thập kỷ tới” (Nghị quyết 15, Bộ Chính trị, khóa VI). Đến nay, qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam đã hoàn thành tốt hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác cũng như chế biến một số sản phẩm từ dầu khí nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Những thành tựu lớn lao đó của ngành đạt được là nhờ phần đóng góp quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bởi chỉ có nguồn vốn này mới có thể đáp ứng những yêu cầu mang tính đặc thù của ngành công nghiệp dầu khí về vốn, công nghệ cũng như hợp tác quốc tế, nhất là đối với một nước đang phát triển như Việt Nam.
    “Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến 2015 và định hướng đến 2025” của Đảng và Nhà nước đã đặt ra mục tiêu “Phát triển ngành Dầu khí trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế”. Để đạt được mục tiêu to lớn đó, ngành dầu khí Việt Nam cần được đầu tư một lượng vốn rất lớn mà trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc đề ra chiến lược cụ thể nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí cho giai đoạn tương ứng 2010 - 2025 là vô cùng cấp thiết nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu mà chiến lược trên đây đã đề ra.
    Với những lí do đó, em đã chọn đề tài “Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2025” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình với hi vọng tìm hiểu, nâng cao hiểu biết và nghiên cứu sâu hơn về đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung, đặc biệt là sự cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở đó mạnh dạn kiến nghị một số giải pháp cụ thể góp phần thực hiện những giải pháp cơ bản đặt ra trong chiến lược này.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Hệ thống hóa lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    - Nêu ra những đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp dầu khí từ đó phân tích tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam nhằm khai thác triệt để tiềm năng dầu khí dồi dào của Việt Nam, khẳng định vị trí mũi nhọn của ngành dầu khí trong nền kinh tế quốc dân và phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam từ trước đến nay.
    - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm thực hiện Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam giai đoạn 2010-2025.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng: nghiên cứu khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2025
    - Phạm vi: Nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam kể từ năm 1987 khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành cho đến nay được thay thế bằng Luật Đầu tư 2005.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu đề tài bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và đối chiếu.
    5. Bố cục của khóa luận
    Ngoài mở đầu, kết luận, nội dung chính của đề tài kết cấu gồm 3 chương.
    Chương I. Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và khái quát về ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam
    Chương II. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam
    Chương III. Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2025
    Tuy nhiên, do kiến thức, khả năng, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để khoá luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
    Đặc biệt, Em xin chân thành cảm ơn cô giáo-Thạc sỹ Phạm Thị Mai Khanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương I. 4
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAM . 4
    I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 4
    1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
    1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
    1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
    2. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
    3. Vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển. 7
    3.1. Tác động tích cực. 7
    3.1.1. Bổ sung nguồn vốn và công nghệ. 7
    3.1.2. Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực. 8
    3.1.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. 8
    3.1.5. Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế. 9
    3.2. Tác động tiêu cực. 9
    3.2.1. Nguy cơ chịu sự lệ thuộc về kinh tế. 9
    3.2.2. Những hạn chế trong quá trình chuyển giao công nghệ. 10
    3.2.3. Sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. 10
    3.2.4. Nguy cơ đối với cán cân thanh toán của nước nhận đầu tư 11
    4. Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một quốc gia 12
    4.1. Tình hình chính trị 12
    4.3. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên. 13
    4.4. Trình độ phát triển kinh tế. 13
    4.5. Đặc điểm phát triển văn hoá - xã hội 14
    II. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAM 14
    1. Tầm quan trọng của ngành công nghiệp dầu khí đối với nền kinh tế Việt Nam 14
    2. Đặc thù của ngành công nghiệp dầu khí. 15
    2.1. Hoạt động của ngành công nghiệp dầu khí đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư lớn so với các ngành khác 16
    2.2. Hoạt động dầu khí thường gặp nhiều rủi ro. 17
    2.3. Ngành công nghiệp dầu khí là ngành đòi hỏi trình độ khoa học - công nghệ cao. 18
    2.4. Hoạt động của ngành công nghiệp dầu khí thường mang tính quốc tế cao. 18
    3. Tiềm năng về dầu khí, khả năng tự thăm dò, khai thác và chế biến các sản phẩm dầu khí của Việt Nam 19
    3.1. Tiềm năng về dầu khí của Việt Nam 19
    3.2. Khả năng tự thăm dò, khai thác và chế biến các sản phẩm dầu khí của Việt Nam 22
    Chương II. 23
    THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAM . 23
    I. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAM 23
    1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội 23
    2. Các chính sách điều chỉnh đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam 24
    2.1. Chính sách về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 24
    2.2. Chính sách về các hoạt động liên quan đến dầu khí tại Việt Nam 27
    II. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAM 29
    1. Quy mô và tốc độ phát triển. 30
    2. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam 36
    2.1. Theo lĩnh vực đầu tư 36
    2.2. Theo hình thức đầu tư 37
    III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAM 37
    1. Những thành tựu đạt được. 38
    1.1. Tạo tiền đề để phát triển ngành công nghiệp dầu khí. 38
    1.2. Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. 39
    1.3. Tạo nguồn thu ngân sách nhà nước và cân đối thu chi ngân sách. 42
    1.4. Nâng cao trình độ sản xuất và quản lý, góp phần tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. 43
    1.5. Giải quyết việc làm và nâng cao trình độ nguồn nhân lực. 44
    2.2. Những hạn chế về môi trường pháp luật 47
    Chương III. 50
    CHIẾN LƯỢC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ CỦA 50
    VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2025. 50
    I. CHIẾN LƯỢC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2025. 50
    1. Cơ sở xây dựng chiến lược. 50
    1.1. Dự báo nhu cầu dầu khí của thế giới và Việt Nam 50
    1.1.1. Dự báo nhu cầu về dầu khí của thế giới 50
    1.1.2. Dự báo nhu cầu của các sản phẩm dầu khí của Việt Nam 52
    1.2. Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến 2015 và định hướng đến 2025. 59
    1.3. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung của Việt Nam 60
    2. Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2025. 61
    2.1. Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí giai đoạn 2010 - 2025 62
    2.2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí giai đoạn 2010 - 2025 64
    2.3. Giải pháp nhằm thực hiện chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí giai đoạn 2010 - 2025. 65
    II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2025 66
    1. Nhóm giải pháp về quy hoạch. 66
    2. Nhóm giải pháp về môi trường pháp luật 68
    3. Nhóm giải pháp về khuyến khích đầu tư 70
    3.1. Bổ sung và hoàn thiện các chính sách về thuế. 71
    3.2. Xóa bỏ nghĩa vụ đóng góp tài chính. 72
    4. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư 73
    4.1. Xúc tiến đầu tư nói chung. 73
    4.1.1. Thành lập cơ quan chuyên trách về xúc tiến đầu tư của quốc gia. 73
    4.1.2.Cải tạo nguồn quỹ và ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư 74
    4.1.3. Cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư. 75
    4.2. Xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí. 76
    4.2.1. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm đối với ngành công nghiệp dầu khí. 76
    4.2.2. Tạo dựng hình ảnh cho ngành dầu khí. 77
    4.2.3. Vận động những nhà đầu tư tiềm năng của ngành dầu khí. 78
    4.2.4. Nâng cấp dịch vụ đầu tư đối với ngành dầu khí. 79
    5. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng. 80
    6. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ. 81
    7. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực. 82
    KẾT LUẬN 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1 : Giá thành khai thác dầu thô 16
    Bảng1.2 : Chi phí cho các hoạt động thăm dòvà khai thác dầu khí của Việt Nam. 16
    Bảng 1.3: Hiện trạng trữ lượng của các mỏ dầu, khí đang khai thác 20
    Bảng 2.1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành năm 2007 . 29
    Bảng 2.1: Tốc độ phát triển của FDI vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam qua các năm giai đoạn 1995-2007 31
    Bảng 2.3 : Doanh thu xuất khẩu của các Hợp đồng dầu khí đến 2007 39
    Bảng 2.4 : Tỷ trọng thuế thu từ dầu thô trong tổng nguồn thu Ngân sách nhà nước 40
    Bảng 3.1: Dự báo tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam giai đoạn 2006-2030 49
    Bảng 3.2 : Tăng trưởng và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm lọc dầu tại Việt Nam giai đoạn
    2001-2006 51
    Bảng 3.3: Dự báo Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm
    lọc dầu . 52
    Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm lọc dầu của Việt Nam giai đoạn 2007-2025 52
    Bảng 3.5: Dự báo giá thành thăm dò và khai thác dầu khí giai đoạn 2009 -2025 59
    Bảng 3.6: Dự báo tổng nhu cầu vốn đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2025 59
    Bảng 3.7 : So sánh mức thuế suất đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam với một số nước trong khu vực . 67


    DANH MỤC HÌNH
    Hình 2.1 : Vốn đầu tư vào các dự án dầu khí giai đoạn 1995 – 2007 31
    Hình 2.2: So sánh vốn thực hiện với vốn đăng ký vào ngành công nghiệp dầu khí giai đoạn 1994 – 2007 . 32
    Hình 2.3: So sánh tổng vốn FDI thực hiện trong ngành dầu khí với tổng vốn FDI thực hiện của cả nước giai đoạn 1994 – 2007 . 33
    Hình 2.4: So sánh vốn đầu tư và vốn đã thu hồi của một số dự án FDI vào ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam năm 2007 . 33
    Hình 2.5: Sản lượng khai thác dầu và khí giai đoạn 1987-2007 . 36
    Hình 2.6: Doanh thu xuất khẩu và vốn đầu tư các hợp đồng dầu khí năm 2007 37
    Hình 2.7 : Tám mặt hàng giá trị xuất khẩu trên 2 tỉ USD của Việt Nam năm 2008. 38
    Hình 3.1 : Dự báo nhu cầu hàng ngày đối với dầu mỏ của các khu vực trên thế giới vào năm 2030 48
    Hình 3.2: Mức tiêu thụ dầu mỏ bình quân theo đầu người theo các khu vực trên thế giới vào năm 2030 . 48
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...