Luận Văn Chiến lược thâm nhập thị trường sản phẩm bao bì tự phân hủy của công ty an phát

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 4/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word



    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM . 1
    1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp. 1
    1.2 Giới thiệu về sản phẩm 1
    CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG 2
    2.1 Vài nét về đất nước Nhật Bản. 2
    2.2 Thị trường Nhật Bản. 2
    2.2.1 Tổng quan về thị trường. 2
    2.2.2 Thị trường sản phẩm túi tự hủy. 3
    2.3 Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản. 4
    CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SWOT 5
    CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 8
    4.1 Chiến lược sản phẩm 8
    4.1.1. Yếu tố tiêu chuẩn của sản phẩm: 8
    4.1.2. Các yêu cầu pháp lý khi nhập khẩu sản phẩm bao bì vào Nhật Bản và yếu tố thích nghi của sản phẩm: 9
    4.1.2.1 Yêu cầu về môi trường. 9
    4.1.2.2 Yêu cầu về tiếp xúc thực phẩm: 9
    4.1.2.3. Yêu cầu về dán nhãn và nhãn mác: 9
    4.2 Chiến lược giá. 10
    4.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng việc định giá của bì nhựa tự phân hủy An Phát 11
    4.2.1.1 Yếu tố tác động từ thị trường Nhật Bản. 11
    4.2.1.2 Phân tích đưa ra chiến lược giá. 11
    4.2.2 Đưa ra chiến lược giá. 12
    4.3 Chiến lược phân phối: 14
    4.3.1 Nội dung chiến lược. 14
    4.3.2 Một số loại đối tác thương mại: 15
    4.4 Chiến lược xúc tiến. 16
    4.4.1 Thông tin sản phẩm 17
    4.4.4 Phương tiện truyền thông. 17
    4.4.2.1 Internet: 17
    4.4.2.2 Báo chí: 17
    4.4.2.3 Thông tin công cộng: 18
    4.4.2.4 PR: 18
    4.4.2.5 TV: 18
    4.4.2.6 Triển lãm: 18
    4.4.3 Tổ chức hoạt động liên lạc: 19
    4.4.4 Phản hồi 19
    CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ƯỚC TÍNH CHI PHÍ. 20
    LINK THAM KHẢO:. 22



    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM
    1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp
    - Doanh nghiệp: Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát.
    - Thành lập: 9/3/2007 với vốn Điều lệ ban đầu là 66 tỷ đồng
    - Vốn điều lệ hiện nay: 99 tỷ đồng
    Là một doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất bao bì màng mỏng, Công ty hiện đã có được một vị trí vững chắc trong hoạt động kinh doanh, thiết lập được mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp với nhiều Công ty và tập đoàn nổi tiếng ở Châu Âu, Mỹ, Các tiểu vương quốc Ả - rập, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Phillipin, Sản phẩm được các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đánh giá cao. Vào tháng 3/2007, tổ chức Quacert đã chính thức trao chứng chỉ ISO 9001:2008, công nhận sản phẩm An Phát là sản phẩm chất lượng, uy tín trên thị trường.
    1.2 Giới thiệu về sản phẩm
    Tồn tại hàng trăm năm trong môi trường tự nhiên, túi nilông có khả năng gây tắc nghẽn dòng chảy, ngăn chặn quá trình thẩm thấu của nước trong tự nhiên, cản trở phát triển của cây cỏ .Nhưng ngày nay túi nylon đã có 1 diện mạo mới. Công ty An Phát đã sản xuất thành công túi nylon tự hủy bảo vệ môi trường. Sản phẩm túi nylon tự hủy của An Phát với 2 màu trắng và nâu, vẫn có tất cả các đặc tính của túi nilon thông thường nhưng có ưu điểm so với các dòng sản phẩm khác là thời gian tự hủy được rút ngắn lại thành 3 tháng đến 2 năm (tùy thuộc vào từng chủng loại và cách pha chế).
    An Phát đã từng bước đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về bao bì nhựa của khách hàng. Từ các sản phẩm như túi nylon túi tự hủy bảo vệ môi trường, túi siêu thị cao cấp in màu, túi siêu thị dạng cuộn, túi đựng rác, các loại hạt nhựa nguyên sinh, hạt nhựa tái chế, hạt nhựa màu và máy thổi màng nhựa HDPE, LDPE, máy cắt và đóng gói bao bì nhựa HDPE, LDPE Với sự tin tưởng đặt hàng của nhiều nhà phân phối lớn trên thế giới, hiện mỗi năm An Phát xuất khẩu khoảng 80 % tổng sản lượng của mình sang các thị trường EU, Mỹ, Nhật.


    CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
    2.1 Vài nét về đất nước Nhật Bản
    - Nhật Bản nghèo về tài nguyên khoáng sản, thiếu nguyên liệu cho công nghiệp.
    - Dân số Nhật Bản hiện nay lên tới gần 128 triệu người (2010) Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước.
    2.2 Thị trường Nhật Bản
    2.2.1 Tổng quan về thị trường
    - Môi trường chính trị: Tình trạng tham nhũng vẫn tồn tại ở Nhật Bản, tuy nhiên chính phủ đã đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng này. Chính phủ Nhật Bản tỏ ra bất lực trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế (như nợ công, đồng Yên lên giá, ), thiên tai, đặc biệt là thảm họa hạt nhân và các vấn đề xã hội sau những trận động đất, sóng thần vừa rồi (tháng 3/2011).
    - Môi trường kinh tế:
    + Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Quy mô nền kinh tế theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc. GDP của Nhật Bản năm 2010 là 5.458 tỷ USD, GDP bình quân đầu người năm 2010 là 42.820 USD/ người. Tốc độ tăng GDP năm 2010 là 4% cao nhất trong 20 năm qua. Tỉ lệ lạm phát tháng 4/2011 là 0,3%. Nợ công khoảng 10.55 tỉ USD, chiếm 225.80% GDP (2010). Thị trường này có sức mua tương đối lớn, khả năng chi trả cao, mức chi cho tiêu dùng thường chiếm khoảng 60 – 70% GDP, có nhu cầu lớn về sản phẩm chất lượng cao hơn so với các thị trường khác, hơn cả Hoa Kỳ.
    + Cơ sở hạ tầng: Giao thông của Nhật Bản khá phát triển với hệ thống đường sá hiện đại, các sân bay, cảng biển lớn, thuận lợi cho việc giao thương với nước ngoài. Bên cạnh đó, dịch vụ bưu chính viễn thông tiên tiến giúp cho việc liên lạc, trao đổi thông tin trở nên dễ dàng hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...