Chuyên Đề Chiến lược sản xuất quốc tế của Nestle - sản phẩm Netcafe

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục
    LỜI MỞ ĐẦU 4
    I. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN NESTLE VÀ NHÃN HIỆU NESCAFE 6
    1. Sơ lược về tập đoàn Nestle. 6
    1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển Nestle: 6
    1.2/ Triết lí kinh doanh: 9
    1.3/ Những giá trị và nguyên tắc ,chuẩn mực kinh doanh của Nestlé: 10
    2. Các lĩnh vực hoat động và sản phẩm: 10
    3. Cơ cấu tổ chức của Nestlé: 11
    3.1 Cơ cấu tổ chức của Nestlé : 11
    3.2 Liên doanh: 12
    3.3 Trung tâm nghiên cứu và phát triển: 12
    3.4 Nestlé Việt Nam: 12
    Các hoạt động tại Việt Nam: 13
    4. Chiến lược kinh doanh quốc tế: 13
    5. NESCAFÉ 14
    5.1 Hình thành và phát triển: 15
    5.2 Vị thế hiện nay: 15
    II. Chiến lược sản xuất quốc tế. 17
    1. Định vị sản xuất: 17
    1.1 Nestle định vị sản xuất phân tán. 17
    1.2 Những căn cứ để Nestle chọn quốc gia đặt nhà máy. 18
    2. Nghiên cứu và phát triển. 20
    2.1 Toàn cầu hóa R&D: 20
    2.2 Lợi ích và thách thức của R&D toàn cầu: 27
    2.3 Chọn vị trí R&D: 27
    3. Quyết định nguồn lực. 28
    3.1 Quyết định nguồn lực: 28
    3.2 Giải thích quyết định nguồn lực: 29
    3.3 Chiến lược mua ngoài: 30
    3.4 Chương trình Nescafé – Nescafé Plan (2011 – 2020): 31
    4. Logistics : 32
    5. Chuỗi giá trị toàn cầu. 34
    Kết luận: 35
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 38



    LỜI MỞ ĐẦU
    Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang đe dọa trở lại với sự nổi lên của khủng hoảng nợ công ở Châu Âu trong thời gian gần đây. Tất cả các quốc gia trên thế giới đang dõi theo từng ngày những biến động trên thị trường này. Là thị trường đứng nhất nhì thế giới, cuộc khủng hoảng đang hoành hành ở châu Âu gây nên tổn thất không nhỏ cho các tổ chức kinh doanh trên toàn thế giới.
    Hiện tại các công ty VN cũng đang đứng trước những khó khăn thử thách hết sức to lớn. Được hình thành trong một nền kinh tế trẻ, các công ty VN chưa có nhiều kinh nghiệm đối đầu với khủng hoảng và sự cạnh tranh ngày càng gây gắt từ các đối thủ trên thế giới. Do đó, chúng ta cần phải quan sát thật kỹ những chiến lược của các công ty lớn có nhiều kinh nghiệm để học hỏi và tìm phương án đối phó nhằm duy trì và phát triển kinh doanh. Với cái đầu lão luyện trong việc nhận ra những cơ hội và thách thức trước tình trạng suy thoái toàn cầu hiện nay, những nhà điều hành của Nestle - một trong những công ty xuyên quốc gia khổng lồ trên thế giới- đang thực hiện những bước biến đổi mạnh mẽ cho công ty và thu được nhiều thành công. Việc học hỏi Nestle sẽ cho chúng ta khả năng đưa ra những quyết đinh và biện pháp đúng đắn để công ty phát triển, nắm giữ lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, Việt Nam là một nước có nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất, là nơi các công ty quốc tế (bao gồm cả Nestle) đang hướng đến để khai thác. Nếu các công ty nước ta không biết tận dụng những thế mạnh sẵn có của mình thì sẽ rất dễ bị tuột lại trên trường kinh doanh.
    Nescafe là một trong những nhãn hàng chủ lực của Nestle. Nestle dành rất nhiều nguồn lực hỗ trợ cho sự phát triển của nhãn hàng này. Với dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Nescafe tại Việt Nam, Nestle đang đặt các công ty sản xuất và chế biến café của VN vào một tình thế khó khăn. Nếu không trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, đề ra những chiến lược hợp lý, các công ty VN sẽ nhanh chống thất bại ngay trên sân nhà. Chúng tôi quyết định chọn café là mặt hàng nghiên cứu vì đây là một trong những thế mạnh của Việt Nam cần được tận dụng để đưa nền kinh tế đất nước đi lên.
    Mặc dù hiện nay các công ty trên thế giới tập trung phát triển lĩnh vực Marketing nhưng chiến lược marketing sẽ không bao giờ thực hiện được nếu các phận khác không hoạt động hiệu quả. Mỗi bộ phận trong một công ty đều là nhân tố quyết định sự thành công của công ty đó. Trong bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ đề cập đến chiến lược về sản xuất. Chiến lược sản xuất đóng vai trò rất quan trọng. Trong tình trạng khủng hoảng hiện nay, các công ty sản xuất kinh doanh đặc biệt chú trọng điều chỉnh những chiến lược này. Có một chiến lược sản xuất thích hợp sẽ đưa công ty vượt lên trên đối thủ cạnh tranh, mang lại lợi thế chi phí, lợi thế về sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm.

    Nhóm xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Th.S Quách Thị Bửu Châu trong suốt quá trình thực hiện bài tiểu luận. Do một số hạn hẹp về nguồn lực và thiếu kiến thức về Logistics nên nhóm còn gặp nhiều sai sót cũng như chưa thể khai thác cặn kẽ nhất về đề tài này.
    Chúng em hy vọng nhận được sự góp ý từ cô để hoàn thiện hơn nữa đề tài!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...