Luận Văn Chiến lược sản phẩm và chiến lược giá cả cho xuất khẩu điều Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    I. Đặt vấn đề 2
    1.1 Tính cấp thiết 2
    1.2 Mục tiêu .3
    II. Nội dung 3
    2.1 Cơ sở lý luận 3
    2.2 Giới thiệu về cây điều .4
    2.3 Tình hình nhập khẩu điều thô và xuất khẩu điều của Việt Nam .5
    2.3.1 Tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam 5
    2.3.2 Tình hình nhập khẩu điều thô từ Châu Phi để chế biến 7
    2.4 Chiến lược sản phẩm (Product) .8
    2.5 Chiến lược giá cả (Price) .11
    III. Kết luận 12
    3.1 Nhận xét chiến lược sản phẩm và chiến lược giá cả điều Việt Nam 12
    3.2 Một số khuyến nghị tăng sức cạn tranh cho điều trên thị trường quốc tế qua chiến lược sản phẩm và chiến lược giá cả . 12
    3.3 Kết luận 13
    Tài liệu tham khảo 14










    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 Tính cấp thiết
    Nước ta là nước thuần nông nghiệp, trong hàng thế kỷ qua, nghành nông nghiệp nước nhà đã tạo ra không ít nông sản góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế. Đăc biệt trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nông sản hàng hóa đóng vai trò chủ đạo với những mặt hành xuất khẩu như cà phê, gạo, cao su, điều, tiêu, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm nông nghiệp cũng ngày càng được chú trọng nâng cao chất lượng cũng như số lượng tiêu thụ ra ngoài thế giới và đạt được những thành tựu ấn tượng.
    Hạt điều là một trong mười nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Với diện tích gieo trồng đứng trong top 3 nước có diện tích trông điều lớn nhất thế giới, vào năm 2007, nước ta đạt giá trị xuất khẩu điều là 651 triệu USD, vượt qua ẤnĐộ và trở thành nước xuất khẩu điều lớn nhất.Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì mặt hàng hạt điều nói riêng và các mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta nói chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức như sản phẩm còn thiếu đa dạng, chủ yếu là xuất khẩu điều nhân, cung ứng nguyên liệu cho xuất khẩu còn kém ổn định Hơn nữa trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hạt điều Việt Nam sẽ gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
    Từ những vấn đề đặt ra yêu cầu phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hạt điều trên thị trường thế giới. Để đạt được yêu cầu này đòi hỏi rất nhiều yếu tố trong đó hoạt động Marketing đóng một vai trò khá quan trọng, hoạt động này không chỉ trong khâu tiêu thụ sản phẩm mà là trong toàn bộ quá trình từ nghiên cứu thị trường, sản xuất và tiêu thụ. Dưới đây là tìm hiểu hai nội dung trong chiến lược Marketing – Mix là chiến lược sản phẩm (Product) và chiến lược giá cả (Price) đối với xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam qua hiệp hội điều Việt Nam.
    1.2 Mục tiêu
    Thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu chiến lược sản phấmchiến lược giá cả điều xuất khẩu của nước ta để thấy được những thuận lợi, khó khăn mà hạt điều Việt Nam gặp phải, qua đó có những giải pháp tăng sức cạnh tranh cho hạt điều thông qua hai chiến lược sản phẩm trong hoạt động Marketing – Mix.

    II. NỘI DUNG
    2.1 Cơ sở lý luận
    Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược kênh phân phối, chiến lược giá cả và chiến luojc xúc tiến.
    Chiến lược sản phẩm có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là nền tảng, là xương sống của chiến lược Marketing. Chiến lược sản phẩm là vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường , nó giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu , hạn chế rủi ro, thất bại và chỉ đạo hiểu quả các chiến lược còn lại trong Marketing hỗn hợp.
    Chiến lược giá cả là một thành phần quan trọng trong Marketing hỗn hợp . Trong hỗn hợp Marketing Mix mà các Marketer thường sử dụng làm cơ sở hoạt động cho các Marketing, chúng ta có: Product= Sản phẩm, Place : kênh, Promotion = quảng bá, truyền thông và Price = giá cả thì trong đó những yêu tố Product, place,Promotion là những yếu tố “P” đòi hỏi chúng ta phải chi tiền để tạo ra kết quả, còn Price là yếu tố P duy nhất trong marketing mix mà chúng ta có thể thu lại giá t ị cho mình từ những giá trị đã tạo ra cho khách hàng.

    2.2. Giới thiệu về cây điều

    Ðiều Anacardium occidentale L thuộc họ thực vật Anacardiaceae, bộ Rutales. Cây điều sinh trưởng và phát triển tốt ở những quốc gia thuộc khu vực cận xích đạo, nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao. Hiện có 32 quốc gia trồng điều trên thế giới. Ấn Độ là nước có diện tích cây điều lớn nhất thế giới, dẫn đầu về sản lượng điều thô và nhân điều chế biến. Tổng sản lượng điều thô toàn thế giới từ 1,575 - 1,600 ngàn tấn, bao gồm Ấn Độ 400 - 500 ngàn tấn, chiếm 25 đến 30%. Tiếp theo là Brazin, Việt Nam, các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania, Guinea Bissau, Benin, Nigeria, Mozambique, Senegal và Kenya; mỗi năm các nước châu Phi cũng đóng góp khoảng 500 ngàn tấn điều thô vào tổng sản lượng điều thế giới.
    Cây điều có thể sinh trưởng phát triển từ vĩ độ 250 Bắc đến 250 Nam nhưng vùng sản xuất chủ yếu từ vĩ độ 150 Bắc đến 150 Nam. Độ cao so với mặt nước biển của vùng đất trồng phụ thuộc vào vĩ độ, địa hình và tiểu vùng khí hậu. Độ cao thích hợp nhất là dưới 600m so với mặt nước biển. Độ dài ngày và thời gian chiếu sáng không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây điều. Cây điều có thể sống từ 50C – 450C nhưng nhiệt độ trung bình thích hợp nhất là khoảng 270C.

    Điều có thể thích nghi với lượng mưa hàng năm biến động từ 400 mm – 5000 mm, thích hợp nhất là từ 1000 mm – 2000 mm. Đối với cây điều, sự phân bố lượng mưa (mùa) quan trọng hơn lượng mưa. Do cây điều cần ít nhất 2 tháng khô hạn hoàn toàn để phân hóa mầm hoa. Do đó khí hậu hai mùa mưa và khô hạn riêng biệt, trong đó mùa khô kéo dài ít nhất khoảng 4 tháng là thích hợp cho sự ra hoa đậu quả của cây điều.
    Ẩm độ tương đối ít ảnh hưởng đế sự sinh trưởng và phát triển của cây điều,
    tuy nhiên ẩm độ tương đối cao trong thời kỳ ra hoa có thể làm cho bệnh thán thư và bọ xít muỗi gia tăng trong khi đó ẩm độ tương đối thấp kết hợp với gió nóng sẽ gây khô bông và rụng quả non.

    Đất trồng điều thích hợp nhất là các loại đất giàu chất hữu cơ, pH từ 6,3 – 7,3 và thoát nước tốt. Cây điều không thích hợp với các loại đất ngập úng, nhiễm phèn, mặn, hay đất có tầng canh tác mỏng.

    2.3 Tình hình nhập khẩu điều thô và xuất khẩu điều của Việt Nam
    2.3.1 Tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam
    + Sản lượng : Việc xuất khẩu các loại hạt của Việt Nam những năm gần đây đang có những bước phát triển ấn tượng, đăc biệt là hạt điều. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn cũng như phải cạnh tranh với các nước trên thế giới, song cùng với sự nỗ lực của nghành và chính sách của Đảng, xuất khẩu hạt điều đã đạt được những thành tựu to lớn . Đặc biệt là vào năm 2007, với giá trị xuất khẩu điều là 654 triệu USD, chiếm 25% thị phần thế giới, Việt Nam đã vươn lên vị trí đứng đầu, đã trở thành nhà xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...