Tiểu Luận chiến lựoc sản phẩm của VNPT

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Phần 1: Lời nói đầu
    Phần 2: Nội dung
    Chương 1: Lý do chọn tập đoàn VNPT
    Chương 2: Giới thiệu về tập đoàn VNPT
    Chương 3: Nội dung chiến lược sản phẩm của VNPT
    3.1. Sản phẩm của VNPT
    3.1.1. Tổng quan về sản phẩm của VNPT
    3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
    3.1.3. Khu vực kinh doanh
    3.1.4. Các sản phẩm kinh doanh của VNPT
    3.2. Thương hiệu
    3.2.1. Cụm đồ hoạ về hệ thống nhận diện thương hiệu VNPT
    3.2.2. Logo VNPT
    3.2.3. Khẩu hiệu của VNPT
    3.2.4.Đồ hoạ
    3.2.5. Hệ thống nhận diện thương hiệu VNPT
    3.3. Dịch vụ chăm sóc khách hàng
    3.3.1. Tổng đài chăm sóc khách hàng
    3.3.2. Các chương trình marketing


    Chương 4: Bài học kinh nghiệm & đề xuất ý kiến
    4.1. Bài học kinh nghiệm
    4.2. Đề xuất ý kiến
    Phần 3: Kết luận



    Phần 1: Lời nói đầu

    Lịch sử kinh doanh đã và đang chứng kiến sự phát triển bền vững của nhiều tập đoàn kinh tế hùng mạnh trên thế giới. Ngay tại Việt Nam, các thương hiệu như Sony, Cocacola, Honda, Heneiken đã ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng, có thể nói đây là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người, họ luôn mong muốn được sở hữu, sử dụng các sản phẩm trên để tận hưởng một cuộc sống đầy đủ. Xuất phát từ tình hình cạnh tranh thực tế, câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp ngày nay làm thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và có ý nghĩa sống còn này, đó là một câu hỏi có nhiều ý kiến giải đáp khác nhau. Tuy nhiên, đáp án đều tựu chung lại là doanh nghiệp phải xây dựng bằng được một thương hiệu tốt cho riêng mình và thương hiệu đó phải được ngự trị trong não người tiêu dùng. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp là được người tiêu dùng ưa chuộng hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh, như vậy doanh nghiệp phải tạo được tình huống như thế nào đây ?. Khác biệt hóa có thật sự cần thiết? Trong tất cả các trường hợp mà người tiêu dùng có sự lựa chọn - câu trả lời là có. Tại sao? Bởi vì người tiêu dùng sẽ lựa chọn dựa trên sự khác biệt đặc sắc trong nhận thức của họ. Chỉ một vài giây cho sự lựa chọn, thật ít ỏi. Nhưng sự thành công, thất bại nằm trong tình huống đó: người tiêu dùng sẽ chọn lựa dựa trên nhận thức về những khác biệt giữa nhiều yếu tố, không dựa trên giá trị sản phẩm mà tạm thời phụ thuộc vào giá trị cảm nhận được của họ. Hơn nữa, trên thị trường, không có nhiều những lý do thật sự khác biệt cho sự lựa chọn. Chẳng hạn khi người tiêu dùng lựa chọn 1 chiếc xe, tất cả những thương hiệu và kiểu dáng nổi tiếng đều nhằm đem lại cho khách hàng những yếu tố được xem là quan trọng nhất như: công dụng, sự tin cậy, an toàn, tiện lợi, việc lựa chọn thương hiệu và kiểu dáng khi đó sẽ dựa trên những thứ được xem là kém quan trọng hơn, chẳng hạn như thiết kế đèn chiếu hậu như thế nào! Màu sơn có hài hòa hay nổi bật không!
    Có thể nói thương hiệu tốt thường mang lại một số lợi ích nổi bật. Nó đáng được hưởng một giá cao hơn. Nó giúp doanh nghiệp dứng vững hoặc vượt qua một cuộc cạnh tranh dễ dàng hơn. Nó có thể làm chậm hoặc ngưng sự xói mòn của thịphần. Nó làm tăng sức lôi cuốn của công ty đối với các thị trường và mang lại các giá trị hữu hình khác cho doanh nghiệp.
    Phần 2: Nội dung
    Chương 1: Lý do chọn tập đoàn VNPT
    Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường, với các chính sách kinh tế mô và chiến lược tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế thị trường đã, đang và sẽ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện với những thách thức, khó khăn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tính quốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị trường ngay trong nước cũng như thế giới. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp trong nước phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Doanh nghiệp muốn làm được như vậy cần phải đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình, khi đó doanh nghiệp mới tồn tại trên thị trường và ngày càng phát triển.
    Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, việc kinh doanh có hiệu quả không những tạo đà cho nền kinh tế phát triển, mà còn góp phần giữ vững định hướng nền kinh tế nước nhà. Phải luôn giữ vai trò tiên phong trong việc hội nhập kinh tế, hợp tác, kinh doanh có hiệu quả hơn.
    Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam(VNPT) là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông càng phát triển sẻ thúc đẩy được nền kinh tế phát triển theo. VNPT cung cấp rất nhiều dịch vụ ra thị trường để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, việc tạo ra dịch vụ đã khó nhưng để đưa chúng vào hoạt động kinh doanh lại còn khó hơn, khi mà trên thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện. Để cạnh tranh trong một thị trường cạnh tranh cao như vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn được quan tâm, theo dõi khắt khe. Để làm sao kinh doanh có hiệu quả mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.Do đó VNPT luôn có những chiến lược đưa ra để đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thêm doanh thu cho VNPT. Một trong những chiến lược đó là chiến lược về sản phẩm , để hiểu hơn về chiến lược này chúng em xin đi sâu nghiên cứu về “ Chiến lược sản phẩm của VNPT ” . Sau đây là phần trình bày của nhóm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...