Luận Văn Chiến lược sản phẩm của cà phê trung nguyên-thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
    1.1 Sản phẩm và các cấp độ của sản phẩm 3
    1.1.1 Sản phẩm là gì? 3
    1.1.2 Các cấp độ sản phẩm 3
    1.1.3 Phân loại sản phẩm 4
    1.2 Các quyết định về nhãn hiệu 6
    1.2.1 Khái niệm nhãn hiệu 6
    1.2.2 Các bộ phận cơ bản của nhãn hiệu 6
    1.2.3 Tại sao phải đặt tên nhãn hiệu? 7
    1.2.4 Quyết định về người đứng tên hiệu 7
    1.2.5 Quyết định về chất lượng tên hiệu 7
    1.2.6 Quyết định tên hiệu riêng hay tên công ty 8
    1.2.7 Quyết định mở rộng tên hiệu 8
    1.2.8 Quyết định đa hiệu 8
    1.3 Quyết định về bao bì sản phẩm và dịch vụ 8
    1.3.1 Quyết định về bao bì sản phẩm 8
    1.3.2 Quyết định về dịch vụ khách hàng 9
    1.4 Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm 10
    1.5 Chiến lược sản phẩm mới 11
    1.5.1 Thế nào là một sản phẩm mới? 11
    1.5.2 Giai đoạn thiết kế và Marketing sản phẩm mới 11
    1.6 Chu kỳ sống của sản phẩm và các chiến lược Marketing 14
    1.6.1 Giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường 15
    1.6.2 Giai đoạn phát triển 16
    1.6.3 Giai đoạn chín muồi 17
    1.6.4 Giai đoạn suy thoái 17
    PHẦN 2. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN 19
    2.1 Giới thiệu chung về cà phê Trung Nguyên 19
    2.1.2 Tầm nhìn và sứ mạng 21
    2.1.3 Giá trị cốt lõi 21
    2.1.4 Sơ lược về nguồn nhân lực 22
    2.1.5 Định hướng phát triển 22
    2.2 Thực trạng về chiến lược sản phẩm của cà phê trung nguyên 23
    2.2.1 Sản phẩm và các danh mục sản phẩm 23
    2.2.2 Logo của cà phê Trung Nguyên 26
    2.2.3 Bao bì sản phẩm cà phê Trung Nguyên 27
    2.2.4 “Cuộc chiến” thương hiệu cà phê 29
    2.2.5 Cà phê Trung Nguyên tăng xâm nhập thị trường thế giới 32
    PHẦN 3. HƯỚNG ĐI TIẾP THEO CHO CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN 34
    KẾT LUẬN 37

    2.1 Giới thiệu chung về cà phê Trung Nguyên
    Ra đời vào giữa năm 1996 - Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam nhưng đã thành công nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc đới với người tiêu dùng cả trong nước và ngoài nước chỉ trong vòng hơn 10 năm. Từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, trung nguyên đã trỗi dậy trở thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: công ty cổ phần hòa tan trung nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Việt Nam Global Gateway với các ngành nghề chính bao gồm:
    - Sản xuất, chế biến, kinh doanh trà và cà phê.
    - Nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
    Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay Trung Nguyên đã có một mạng lưới gồm 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với thị trường trọng điểm là Trung Quốc và Mỹ. bên cạnh đó Trung Nguyên đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng hiện đại và trung tâm phân phối G7 Mart trên toàn quốc.
    2.1.1 lịch sử phát triển
    -16/06/1996. cà phê Trung Nguyên bắt đầu khởi ngiệp tại Buôn Ma Thuột (sản xuất và kinh doanh trà và cà phê).
    -1998. Trung Nguyên xuất hiện ở thành phố Hồ Chí Minh với khẩu hiệu: “mang lại cảm hứng sáng tạo mới” với con số 100 quán cà phê Trung Nguyên
    2000. Trung Nguyên đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản.
    Năm 2001, Trung Nguyên có mặt khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại Singapore và tiếp theo là Campuchia và Thái Lan.
    Năm 2002, sản phẩm trà tiên ra đời.
    Năm 2003, ra đời cà phê G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển.
    Năm 2004, mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại Việt Nam, 121 nhà phân phối , 7000 điểm bán hàng và 59000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm.
    Năm 2005. Trung Nguyên khánh thành nhà máy xay rang tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương với công suất rang xay là 10000 tấn/năm và cà phê hòa tan 3000 tấn/năm. Đạt chứng nhận EUPERGAP( thực hành nông nghiệp tốt và chất lượng cà phê ngon) của thế giới. Chính thức khai trương khu du lịch Trà Tiên Phong tại Lâm Đồng. phát triển hệ thống quán cà phê lên tới 1000 quán và sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Vcarine, Mỹ, Ba Lan. Là thương hiệu cà phê Việt Nam duy nhất được chọn phục vụ các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị ASEM5 và APEC 2006.
    Năm 2006. định hình cơ cấu của một tập đoàn đối với việc thành lập và đưa vào hoạt động công ty mới: G7 Mart, truyền thông Nam Việt, Vieetnam Glabal Gate way.
    Sự ra đời của hệ thống của hàng tiện lợi G7 Mart vào ngày 05/08/2006 tại Dinh Thống Nhất đã đánh hồi chuông cảnh báo đầu tiên cho hệ thống phân phối Việt Nam trước nguy cơ xâm nhập của hệ thống phân phối nước ngoài khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Xuất khẩu sản phẩm hơn 43 quốc gia trên thế giới.
    Năm 2007. công bố triết lý cà phê và khởi động dự án: “ thủ phủ cà phê toàn cầu” tại Buôn Ma Thuột. tháng 12/2007 kết hợp cùng UBND tỉnh Đắc Lắc tổ chức thành công tuần lễ văn hóa cà phê tại hai thành phố đầu cầu của đất nước là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Sự thành công của tuần lễ văn hóa cà phê 2007 đã góp phần nâng cao chất lượng của người dân về vai trò và tầm quan trọng của cà phê trong tương lai.
    Năm 2008 khai trương hội quán sáng tạo cà phê Trung Nguyên tại Hà Nội, đầu tư trên 40 triệu USD xây dựng nhà máy chế biến cà phê với công nghệ hiện đại nhất thế giới tại Buôn Ma Thuột.
    Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: thống lĩnh thị trường nội địa, chinh phục thị trường thế giới:
    - Dịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu.
    - Đầu tư về ngành.
    - Phát triển hệ thống nhượng quyền trong nước và quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...