Tài liệu Chiến lược phát triển thương mại nội địa đối với mặt hàng thép trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc

Thảo luận trong 'Kinh Tế Vi Mô' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những năm qua, tuy ngành thép đã được đầu tư đáng kể và có bước phát triển tương đối mạnh (cả quốc doanh và tư nhân), đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, có tiềm lực tăng gấp hàng chục lần so với năm 1990 và đạt sản lượng trên 1 triệu tấn/năm, song vẫn còn trong tình trạng kém phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới, thể hiện ở các mặt:

    Trang thiết bị có quy mô nhỏ, phổ biến thuộc thế hệ cũ, lạc hậu, trình độ công nghệ và mức độ tự động hóa thấp. Chất lượng sản phẩm còn hạn chế (nhất là khu vực tư nhân), chỉ có hai dây chuyền cán liên tục tương đối hiện đại thuộc khối liên doanh.

    Cơ cấu mặt hàng sản xuất phôi thép quá nhỏ bé, các nhà máy và cơ sở cán thép còn phụ thuộc quá nhiều vào phôi thép nhập khẩu. Toàn bộ sản phẩm cán dẹt trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu.

    Chi phí sản xuất còn cao, năng suất lao động thấp, số lượng lao động quá đông, giá thành không ổn định (do lệ thuộc vào phôi thép nhập khẩu) nên tính cạnh tranh chưa cao. Khả năng xuất khẩu sản phẩm thép còn rất hạn chế.

    Nhìn một cách tổng quát, ngành thép Việt Nam vẫn ở trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, nặng về gia công chế biến từ phôi và bán thành phẩm nhập khẩu. Trình độ công nghệ thấp, chưa có nhiều thiết bị hiện đại tự động hóa cao, cần phải đầu tư cải tạo phát triển, thay thế dần các thiết bị cũ, lạc hậu, mới có thể bảo đảm tính cạnh tranh trong thời gian tới.

    Với những vấn đề còn tồn tại trên, bài thảo luận xin đề cập đến thực trạng về sản xuất – tiêu thụ thép trong nước và đưa ra một số phương pháp nhằm phát triển chiến lược thương mại nội địa đối với ngành thép ở Việt Nam.


    Đề cương:

    Chương 1: Lý luận chung về ngành thép ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

    1.1 Vai trò, vị trí của ngành thép trong nền kinh tế quốc dân

    1.2 Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược thương mại nội địa phát triển ngành thép

    Chương 2: Thực trạng ngành thép ở Việt Nam hiện nay

    2.1 Tình hình sản xuất phục vụ tiêu thụ trong nước.

    2.2 Tình hình xuất khẩu

    2.3 Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đối với ngành thép ở Việt Nam

    2.4 Những vấn đề cạnh tranh của thép nội địa với thép ngoại nhập

    Chương 3: Các chiến lược phát triển thương mại nội địa đối với mặt hàng thép trong nước

    3.1 Quan điểm, mục tiêu, quy hoạch đặt ra cho ngành thép

    3.2 Chính sách phát triển kinh tế trong nước nhằm hỗ trợ ngành thép

    3.3 Giải pháp phát triển, kích thích sản xuất – tiêu thụ thép trong nước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...