Thạc Sĩ Chiến lược phát triển thị trường của ngành thép việt nam hậu wto

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 17/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam đang thực hiện đường lối công nghiệp hoá đất nước với mục tiêu
    phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật
    hiện đại vào năm 2020. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá đất
    nước, Việt Nam cần phát triển một số ngành công nghiệp cơ bản, trong đó, xây
    dựng ngành công nghiệp Thép vững mạnh có vai trò rất quan trọng.
    Trong những năm qua, ngành Thép Việt Nam đã có những bước phát triển
    mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, nhu cầu về thép của nền kinh
    tế ngày càng tăng, trong tương lai gần sẽ đạt tới hàng chục triệu tấn mỗi năm. Với
    năng lực sản xuất còn thấp (khoảng 6 – 7 triệu tấn/năm) và chủng loại sản phẩm
    nghèo nàn, hiện nay, Việt Nam đang phải nhập khẩu rất nhiều thép cả về số lượng
    và chủng loại. Bên cạnh đó, thị trường thép Việt Nam cũng đang phải đối mặt với
    các lực lượng cạnh tranh lớn. Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trường, với
    xuất phát điểm thấp, ngành Thép Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong xây dựng và
    phát triển. Nếu không có những biện pháp và chiến lược phù hợp, nguy cơ mất cơ
    hội ngay trên thị trường nội địa là hoàn toàn có thể xảy ra Do vậy, việc xây dựng
    một chiến lược phát triển thị trường phù hợp là một trong những nội dung quyết
    định để phát triển ngành Thép Việt Nam trong thời kỳ hậu hội nhập Tổ chức
    Thương mại Thế giới (WTO) hiện nay.
    Đã có một số nghiên cứu về ngành Thép Việt Nam, như: “Chính sách phát
    triển công nghiệp thép – Kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc” của Ban Quản
    lý Dự án Thạch Khê thuộc VSC; “Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành Thép
    Việt Nam giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến năm 2025” của Viện nghiên cứu
    chiến lược, chính sách công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp; “ Công nghiệp gang
    thép Việt Nam: một giai đoạn phát triển và chuyển đổi chính sách mới” của
    Nozomu Kawabata (Nhật Bản) . Các công trình trên đây đã đề cập đến một số
    nội dung về thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành Thép Việt Nam. Tuy
    nhiên, chưa có công trình nghiên cứu độc lập và chuyên biệt về chiến lược phát
    triển thị trường của ngành Thép Việt Nam.
    Trong bối cảnh như vậy, là người đã từng làm việc trong ngành Thép Việt
    Nam và nhận thức được những thuận lợi, khó khăn của ngành Thép trong quá trình
    phát triển, tôi chọn chủ đề: “Chiến lược phát triển thị trường của ngành Thép Việt
    Nam hậu WTO” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu tình hình hoạt động của ngành Thép Việt Nam nói
    chung và thị trường của ngành Thép Việt Nam nói riêng, từ đó đề xuất phương
    hướng và những giải pháp cơ bản để phát triển thị trường thép Việt Nam trong điều
    kiện Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược phát triển ngành Thép Việt Nam nói
    chung và chiến lược phát triển thị trường của ngành Thép Việt Nam nói riêng.
    - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu toàn bộ các hoạt động sản xuất
    kinh doanh của ngành Thép Việt Nam, các doanh nghiệp trực thuộc VSC (VSC) và
    các doanh nghiệp ngoài VSC trong thời gian từ những năm 1960 đến nay và một
    số vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận văn là phương pháp duy vật biện
    chứng của triết học Mác – Lênin, đồng thời lấy tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
    điểm của Đảng và Nhà nước ta trong đường lối phát triển kinh tế đất nước làm cơ
    sở định hướng cho việc nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số
    phương pháp khác như so sánh, phân tích kinh tế, điều tra khảo sát, v.v .
    5. Những điểm mới của luận văn
    1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh nói
    chung và chiến lược phát triển thị trường nói riêng của các doanh nghiệp.
    2. Đánh giá thực trạng kinh doanh và chiến lược phát triển thị trường của
    ngành Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó tổng kết
    những bài học kinh nghiệm để phát triển thị trường ngành Thép Việt Nam.
    3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường của ngành Thép
    Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO hiện nay.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
    lục, nội dung cơ bản của luận văn được chia làm ba chương:
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ sở về chiến lược phát triển thị trường
    Chương 2: Thực trạng chiến lược phát triển thị trường của ngành Thép Việt
    Nam.
    Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường của ngành Thép Việt Nam hậu
    WTO.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...