Luận Văn Chiến lược phát triển sản phẩm trà Atisô cam thảo của Công ty TNHH Nam Nguyên

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/7/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1.Đặt vấn đề
    Khái niệm về sản phẩm được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau.Theo quan điểm truyền thống: sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý học, hoa học, sinh học có thể quan sát được, dùng thỏa mãn nhu cầu cụ thể của sản xuất hoặc đời sống. Theo quan điểm của maketing: sản phẩm là thứ có khả năng thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng, mang đến lợi ích cho họ, và có thể đưa ra chào đón bán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng. Theo đó một sản phẩm được cấu tạo và hình thành từ hai yếu tố cơ bản (yếu tố vật chất và yếu tố phi vật chất). Xét theo quan điểm này sản phẩm vừa là cái “đã có”, vừa là cái “đang tiếp tục phát sinh” với sự thay đổi không ngừng của nhu cầu. Người tiêu dùng hiện đại khi mua 1 sản phẩm không chỉ chú ý đến khía cạnh vật chất, mà còn quan tâm đến nhiều khía cạnh phi vật chất, khía cạnh hữu hình và cả khía cạnh vô hình của sản phẩm.Vì vậy sản phẩm mới được ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng biến đổi và phát triển sản phấm là một lĩnh vực mang tính sống còn với mỗi công ty.Với sự phát triển về CNTP như hiện nay, đòi hỏi các công ty thực phẩm cần liên tục đổi mới, đưa ra các sản phẩm không những đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng mà còn phải tạo ra cho khách hang nhu cầu mới dựa vào việc đưa ra sản phẩm mang tính mới lạ và độc đáo.
    Đứng trên gốc độ một doanh nghiệp, người ta chia sản phẩm mới ra thành 2 loại: sản phẩm mới tương đối và sản phẩm mới tuyệt đối.Trong đó sản phẩm mới tương đối là sản phẩm đầu tiên của doanh nghiệp sản xuất và đưa ra thị trường, nhưng không mới đối với doanh nghiệp khác và đối với thị trường, cho phép doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm nhờ vào việc thay đổi một số thuộc tính nào đó của sản phẩm dựa trên nền tảng đã có sẵn. Còn sản phẩm mới tuyệt đối là sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp và đối với cả thị trường. Doanh nghiệp giống như “người tiên phong” đi đầu trong việc sản xuất sản phẩm này, sản phẩm này ra mắt người tiêu dùng lần đầu tiên. Đây là quá trình phức tạp ( cả trong giai đoạn sản xuất và bán
    hàng) chi phí dành cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thử và thử nghiệm là rất cao. Nó thường chỉ có ở các nước có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh.
    Môn học này sẽ giúp cho chúng ta thực hiện một quá trình phát triển sản phẩm hòan chỉnh thông qua các bài thực hành được thực hiện theo nhóm, và đây cũng là khởi đầu cho quá trình bước chân vào doanh nghiệp chúng ta.
    1.2. Đối tượng nghiên cứu
    - Nghiên cứu thị trường về các sản phẩm
    - Nghiên cứu các thành phần và các nguyên liệu để làm ra các sản phẩm mới.
    - Nghiên cứu về các hình thức tạo ra một sản phẩm mới.
    - Nghiên cứu về phương pháp bảo quản và đưa sản phẩm ra thị trường.
    1.3. Mục tiêu của đề tài
    - Đưa ra một ý tưởng về 1 sản phẩm thực phẩm mới ra thực tiễn
    - Tạo ra một sản phẩm mới trong phòng thí nghiệm, sản phẩm mang tính khả thi
    - Hiểu tầm quan trọng và tiến hành hoạt động theo nhóm
    - Nắm rõ các số liệu kĩ thuật và khoa học phải có trước khi tạo ra một sản phẩm mới.
    1.4. Nhiệm vụ của đề tài
    - Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm
    - Phát triển và đánh giá một ý tưởng về sản phẩm thực phẩm
    - Phát triển một sản phẩm thực phẩm nguyên mẫu, bao gồm cả việc phát triển bao bì, nhãn và đánh giá các thuộc tính, sự an toàn hạn sử dụng của sản phẩm.
    - Đánh giá thị trường cho sản phẩm nguyên mẫu.


    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    Đặt vấn đề 3
    1.2. Đối tượng nghiên cứu: 4
    1.3. Mục tiêu của đề tài: 4
    1.4. Nhiệm vụ của đề tài: 4
    CHƯƠNG 2 6
    XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM 6
    2.1. Giả định công việc 6
    2.2. Phân tích SWOT 6
    2.2.1. Điểm mạnh (Strengths) 6
    2.2.2. Điểm yếu (Weeknesses) 6
    2.2.3.Cơ hội (Opporturnities) 7
    2.2.4.Nguy cơ ( threats). 7
    CHƯƠNG 3 8
    SÀNG LỌC Ý TƯỞNG VÀ XÂY DỰNG KHÁI NIỆM SẢN PHẨM 8
    3.1 Tạo ý tưởng: 8
    3.2. Thảo luận chọn ý tưởng 10
    3.2.1. Mô tả sản phẩm và sàng lọc 50 ý tưởng còn 10 ý tưởng. 10
    3.2.2. Sàng lọc ý tưởng: 24
    3.2.2.1 Đánh giá theo sự cảm nhận – bản đồ nhận thức (Perceptual Mapping Analysis) 28
    3.2.2.3 Đánh giá sự hấp dẫn của sản phẩm (Attractiveness Analysis) 33
    3.2.3. Lựa chọn xác định các thuộc tính, các yếu tố ảnh hưởng 38
    CHƯƠNG 4 : TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU 49
    4.1 Atiso 49
    4.1.1 Lịch sử 49
    4.1.2 Đặc điểm thực vật 50
    4.1.3 Thành phần hóa học 51
    4.1.4. Công dụng 52
    4.2. Cam thảo 55
    4.2.1. Đặc tính sinh học 55
    4.2.2. Thành phần hóa học 55
    4.2.3. Tác dụng dược lý 56
    4.3. Nước 56
    4.4. Đường 59
    4.5. Máy móc – thiết bị: 59
    4.4. Qui trình sản xuất trà atiso cam thảo dự kiến 61
    4.4.1. Thuyết minh quy trình 62
    CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM 65
    5.1. THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM 65
    5.1.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát tỷ lệ hoa: thân : lá atiso trích ly trong thành phần nước atiso 65
    5.1.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát tỷ lệ nước trích ly cam thảo 67
    5.1.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát tỷ lệ phối trộn atiso- cam thảo 68
    5.1.4. Quy trình sản xuất thực tế và thử thị hiếu 71
    5.1.4.1. Quy trình sản xuất thực tế 71
    5.1.4.2. Thử thị hiếu người tiêu dùng 71
    5.2 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 76
    5.2.1. KẾT QUẢ 76
    5.2.1.1. Kết quả khảo sát tỷ lệ phối trộn các thành phần atiso 76
    5.2.1.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ trích ly cam thảo 77
    5.2.1.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ phối trộn atiso- cam thảo 78
    5.2.1.4. Kết quả thử thị hiếu 79
    5.2.2. XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ BÀN LUẬN 80
    5.2.2.1. Xử lý số liệu khảo sát tỷ lệ phối trộn các thành phần của atiso 80
    5.2.2.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ trích ly cam thảo 86
    5.2.2.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ phối trộn atiso- cam thảo 92
    5.2.2.5. Xử lý số liệu thử thi hiếu. 97
    5.2.3. BÀN LUẬN 100
    5.2.3.1. Công thức cuối cùng 100
    5.2.3.2. Giá thành sản phẩm 101
    CHƯƠNG 6: BAO BÌ VÀ NHÃN MÁC 105
    6.1. Chất liệu 105
    6.2. Thông tin trên nhãn mác. 105
    6.3.Thiết kế nhãn cho sản phẩm 106
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 129
    PHỤ LỤC
    TÀI LIỆU THAM KHÀO

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...