Chuyên Đề Chiến lược phát triển nhân sự cho ABBANK Cần Thơ giai đoạn 2008 - 2012

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
    1.2 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.1 Sự cần thiết của đề tài

    Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh và đứng trước thách thức đòi hỏi không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. Những nhân tố bảo đảm các doanh nghiệp chiếm lợi thế trên thương trường chính là phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, đổi mới phương thức marketing và bán hàng, cũng như các biện pháp quản lí hiệu quả đối với nội bộ doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp dựa vào một trong những tài sản lớn nhất, đó chính là nguồn nhân lực – tri thức khoa học – công nghệ.
    Thực tế đã chứng minh rằng, trong quá trình sản xuất kinh doanh, cùng với việc đầu tư vào các yếu tố vật chất và kỹ thuật, việc đầu tư vào nhân sự sẽ mang lại hiệu quả cao và bền vững. Vào WTO, sẽ diễn ra cuộc chiến không súng đạn mà bằng công nghệ, bằng tiềm lực tài chính, thương hiệu, giá cả . sự thắng thua phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân viên. Đó cũng chính là lí do tại sao các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm của Mỹ và Nhật đều chú trọng hàng đầu đến công tác đào tạo và phát triển con người. Có thể nói rằng, phát triển nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược của mỗi doanh nghiệp. Do đó, xây dựng chiến lược nhân sự là một đòi hỏi sống còn của mỗi doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng – lĩnh vực được xem là đang phát triển nóng nhất hiện nay.
    Năm 2007 là năm đại thắng của các ngân hàng thương mại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng vượt trội, lợi nhuận kỷ lục. Thế nhưng, theo dự báo của chuyên gia kinh tế, bước sang năm 2008, ngành ngân hàng bên cạnh cơ hội mới cho sự tăng trưởng nhanh hơn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Sự xuất hiện của hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) mới và các chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2008 sẽ làm cho sức ép cạnh tranh gia tăng mạnh mẽ. Đây là nguyên nhân chính khiến vấn đề nhân sự trong lĩnh vực này ngày càng nóng lên. Có thể nói, thiếu hụt nhân lực ngành ngân hàng đang hết sức trầm trọng. Theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng nhân sự cho ngành ngân hàng đang thiếu khoảng 30.000 người. Ngân hàng Nam Á năm 2007 tuyển 300 lao động với mức lương 3 triệu trở lên vẫn chưa đủ. Ngân hàng Á Châu năm 2006 đã tuyển 100 lao động thì đến năm 2007, con số tuyển dụng đã là 1.200 lao động. Các ngân hàng như Techcombank, Sacombank, Sài Gòn Công thương . cũng đang tích cực tham gia vào “trận chiến” thu hút nhân tài này. Và ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Cần Thơ cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.
    Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm xây dựng, phát triển nguồn lực con người, ABBANK Cần Thơ đã đạt được những thành quả khả quan trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trước yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ mới, ngân hàng vẫn còn bộc lộ một số yếu kém, bất cập, đặc biệt là về lĩnh vực nhân sự. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, xây dựng chiến lược nhân sự để khắc phục những hạn chế, nhằm phát huy nhân tố con người trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh ở ABBANK Cần Thơ là vô cùng cấp thiết. Nhận thức được điều đó, cùng với kiến thức đã học ở nhà trường và với mong muốn được đóng góp phần nhỏ của mình vào quá trình xây dựng và phát triển của ngân hàng nên em chọn đề tài: “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ CHO NGÂN HÀNG ABBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2008 – 2012” làm đề tài tốt nghiệp.

    1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
    Đề tài được hình thành trên cơ sở những kiến thức em đã được các thầy cô hướng dẫn trên giảng đường đại học. Đặc biệt là vận dụng hệ thống các môn học: nghiên cứu marketing, quản trị marketing, thống kê ứng dụng, quản trị nhân sự, quản trị ngân hàng để đánh giá một cách khách quan thực trạng nhân sự tại ngân hàng; phân tích những yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên trong, bên ngoài; dự báo nhu cầu về nhân sự trong giai đoạn 2008 – 2012; từ đó xây dựng và đề ra chiến lược phát triển nhân sự phù hợp nhất, góp phần cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có những bước phát triển mới.
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu chung:
    Mục đích của đề tài là trên cơ sở lí luận, vai trò, tầm quan trọng của yếu tố con người trong sự phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và ở ABBANK nói riêng, cùng với nghiên cứu thực trạng lao động ở ABBANK Cần Thơ. Từ đó xây dựng giải pháp chiến lược phát triển nhân sự của ABBANK Cần Thơ từ năm 2008 đến năm 2012.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
     Phân tích thực trạng về tình hình nhân sự ở ABBANK Cần Thơ.
     Đánh giá tổng quan thị trường lao động trong ngành ngân hàng tại TPCT.
     Dự báo nhu cầu nhân sự của ABBANK Cần Thơ đến năm 2012.
     Xây dựng chiến lược nhân sự cho ABBANK Cần Thơ giai đoạn 2008 – 2012.
     Đề xuất các giải pháp chủ yếu giúp cho chiến lược phát triển và sử dụng nhân sự có hiệu quả tại ABBANK Cần Thơ.
    1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    - Nhân sự có vai trò quan trọng như thế nào đối với ngân hàng?
    - Tình hình quản trị nhân sự của ABBANK Cần Thơ ở hiện tại như thế nào?
    - Những điểm mạnh và điểm yếu của ABBANK Cần Thơ trong công tác quản trị nhân sự?
    - Nhân viên trong ABBANK có hài lòng với công việc hiện tại và công tác quản lý nhân sự tại ngân hàng này hay không? Điều gì làm cho họ hài lòng và không hài lòng?
    - Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân sự trong ngân hàng? Trong đó, nhân tố nào có tác động nhiều nhất? Tại sao?
    - Sau 1 năm nước ta gia nhập WTO, ngân hàng sẽ phải đối mặt với những cơ hội và thách thức gì?
    - Nhu cầu về nhân sự của ABBANK Cần Thơ trong năm năm tới sẽ ra sao?
    - Để đáp ứng yêu cầu về nhân sự trong năm năm tới như đã hoạch định, ABBANK Cần Thơ cần phải có những chiến lược phát triển như thế nào? Và đâu là giải pháp để thực hiện thành công những chiến lược đó?



    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
    1.1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
    1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    1.2.1 Mục tiêu chung 2
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
    1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
    1.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3
    1.4.1 Không gian 3
    1.4.2 Thời gian 4
    1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4

    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
    2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6
    2.1.1 Tổng quan về quản trị nhân sự 6
    2.1.1.1 Định nghĩa 6
    2.1.1.2 Mục tiêu quản trị nhân sự 6
    2.1.1.3 Chức năng phòng nhân sự 6
    2.1.2 Môi trường quản trị tài nguyên nhân sự 7
    2.1.3 Hoạch định tài nguyên nhân sự 10
    2.1.3.1 Định nghĩa 10
    2.1.3.2 Tiến trình hoạch định tài nguyên nhân sự 10
    2.1.3.3 Các phương pháp dự báo 13
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 14
    2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 14
    2.2.1.1 Số liệu thứ cấp 14
    2.2.1.2 Số liệu sơ cấp 14
    2.2.2 Phương pháp xử lí, phân tích dữ liệu 15

    CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI NGUYÊN NHÂN SỰ CỦA ABBANK CẦN THƠ 16
    3.1 Khái quát về ABBANK và ABBANK Cần Thơ 16
    3.1.1 Khái quát về ABBANK 16
    3.1.1.1 Giới thiệu tổng quan ABBANK 16
    3.1.1.2 Các mốc son phát triển của ABBANK 17
    3.1.2 Khái quát về ABBANK Cần Thơ 18
    3.1.2.1 Giới thiệu về ABBANK Cần Thơ 18
    3.1.2.2 Chức năng 18
    3.1.2.3 Nhiệm vụ 18
    3.1.2.4 Quyền hạn 19
    3.1.2.5 Sản phẩm dịch vụ 19
    3.1.2.6 Cơ cấu tổ chức 19
    3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ABBANK CT
    VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
    GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 23
    3.2.1 Đánh giá hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua 23
    3.2.2 Sứ mệnh, chiến lược của chi nhánh giai đoạn 2008 – 2012 25
    3.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ
    CỦA ABBANK CT TRONG THỜI GIAN QUA 29
    3.3.1 Thực trạng 29
    3.3.2 Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên
    đối với công tác quản trị nhân sự 38
    3.3.3 Đánh giá chung về thực trạng nhân sự
    và công tác quản lí nhân sự tại ngân hàng 46

    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NHÂN SỰ 47
    4.1 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG
    NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI TPCT 47
    4.1.1 Về nguồn nhân lực 55
    4.1.2 Về nhu cầu việc làm 48
    4.1.3 Mối quan hệ cung cầu và vấn đề cạnh tranh nhân lực 49
    4.2 DÂN SỐ - VĂN HÓA – GIÁO DỤC 51
    4.3 KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT 52
    4.3.1 Kinh tế 52
    4.3.2 Chính trị và pháp luật 52
    4.4 KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ 54
    4.5 KHÁCH HÀNG 54
    CHƯƠNG 5:
    CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ
    ABBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 56
    5.1 DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN SỰ ABBANK CT 56
    5.1.1 Mối tương quan giữa nhân lực với doanh thu 56
    5.1.2 Dự báo nhu cầu về số lượng 57
    5.1.3 Dự báo nhu cầu về chất lượng 58
    5.3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ 59
    5.4 GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ
    ABBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 61
    5.4.1 Giải pháp phát huy tối đa năng lực của nhân viên 61
    5.4.2 Giải pháp giữ chân nhân viên 61
    5.4.3 Giải pháp thu hút nhân tài 63
    5.4.4 Giải pháp đào tạo và huấn luyện 75
    CHƯƠNG 6:
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
    6.1 Kết luận 67
    6.2 Kiến nghị 68
    6.2.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 68
    6.2.2 Kiến nghị đối với ABBANK Cần Thơ 68
    PHẦN PHỤ LỤC 69
    Phụ lục 1: Phiếu điều tra quan điểm của nhân viên ABBANK CT 69
    Phụ lục 2: Bảng kết quả xử lí số liệu với phần mềm STATA 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

    DANH MỤC HÌNH

    Hình 1: Cơ cấu tổ chức bộ phận nhân sự 6
    Hình 2: Môi trường theo quan điểm quản trị nhân sự 7
    Hình 3: Tiến trình hoạch định tài nguyên nhân sự 10
    Hình 4: Bước trong tiến trình hoạch định tài nguyên nhân sự 11
    Hình 5: Các mốc son phát triển của ABBANK 18
    Hình 6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ABBANK CT 20
    Hình 7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng giao dịch An Nghiệp 22
    Hình 8: Số lượng NV các NH trên địa bàn TPCT 30
    Hình 9: Cơ cấu tuổi của NV ABBANK CT 31
    Hình 10: Tỉ lệ lao động nam, nữ của ABBANK CT 32
    Hình 11: Cơ cấu nhân sự của ABBANK CT 34
    Hình 12: Trình độ NV ABBANK CT 36
    Hình 13: Trình độ NV các NH trên địa bàn TPCT 37
    Hình 14: Thâm niên CB – NV ABBANK CT 38
    Hình 15: Biểu đồ luân chuyển chỗ làm của NV ABBANK CT 38
    Hình 16: Hoạch định tiến trình các giai đoạn trong việc tuyển mộ nhân sự 65


    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2006 – 2007) 23
    Bảng 2: Mục tiêu kinh doanh của ABBANK CT đến năm 2012 25
    Bảng 3: Số lượng lao động của ABBANK CT 29
    Bảng 4: Số lượng NV các NH ở TPCT 30
    Bảng 5: Cơ cấu tuổi của NV ABBANK CT 30
    Bảng 6: Tỉ lệ lao động phân theo giới tính của ABBANK CT 32
    Bảng 7: Cơ cấu nhân sự của ABBANK CT 33
    Bảng 8: Trình độ nguồn nhân lực của ABBANK CT 34
    Bảng 9: Cơ cấu trình độ NV của các NH trên địa bàn TPCT 36
    Bảng 10: Thâm niên và mức độ thuyên chuyển chỗ làm của NV ABBANK CT 37
    Bảng 11: Doanh thu – NSLĐ – Thu nhập của ABBANK CT 39
    Bảng 12: Nhận xét về công việc 40
    Bảng 13: Nhận xét về đào tạo, huấn luyện và thăng tiến 41
    Bảng 14: Nhận xét về tình hình đánh giá nhân sự 42
    Bảng 15: Lương bình quân của các NH ở TPCT 43
    Bảng 16: Nhận xét về lương, thưởng và phúc lợi 43
    Bảng 17: Nhận xét về thông tin, giao tiếp trong ngân hàng 44
    Bảng 18: Nhận xét về môi trường làm việc 45
    Bảng 19: Nhận xét về sự thỏa mãn chung 46
    Bảng 20: Bảng tổng hợp quan điểm của NV ABBANK CT 46
    Bảng 21: Tổng số sinh viên đang học các khối ngành kinh tế trên địa bàn TPCT 48
    Bảng 22: Tổng số sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ và THCN
    thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn TPCT 49
    Bảng 23: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn TPCT 49
    Bảng 24: Lao động đang làm việc tại các NH ở TPCT 50
    Bảng 25: Cung cầu nhân sự ngành ngân hàng tại TPCT 50
    Bảng 26: Bảng thống kê doanh thu – NSLĐ ABBANK CT 57
    Bảng 27: Tương quan giữa số lượng và chất lượng nhân sự 58
    Bảng 28: Dự báo nhu cầu nhân lực giai đoạn (2008 – 2012) 59
    Bảng 29: Ma trận SWOT 60

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    1. NH: ngân hàng
    2. NHTM: ngân hàng thương mại
    3. NV: nhân viên
    4. CBCNV: cán bộ công nhân viên
    5. TPCT: thành phố Cần Thơ
    6. ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
    7. HC – QLNS: hành chính – quản lí nhân sự
    8. PGD: phòng giao dịch
    9. QTNS: quản trị nhân sự
    10. NHNN: ngân hàng Nhà nước
    11. KH: khách hàng
    12. KHDN: khách hàng doanh nghiệp
    13. KHCN: khách hàng cá nhân
    14. LĐ: lao động
    15. ĐH: đại học
    16. CĐ: cao đẳng
    17. TC: trung cấp
    18. LĐPT: lao động phổ thông
    19. SL: số lượng
    20. NSLĐ: năng suất lao động
    21. NVGD: nhân viên giao dịch
    22. NVVP: nhân viên văn phòng
    23. NVQL: nhân viên quản lí
    24. VN: Việt Nam
    25. DN: doanh nghiệp
    26. TCTD: tổ chức tín dụng
    27. Số TB: số trung bình
    28. ĐLC: độ lệch chuẩn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...