Tiểu Luận chiến lược phát triển ngành năng lượng Việt Nam đến năm 2030

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: chiến lược phát triển ngành năng lượng Việt Nam đến năm 2030

    Càng ngày, vấn đề năng lượng càng nổi lên và trở thành vấn đề cấp thiết đối với toàn nhân loại. Những cuộc chiến tranh dầu mỏ, những sự cố điện hạt nhân luôn gây chấn động trên phạm vi toàn thế giới. Trong từng nước, mức độ cấp bách về năng lượng tuy có khác nhau nhưng đều được xác định là "sứ mệnh quốc gia" do nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng lớn. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, chính vì lẽ đó, nhóm chúng tôi đã tiến hành xây dựng buổi hội thảo về Chiến lược phát triển các nguồn năng lượng của Việt Nam trong vòng 20 năm tới.
    A.Thực trạng các nguồn năng lượng của Việt Nam hiện nay
    I. Các nguồn năng lượng không tái tạo
    Năng lượng không tái tạo là những nguồn năng lượng tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Năng lượng không tái tạo thường là các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí thiên nhiên. Các loại nhiên liệu hóa thạch này phải mất hàng trăm triệu năm mới hình thành và hiện đang cạn kiệt theo thời gian. Ngoài ra còn có năng lượng thủy điện và năng lượng hạt nhân.
    Thực trạng của một số nguồn năng lượng không tái tạo ở Việt nam hiện nay:
    1.Dầu khí

    Dầu khí là nguồn khoáng sản quan trọng của nước ta, đến nay, các nhà địa chất dầu khí đã phát hiện và xác định được tiềm năng dầu khí ở các bể trầm tích Đệ tam khoảng 4,3 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng dầu là 1,2 tỷ tấn và trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại là 814,7 triệu tấn. Theo dự báo với mức tiêu dùng như hiện tại, thì trữ lượng này chỉ đảm bảo cung cấp cho 50 năm nữa nếu như không phát hiện và khai thác thêm những mỏ dầu khí lớn nào nữa.


    2.Than đá
    Nguồn khoáng sản than đá của nước ta đang bắt đầu cạn kiệt. Năm 2011, từ một nước xuất khẩu than, nước ta đã phải nhâp khẩu những tấn than đầu tiên. Theo dự báo của Tập đoàn Than khoáng sản, năm 2012, nguồn than khai thác trong nước có thể bị thiếu hụt khoảng 10 triệu tấn, đến năm 2015 lượng than nhập khẩu sẽ lên tới khoảng 28 triệu tấn.
    Hơn nữa, việc khai thác và sử dụng than đá còn thải ra một lượng rất lớn khí CO­­2, gây hại lớn đến môi trường.
    3.Thủy điện

    Tiềm năng thủy điện của nước ta đứng vào hàng thứ 14 trên thế giới với trữ năng khoảng 31 GW (mỗi GW bằng 1 tỷ kW). Sau nhiều chục năm khai thác, thủy điện hiện nay chiếm 38% tổng sản lượng điện của cả nước. Tuy nhiên, thủy điện cũng có nhiều tiêu cực. Đó là muốn có thủy điện, phải hy sinh nhiều diện tích rừng, đất đai nông nghiệp màu mỡ, chưa nói đến nguy cơ vỡ đập gây lũ lụt vùng hạ lưu, những biến đổi về hệ sinh thái. Điều quan trọng hơn, tiềm năng thủy điện về cơ bản đã khai thác hết, phần chưa khai thác thường công suất nhỏ, đầu tư tốn kém và rất không ổn định trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay.
    4.Năng lượng hạt nhân

    Việt Nam đã có những bước đầu trong việc ứng dụng năng lượng hạt nhân, bằng việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận. Dự kiến nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam sẽ hoạt động vào khoảng năm 2017 - 2020 với kinh phí đầu tư 3,5 tỉ USD. Tuy nhiên, việc ứng dụng điện hạt nhân còn gây nhiều tranh cãi về mức độ an toàn và vấn đề môi trường, nhất là khi sau vụ sóng thần động đất tại Nhật Bản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...