Thạc Sĩ Chiến lược phát triển ngành gôã xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trang
    CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1

    1.1 Một số vấn đề về chiến lược 1
    1.1.1 Khái niệm về chiến lược 1
    1.1.2 Vai trò của chiến lược 2
    1.1.3 Tầm quan trọng của hoạch định chiến lược 3
    1.2 Các giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược 4
    1.2.1 Giai đoạn hình thành chiến lược 4
    1.2.2 Giai đoạn thực thi chiến lược 5
    1.2.3 Giai đoạn đánh giá chiến lược 5
    1.3 Qui trình hoạch định chiến lược 5
    1.3.1 Xác định sứ mạng và mục tiêu 5
    1.3.2 Phân tích môi trường 5
    1.3.3 Xây dựng các phương án chiến lược 12
    1.3.4 Lựa chọn chiến lược 14

    CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG NGÀNH SẢN XUẤT ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
    2.1 Tổng quan về thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ ở Mỹ 17
    2.1.1 Đặc điểm kinh tế-xã hội-văn hóa nước Mỹ 17
    2.1.2 Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Mỹ 19
    2.1.3 Một số lưu ý khu xuất khẩu vào thị trường Mỹ 22
    2.2 Những nét chung về ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam hiện nay 23
    2.2.1 Khái quát về ngành đồ gỗ 23
    2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ 26
    2.3 Phân tích những ảnh hưởng hoạt động của ngành sản xuất đồ gỗ 27
    2.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài 27
    * Ma trận hình ảnh cạnh tranh 36
    * Ma trận đánh giá môi trường bên ngoài (EFE) 40
    2.3.2 Phân tích môi trường bên trong 41
    * Ma trận đánh giá môi trường bên trong (IFE) 50
    * Ma trận SWOT chưa đầy đủ 51

    CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM 2015
    56

    3.1 Định hướng phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu đến năm 2015 56
    3.1.1 Cơ sở để xác định mục tiêu 56
    3.1.2 Mục tiêu phát triển 57
    3.1.3 Phương hướng phát triển 57
    3.2 Xây dựng chiến lược – Ma trận SWOT 59
    3.3 Các chiến lược lựa chọn 61
    3.3.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung 61
    3.3.2 Chiến lược Marketing 62
    3.3.3 Chiến lược tăng trưởng hội nhập 68
    3.4 Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược 70
    3.4.1 Giải pháp tạo vốn đầu tư 70
    3.4.2 Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu 71
    3.4.3 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 73
    3.4.4 Giải pháp khoa học- công nghệ 74
    3.4.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 75
    3.4.6 Giải pháp Marketing, xây dựng thương hiệu 76
    3.4.7 Giải pháp chống bán phá giá 79
    3.5 Kiến nghị 80
    3.5.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 80
    3.5.2 Kiến nghị Hiệp hội ngành gỗ 81

    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng diễn ta mạnh mẽ, nền kinh
    tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự
    thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp và của mỗi quốc gia không chỉ là
    những lợi thế truyền thống về nhân lực, tài nguyên, vị trí địa lý v.v. nữa mà chính
    là sự lựa chọn đúng chiến lược phát triển, cạnh tranh và lợi thế so sánh của quốc
    gia và của từng doanh nghiệp.
    Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ và xuất khẩu đồ gỗã nước ta
    đã có bước phát triển mạnh mẽ, vươn lên thành một ngành hàng có kim ngạch xuất
    khẩu cao, năm 2003 đạt 567,2 triệu USD, năm 2004 nhảy vọt lên 1,1 tỷ USD và
    năm 2005 đạt 1,52 tỷ USD, cho đến nay kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đồ gỗ
    đứng thứ 5 trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia.
    Đối với thị trường Mỹ, đây là một thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam.
    Sau Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ và các chính sách ưu đãi và khuyết khích xuất
    khẩu của Nhà nước Việt Nam đã mở ra nhiều triển vọng để Việt Nam thâm nhập
    thị trường này. Mặc dù chúng ta chỉ mới xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường này từ
    năm 1999, nhưng đến nay Mỹ là thị trường đồ gỗ xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
    và có tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 2-3 con số. Trong tương lai gần Việt Nam sẽ
    là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và xuất khẩu Việt Nam càng
    có nhiều thuận lợi để phát triển hơn nữa ở thị trường này.
    Tuy nhiên, quá trình hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực, việc phát triển
    thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam phải đối mặt với những thách thức
    rất lớn, đó là sự cạnh tranh gay gắt của các đốâi thủ trên thị trường Mỹ, sự bảo hộ
    sản xuất trong nước nên chính phủ Mỹ có xu hướng áp dụng các biện pháp bảo hộ
    mậu dịch phổ biến như : đánh thuế với những mặt hàng bán phá giá, đánh thuế với
    hàng hoá được trợ cấp, và nhiều công cụ bảo hộ khác. Sự xuất hiện ngày càng
    nghiều các rào cản bảo hộ mới này đã làm cho các nước (chủ yếu là các nước đang
    phát triển) bị đối xử phân biệt và bị đơn phương chịu đựng các “chiêu thức” bảo hộ
    của các nước phát triển. Bên cạnh đó, ngành sản xuất đồ gỗ cũng gặp không ít khó
    khăn và yếu kém của ngành như: thiếu nguyên liệu đầu vào và phải nhập khẩu
    phần lớn, năng lực sản xuất còn nhỏ, công nghệ, máy móc thiết bị còn lạc hậu chưa
    được đổi mới nhiều, mối liên hệ kinh tế-kỹ thuật giữa các doanh nghiệp trong cùng
    ngành ít được thiết lập, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công
    nhân phần lớn không được đào tạo đầy đủ theo yêu cầu mới.v v. và trên hết là
    ngành sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ thiếu một chiến lược phát triển rõ ràng, định
    hướng cho ngành phát triển trong những năm tới.
    Với những thuận lợi và cơ hội trên đã tạo cơ sở cho đồ gỗ Việt Nam sẽ tiếp
    tục phát triển tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, những yếu kém và thách thức đang và
    sẽõ làm cản trở ngành đồ gỗ xuất khẩu kém phát triển. Điều này sẽ được giải quyết
    khi chúng ta có một chiến lược phát triển thích hợp, đây là một vấn đề hết sức cấp
    thiết và quan trọng. Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành đồ gỗ
    xuất khẩu của Việt Nam, chúng tôi chọn đề tài : “Chiến lược phát triển ngành gôã
    xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015
    ” là một đề tài cần thiết
    trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành tự đổi mới mình
    và tiến tới phát triển và chiếm lĩnh thêm thị phần trên thị trường Mỹ.
    Mục tiêu nghiên cứu
    - Làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược, quản trị chiến lược, làm cơ sở
    cho việc xây dựng chiến lược phát triển của một ngành có tiềm năng xuất khẩu ở
    Việt Nam sang thị trường Mỹ.
    - Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ
    thời gian qua.
    - Đề xuất chiến lược và giải pháp thực hiện, kiến nghị nhằm định hướng cho
    sự phát triển của ngành đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ trong giai đoạn từ nay đến năm
    2015.


    Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được phân tích và làm rõ nội dung bằng phương pháp phân tích,
    thống kê, tổng hợp, đánh giá với tham khảo ý kiến của một số quản trị cao cấp
    trong các công ty sản xuất đồ gỗ. Cơ sở cho việc nghiên cứu luận văn là nguồn số
    liệu từ niên giám thống kê, các tài liệu trên sách, báo, Internet .
    Phạm vi nghiên cứu
    - Ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam
    - Thị trường đồ gỗ Mỹ.
    Bố cục của luận văn
    Lời mở đầu

    Chương I: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược.
    Chương II: Thực trạng ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị
    trường Mỹ.
    Chương III: Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị
    trường Mỹ đến năm 2015.
    Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...