Báo Cáo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2010-2020

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
    2011-2020
    I- TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC VÀ BỐI CẢNH QUỐC
    TẾ
    1. Tình hình đất nước
    Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển
    kinh tế-xã hội 2001-2010, chúng ta đã tranh thủ
    thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn,
    thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của
    hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực
    và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn
    và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng
    kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát
    triển có thu nhập trung bình. Nhiều mục tiêu
    chủ yếu của Chiến lược 2001-2010 đã được
    thực hiện, đạt bước phát triển mới cả về lực
    lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng
    trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/
    năm.
    Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình
    quân đầu người đạt 1.168 USD. Cơ cấu kinh tế
    chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh
    tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp
    tục được xây dựng và hoàn thiện. Các lĩnh vực
    văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên
    nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời
    sống vật chất và tinh thần của nhân dân được
    cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục
    được mở rộng. Chính trị-xã hội ổn định; quốc
    phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối
    ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng
    và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình,
    ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển
    đất nước.
    Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế
    và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị
    thế của Việt Namtrên trường quốc tế được nâng
    lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy
    nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và nâng
    cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
    Đạt được những thành tựu nêu trên là nhờ phát
    huy được sức mạnh của toàn dân tộc, sự nỗ lực
    phấn đấu vượt bậc, năng động, sáng tạo của
    toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp
    và của cả hệ thống chính trị, sự quản lý điều
    hành có hiệu quả của Nhà nước dưới sự lãnh
    đạo đúng đắn của Đảng.
    Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa
    tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát triển
    chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng
    suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế
    thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc,
    cung ứng điện chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác
    quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng
    các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu
    tư còn dàn trải; quản lý nhà nước đối với doanh
    nghiệp nói chung còn nhiều yếu kém, việc thực
    hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh
    nghiệp nhà nước còn bất cập. Tăng trưởng kinh
    tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo
    chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo
    chiều sâu. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một
    số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là
    về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống
    trong một bộ phận xã hội xuống cấp. Môi
    trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài
    nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác
    và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có
    mặt chưa phù hợp. Thể chế kinh tế thị trường,
    chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn
    là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Nền
    tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp
    theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy
    đủ. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn
    định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc
    gia.
    Những hạn chế, yếu kém trên đây có phần do
    nguyên nhân khách quan, trong đó có những
    vấn đề mới chưa có tiền lệ trong quá trình
    chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định
    hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng nguyên nhân chủ
    quan là chủ yếu: Tư duy phát triển kinh tế-xã hội
    và phương thức lãnh đạo của Đảng chậm đổi
    mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đất
    nước; bệnh thành tích còn nặng; hệ thống pháp
    luật còn nhiều bất cập, việc thực thi chưa
    nghiêm; quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém;
    tổ chức bộ máy cồng kềnh, một bộ phận cán
    bộ, công chức yếu cả về năng lực và phẩm chất;
    tổ chức thực hiện kém hiệu quả, nhiều việc nói
    chưa đi đôi với làm; chưa tạo được chuyển biến
    mạnh trong việc giải quyết những khâu đột phá,
    then chốt và những vấn đề xã hội bức xúc;
    quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát
    huy đầy đủ; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm;
    tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa
    được đẩy lùi.
    Từ thực tiễn phát triển đất nước và kết quả thực
    hiện Chiến lược 10 năm qua, có thể rút ra các
    bài học chủ yếu:
    Một là, phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh
    tổng hợp của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh
    dân tộc với sức mạnh thời đại, huy động và sử
    dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển
    đất nước.
    Hai là, đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và
    tính bền vững của sự phát triển, bảo đảm ổn
    định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan
    hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng.
    Ba là, bảo đảm độc lập, tự chủ và chủ quyền
    quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, chủ
    động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường
    thuận lợi cho phát triển đất nước.
    Bốn là, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa
    tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao
    hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy đầy đủ
    quyền làm chủ của nhân dân.
    2. Bối cảnh quốc tế
    Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong
    bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức
    tạp và khó lường. Trong thập niên tới, hòa bình,
    hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn,
    nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành
    tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội
    phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng cùng với
    những vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo,
    dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên
    nhiên . buộc các quốc gia phải có chính sách
    đối phó và phối hợp hành động.
    Các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
    (ASEAN) bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến
    chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên
    ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa -
    xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển
    và đi vào chiều sâu. ASEAN đang ngày càng
    khẳng định vai trò trung tâm trong một cấu trúc
    khu vực đang định hình nhưng cũng phải đối
    phó với những thách thức mới.
    Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát
    triển năng động và đang hình thành nhiều hình
    thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy vậy, vẫn
    tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là
    tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền
    biển, đảo, tài nguyên .
    Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy
    mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những
    tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách
    thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên
    quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Quá trình
    quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động
    diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào
    mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở
    thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy
    thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác
    giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến.
    Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con
    người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết
    định sự phát triển của mỗi quốc gia.
    Sau khủng hoảng tài chính- kinh tế toàn cầu, thế
    giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới.
    Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và
    cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất
    hiện những liên kết mới. Vị thế của châu Á trong
    nền kinh tế thế giới đang tăng lên; sự phát triển
    mạnh mẽ của một số nước khu vực trong điều
    kiện hội nhập Đông Á và việc thực hiện các hiệp
    định mậu dịch tự do ngày càng sâu rộng, mở ra
    thị trường rộng lớn nhưng cũng tạo ra sự cạnh
    tranh quyết liệt. Quá trình tái cấu trúc các nền
    kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn
    cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước
    tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết
    kiệm năng lượng, tài nguyên. Mặt khác, khủng
    hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa
    bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho
    thương mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy đã bắt
    đầu phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, bất ổn;
    sự điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là
    những nước lớn sẽ có tác động đến nước ta.
    Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế nêu trên
    tạo cho nước ta vị thế mới với những thuận lợi
    và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách
    thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu
    phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ độc lập, chủ
    quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong
    thời kỳ chiến lược tới.
    II- QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
    1. Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền
    vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt
    trong Chiến lược.
    Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn
    định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy
    mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi
    mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất,
    hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu,
    chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển
    kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp
    hài hoà với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ
    và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao
    chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển
    kinh tế-xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải
    thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi
    khí hậu. Nước ta có điều kiện phát triển nhanh
    và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra
    hết sức cấp thiết. Phát triển bền vững là cơ sở
    để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo
    nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển
    nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau
    trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát
    triển kinh tế-xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...