Báo Cáo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 (Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đại hội VII của Đảng quyết định Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991- 2000. Đại
    hội IX đánh giá việc thực hiện chiến lược đó và quyết định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
    cho 10 năm đầu của thế kỷ XXI - Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định
    hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
    nước công nghiệp.

    I- TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC VÀ BỐI CẢNH QUỐC TẾ

    1- Đánh giá việc thực hiện Chiến lược kinh tế - xã hội 1991 - 2000

    Chiến lược 10 năm 1991 - 2000 được thực hiện khi nền kinh tế đang có một số chuyển biến tích
    cực, nhưng đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; chế độ xã hội chủ nghĩa ở
    Liên Xô và Đông Âu tan vỡ; Mỹ tiếp tục bao vây, cấm vận nước ta; các thế lực thù địch tìm cách
    chống phá ta về nhiều mặt; những năm cuối thập kỷ 90, nước ta lại chịu tác động bất lợi của
    cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và bị thiệt hại lớn do thiên tai liên tiếp xảy ra trên
    nhiều vùng.
    Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức gay gắt, nhìn chung việc thực hiện Chiến lược 1991 -
    2000 đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng.
    (1)- Sau mấy năm đầu thực hiện Chiến lược, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.
    Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sau 10 năm tăng hơn gấp đôi (2,07 lần). Tích lũy nội bộ của
    nền kinh tế từ mức không đáng kể, đến năm 2000 đã đạt 27% GDP. Từ tình trạng hàng hoá
    khan hiếm nghiêm trọng, nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và
    nền kinh tế, tăng xuất khẩu và có dự trữ. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển nhanh. Cơ cấu
    kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống
    24,3%, công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 36,6%, dịch vụ từ 38,6% tăng lên 39,1%.
    (2)- Quan hệ sản xuất đã có bước đổi mới phù hợp hơn với trình độ phát triển của lực lượng sản
    xuất và thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà
    nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại một bước,
    thích nghi dần với cơ chế mới, hình thành những tổng công ty lớn trên nhiều lĩnh vực then chốt.
    Kinh tế tập thể có bước chuyển đổi và phát triển đa dạng theo phương thức mới. Kinh tế hộ phát
    huy tác dụng rất quan trọng trong nông nghiệp; kinh tế cá thể, tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư
    nước ngoài phát triển nhanh. Cơ chế quản lý và phân phối có nhiều đổi mới, đáp ứng yêu cầu
    phát triển kinh tế - xã hội.
    (3)- Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, nước ta đã phát triển quan hệ kinh tế với hầu khắp các nước,
    gia nhập và có vai trò ngày càng tích cực trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, chủ
    động từng bước hội nhập có hiệu quả với kinh tế thế giới. Nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu gần
    gấp ba nhịp độ tăng GDP. Thu hút được một khối lượng khá lớn vốn từ bên ngoài cùng nhiều
    công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
    (4)- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trình độ dân trí, chất lượng
    nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên đáng kể. Đã hoàn thành mục tiêu
    xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước; bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một
    số thành phố, tỉnh đồng bằng. Số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gấp 6 lần. Đào tạo nghề được
    mở rộng. Năng lực nghiên cứu khoa học được tăng cường, ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến.
    Các hoạt động văn hoá, thông tin phát triển rộng rãi và nâng cao chất lượng.
    Mỗi năm tạo thêm 1,2 - 1,3 triệu việc làm mới. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn của nước ta) từ
    trên 30% giảm xuống 11%. Người có công với nước được quan tâm chăm sóc. Tỷ lệ tăng dân số
    tự nhiên hàng năm từ 2,3% giảm xuống 1,4%. Tuổi thọ bình quân từ 65,2 tuổi tăng lên 68,3 tuổi.
    Việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chăm lo sức khoẻ cộng đồng, phòng, chống dịch bệnh có nhiều
    tiến bộ. Phong trào thể dục rèn luyện sức khoẻ phát triển; thành tích thi đấu thể thao trong nước
    và quốc tế được nâng lên.
    Trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, những thành tựu và tiến bộ về văn hoá, xã hội là
    sự cố gắng rất lớn của toàn Đảng, toàn dân ta.
    (5)- Cùng với những nỗ lực to lớn của lực lượng vũ trang nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ
    quốc, những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện tăng cường tiềm lực, củng cố
    thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất,
    toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
    Đánh giá tổng quát, phần lớn các mục tiêu chủ yêú đề ra trong Chiến lược kinh tế - xã hội 1991 -
    2000 đã được thực hiện. Nền kinh tế có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản
    xuất và hội nhập kinh tế quốc tế; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt,
    văn hoá xã hội không ngừng tiến bộ; thế và lực của đất nước hơn hẳn 10 năm trước, khả năng
    độc lập tự chủ được nâng lên, tạo thêm điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
    Nguyên nhân của những thành tựu là đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng cùng những cố
    gắng và tiến bộ trong công tác quản lý của Nhà nước đã phát huy được nhân tố có ý nghĩa quyết
    định là ý chí kiên cường, tính năng động, sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân ta.
    Tuy nhiên, những thành tựu và tiến bộ đã đạt được chưa đủ để vượt qua tình trạng nước nghèo
    và kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Trình độ phát triển kinh tế của
    nước ta còn thấp xa so với mức trung bình của thế giới và kém nhiều nước xung quanh. Thực
    trạng kinh tế - xã hội vẫn còn những mặt yếu kém, bất cập, chủ yếu là:
    (1)- Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu. Tích luỹ nội bộ và sức mua trong nước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...