Luận Văn Chiến lược phát triển kinh doanh tại công ty TNHH ôtô Thái Dương đến năm 2015

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 1/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Nền kinh tế Việt Nam sau một thời gian hội nhập cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong những năm gần bước đầu đã đạt được những thành quả đáng khích lệ đưa đất nước thoát khỏi danh sách những nước nghèo trên thế giới. Chủ trương nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo điều kiện cho tất cả doanh nghiệp có cơ hội cùng phát triển, phá bỏ thế độc quyền từ các doanh nghiệp Nhà Nước nên sự cạnh tranh diễn ra rất khốc liệt. Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ đã làm thay đổi lợi thế so sánh của các quốc gia trong thương mại quốc tế theo hướng giảm dần các lợi thế truyền thống như đất đai, tài nguyên, nhân công rẻ, vị trí địa lý, và tăng thêm vai trò, giá trị của các yếu tố tri thức. Quốc gia nào khai thác phát triển tốt nguồn tri thức thì quốc gia đó sẽ có cơ hội phát triển và ngày càng có vị trí cao trên thương trường quốc tế cũng như vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế.

    Việt Nam là thành viên của WTO đã tạo ra cho doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội từ bên ngoài đồng thời cũng phải đón nhận thêm các thách thức từ bên ngoài với những lợi thế so sánh rất rõ ràng về công nghệ, vốn, nhân lực, Điều này đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô trong nước trong đó có Công ty TNHH Ô Tô Thái Dương. Để tồn tại và phát triển bền vững thì các doanh nghiệp trong ngành ô tô nói chung và bản thân Công ty TNHH Ô Tô Thái Dương nói riêng cần phải làm gì? Và làm như thế nào? Trong một môi trường kinh doanh đầy thách thức như vậy trong thời gian tới, chính bản thân các doanh nghiệp này cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

    CÔNG TY TNHH Ô TÔ THÁI DƯƠNG là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh bán buôn và bán lẻ các loại xe ô tô du lịch, ô tô tải, xe chuyên dùng, đầu kéo, xe trạm trộn, được nhập khẩu, lắp ráp trong nước từ các nhãn hiệu nổi tiếng như ISUZU, HINO, MITSUBISHI, HYUNDAI, DAEWOO, và là đại lý ủy quyền chính thức cho các hãng xe trên tại Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

    Trong tình hình kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam đang có những diễn biến bất lợi để phát triển bền vững và mở rộng quy mô, Công ty TNHH Ô Tô Thái Dương cần phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển toàn diện, biết tận dụng tốt những cơ hội, hạn chế những khó khăn, tận dụng thời cơ đẩy lùi nguy cơ. Công ty TNHH Ô Tô Thái Dương muốn tạo ra sự khác biệt cho riêng mình trên thị trường, muốn đạt vị trí dẫn đầu, muốn phát triển bền vững thì trước tiên phải có một chiến lược kinh doanh tốt, hiệu quả. Chiến lược đó phải chứa đựng một tương lai xa của doanh nghiệp và các nhà quản lý công ty rất dễ bỏ qua chiến lược kinh doanh bởi vì họ rất bận rộn với công việc hiện tại. Trong khi đó, doanh nghiệp không thể biết làm thế nào để định vị được công việc kinh doanh của mình và hiện đang ở vị trí nào trên các phân khúc thị trường.

    Với việc lập ra một chiến lược tốt, doanh nghiệp đặt ra được các mục tiêu thực tế và biết một cách rõ ràng về phương thức thực hiện để đạt được chúng trong tương lai. Doanh nghiệp phải tự xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như không nên ủy thác cho người khác. Mỗi doanh nghiệp phải tự quyết định tương lai của mình sẽ phát triển hay là mất đi vị trí trên thị trường rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, đề tài “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN kinh doanh TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ THÁI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2015” được lựa chọn để nghiên cứu vì nó mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn góp phần quan trọng vào việc phát triển ổn định và bền vững tại Công ty trong tương lai.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Thị trường cung cấp, phân phối các loại xe ô tô trên cả nước nói chung và Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt về chủng loại, giá, thương hiệu, chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ, Với việc hàng loạt công ty kinh doanh ô tô ra đời làm cho sức nóng cạnh tranh trên thị ngày càng cao. Dựa vào thực tiễn đề tài nghiên cứu thực trạng tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Ô Tô Thái Dương để từ đó đưa ra được những chiến lược cụ thể mang tính đồng bộ, khả thi cao nhằm phát huy thế mạnh sẵn có nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ô Tô Thái Dương trên thị trường đầy tiềm năng là Thành Phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận.

    3. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong công tác quản trị như: phương pháp nghiên cứu tổng hợp, thống kê phân tích, phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu nhằm đánh giá, nhận xét các hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Ô Tô Thái Dương trong quá trình phát triển.

    Dựa trên các số liệu kinh tế thu thập được từ Công ty TNHH Ô Tô Thái Dương, các cơ quan báo đài, báo cáo của các bộ ngành, các tổ chức có liên quan để tổng hợp các số liệu, phân tích dữ liệu một cách khoa học, thống kê, đánh giá thực trạng nhằm xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với hiện trạng của doanh nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

    4. Phạm vi nghiên cứu

    Với tính đa dạng và phong phú của đề tài, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận hoạch định chiến lược kinh doanh đồng thời với việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nghiên cứu, xây dựng và chọn lựa chiến lược trong lĩnh vực ô tô của Công ty TNHH Ô Tô Thái Dương nhằm đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược, định hướng cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Ô Tô Thái Dương.

    Bài luận văn này nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Ô Tô Thái Dương tại thị trường Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2016 nên chỉ phân tích những vấn đề mang tính tổng quát phục vụ cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty nên không đi sâu vào phân tích những vấn đề mang tính chuyên ngành.

    5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC CƠ SỞ NHẰM HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC
    CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN kinh doanh ĐẾN NĂM 2015
    PHẦN KẾT LUẬN



    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU
    Lý do chọn đề tài 1
    Mục tiêu nghiên cứu 2
    Phương pháp nghiên cứu 2
    Phạm vi nghiên cứu 3
    Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 3
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
    1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC kinh doanh 4
    1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC kinh doanh TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 5
    1.3. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC kinh doanh 7
    1.3.1. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp 7
    1.3.2. Giai đoạn nghiên cứu 8
    1.3.2.1. Phân tích môi trường bên trong 8
    1.3.2.2. Phân tích môi trường bên ngoài 9
    1.3.2.2.1 Môi trường vĩ mô 9
    a. Yếu tố kinh tế 9
    b. Yếu tố chính trị - pháp luật 9
    c. Yếu tố văn hoá – xã hội 9
    d. Yếu tố tự nhiên 10
    e. Yếu tố công nghệ 10
    1.3.2.2.2 Môi trường vi mô 10
    a. Đối thủ cạnh tranh 10
    b. Khách hàng 11
    c. Nhà cung cấp 11
    d. Đối thủ tiềm ẩn 11
    e. Sản phẩm thay thế 12
    1.3.3. xây dựng chiến lược 12
    1.3.4. Lựa chọn chiến lược 13
    1.4. PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC kinh doanh 14
    1.4.1. Căn cứ vào phạm vi chiến lược 14
    1.4.2. Căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược kinh doanh 15
    1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 16
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC CƠ SỞ NHẰM HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC
    2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH kinh doanh CỦA CÔNG TY TNHH Ô TÔ THÁI DƯƠNG 17
    2.1.1. Tổng quan về Công ty Ô Tô Thái Dương 17
    2.1.1.1. Giới thiệu chung 17
    2.1.1.2. Quá trình phát triển 18
    2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 19
    2.1.1.3.1. Chức năng 19
    2.1.1.3.2. Nhiệm vụ 19
    2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự 20
    2.1.1.4.1. Cơ cấu tổ chức 20
    2.1.1.4.2. Cơ cấu nhân sự 20
    2.1.1.4.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban 21
    a. Phòng Hành chánh - Nhân sự 21
    b. Phòng tài chính kế toán 21
    c. Phòng kinh doanh 21
    d. Phòng marketing 22
    e. Phòng dịch vụ phụ tùng 22
    g. Xưởng sửa chữa 22
    2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 2008 – 2010 23
    2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 24
    2.2.1. kinh doanh 25
    2.2.2. marketing 26
    2.2.3. tài chính kế toán 27
    2.2.4. Nhân lực và tổ chức quản lý 27
    2.2.5. Nghiên cứu phát triển 27
    2.2.6. Hệ thống thông tin 28
    2.2.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 29
    2.2.8. Điểm mạnh- điểm yếu 30
    2.2.8.1. Điểm mạnh 30
    2.2.8.2. Điểm yếu 30
    2.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 31
    2.3.1. Môi trường vĩ mô 31
    2.3.1.1. Môi trường kinh tế 31
    2.3.1.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 32
    2.3.1.1.2. Lãi suất 33
    2.3.1.1.3. Tỷ giá hối đoái 34
    2.3.1.2. Môi trường chính trị 34
    2.3.1.3. Môi trường xã hội 35
    2.3.1.4. Môi trường tự nhiên 36
    2.3.1.5. Môi trường công nghệ kỹ thuật 37
    2.3.2. Môi trường vi mô 37
    2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh 38
    2.3.2.2. Khách hàng 39
    2.3.2.3. Nhà cung cấp 39
    2.3.2.4. Sản phẩm thay thế 40
    2.3.2.5. Đối thủ tiềm ẩn 41
    2.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 41
    2.3.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh 42
    2.3.5. Cơ hội và đe dọa 43
    2.3.5.1. Cơ hội 43
    2.3.5.2. Đe dọa 44
    2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 44
    CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN kinh doanh ĐẾN NĂM 2015
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH Ô TÔ THÁI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 45
    3.1.1. Mục tiêu tổng quát 45
    3.1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 45
    3.2. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC kinh doanh 46
    3.2.1. Tầm nhìn 46
    3.2.2. Sứ mạng 46
    3.2.3. Ma trận kết hợp điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – đe dọa (SWOT) 47
    3.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 48
    3.3.1. Chiến lược đa dạng hóa và phát triển sản phẩm mới – kinh doanh phụ tùng, trang trí cho xe ô tô 48
    3.3.1.1. Tính cần thiết 48
    3.3.1.2. Mục tiêu 48
    3.3.1.3. Cách thức thực hiện 49
    3.3.1.3.1. Phân tích thị trường kinh doanh 49
    3.3.1.3.2. Cơ cấu nhân sự và xây dựng cơ bản 49
    3.3.1.4. Dự kiến hiệu quả mang lại 50
    3.3.2. Giải pháp về chiến lược marketing 51
    3.3.2.1. Mục tiêu 51
    3.3.2.2. Cách thức thực hiện 51
    3.3.2.2.1 Chiến lược về sản phẩm 51
    a. Chiến lược phát triển thị trường 52
    b. Chiến lược sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm 52
    3.3.2.2.2. Chiến lược về giá 52
    3.3.2.2.3. Chiến lược về phân phối chiêu thị 53
    3.3.2.2.4. Chiến lược về quảng cáo 54
    3.3.2.3. Dự kiến hiệu quả mang lại 54
    3.3.3. Giải pháp về nhân sự 55
    3.3.3.1 Mục tiêu 55
    3.3.3.2. Cách thức thực hiện 55
    3.3.3.2 1. Tuyển chọn nhân viên 55
    3.3.3.2.2. Huấn luyện đào tạo nhân viên 56
    3.3.3.2.3. Chế độ khen thưởng và đãi ngộ 56
    3.3.3.3. Dự kiến hiệu quả mang lại 59
    3.4. KIẾN NGHỊ 59
    3.4.1. Đối với ngành ô tô Việt Nam 59
    3.4.2. Đối với Nhà nước 60
    3.4.3. Đối với ngân hàng 60
    3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 61
    PHẦN KẾT LUẬN 62
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...