Thạc Sĩ Chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty Scacom Việt Nam đến năm 2010

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Mit Barbie, 2/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài luận văn:

    Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế bao trùm, chi phối toàn bộ quá trìnhï phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Xu thế khách quan này đã đặt các doanh nghiệp của nước ta đứng trước những cơ hội và thách thức lớn lao. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt hơn, các doanh nghiệp phải xác định cho mình những chiến lược phát triển kinh doanh đúng đắn. Vì vậy, việc hoạch định chiến lược đã trở thành một bước tất yếu không thể thiếu trong hoạt động của công ty.

    Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ đang phát triển mạnh và được Nhà nước chú trọng đầu tư. Để đạt mục tiêu 1 tỷ USD đồ gỗ xuất khẩu trong năm 2005, Nhà nước, hiệp hội và bản thân mỗi doanh nghiệp phải có những điều chỉnh và định hướng phát triển đúng đắn. Với mục đích lựa chọn một doanh nghiệp tiêu biểu để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, trên cơ sở đó xây dựng những chiến lược, giải pháp và đưa ra những kiến nghị cần thiết nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ ở Việt Nam, tác giả xin chọn công ty ScanCom Việt Nam, công ty 100% vốn nước ngoài kinh doanh mặt hàng bàn ghế gỗ ngoài trời, để nghiên cứu với đề tài được chọn là:
    “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN kinh doanh CỦA CÔNG TY SCANCOM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010”

    2. Mục tiêu nghiên cứu:

    Dựa trên cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh, tác giả đã nghiên cứu thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu ở Việt Nam, đi sâu phân tích môi trường bên ngoài và môi trường nội bộ của công ty ScanCom để xác định các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của công ty trong thời gian qua; từ đó xây dựng định hướng chiến lược phát triển và các giải pháp thực hiện cho công ty trong thời gian tới.

    3. Phạm vi nghiên cứu:

    Đề tài nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ScanCom từ năm 2001 đến 2003, có xem xét đến mối quan hệ tương hỗ với chiến lược phát triển của ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ ở Việt Nam. Đề tài chỉ phân tích những vấn đề tổng quát phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển của công ty, không đi sâu vào những vấn đề mang tính chất chuyên ngành.

    4. Phương pháp nghiên cứu:

    Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê toán, phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu, phương pháp dự báo, phương pháp logic.

    5. Đóng góp của luận văn:

    Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề hoạch định chiến lược kinh doanh, xây dựng chiến lược hoạt động cho công ty ScanCom trong những năm tới, vạch ra giải pháp thực hiện cụ thể và đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, với ngành.

    5. Bố cục của luận văn:

    Nội dung của luận văn gồm 59 trang, 4 hình vẽ và 12 bảng biểu.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
    -Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạch định chiến lược kinh doanh
    -Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ScanCom Việt Nam.
    -Chương 3: Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty ScanCom Việt Nam đến năm 2010
    Ngoài ra, luận văn còn có 3 trang phụ lục và tài liệu tham khảo.

    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các hình vẽ, bảng biểu
    Phần mở đầu

    Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạch định chiến lược kinh doanh

    1.1 Tổng quan về quản trị chiến lược. .1
    1.1.1 Khái niệm .1
    1.1.2 Vai trò của quản trị chiến lược. 2
    1.2 Các giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược3
    1.2.1 Giai đoạn hình thành chiến lược. 3
    1.2.2 Giai đoạn thực thi chiến lược. .4
    1.2.3 Giai đoạn đánh giá chiến lược. .4
    1.3 Cơ sở hoạch định chiến lược: .4
    1.3.1 Đánh giá các yếu tố bên ngoài (Cơ hội, thách thức)4
    1.3.2 Đánh giá tình hình nội bộ của doanh nghiệp (Điểm mạnh. điểm yếu) .10
    1.4 Một số công cụ hoạch định chiến lược: 13
    1.4.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)13
    1.4.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh .13
    1.4.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)14
    1.4.4 Ma trận SWOT 14

    Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ScanCom Việt Nam

    2.1 Giới thiệu về công ty SCC VN .16
    2.2 Phân tích những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty SCC VN.17
    2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài .17
    2.2.1.1 Tình hình chính trị, luật pháp và chính phủ18
    2.2.1.2 Tình hình kinh tế .19
    2.2.1.3 Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật.20
    2.2.1.4 Tình hình văn hóa xã hội. .21
    2.2.1.5 Tình hình môi trường tự nhiên 21
    2.2.1.6 Tình hình lao động. .22
    2.2.1.7 Thị trường. 22
    2.2.1.8 Các đối thủ cạnh tranh. .23
    2.2.1.9 Nhà cung cấp. .24
    2.2.1.10 Sản phẩm thay thế. .25
    2.2.2 Ma trận đánh giá môi trường bên ngoài (EFE).25
    2.2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh. .26
    2.3 Phân tích môi trường nội bộ của công ty ScanCom Việt Nam.28
    2.3.1 Tình hình sản xuất kinh doanh. 28
    2.3.2 Phân tích các yếu tố chủ yếu của môi trường nội bộ28
    2.3.2.1 Marketing. .28
    2.3.2.2 tài chính kế toán. .31
    2.3.2.3 quản trị sản xuất kinh doanh. .32
    2.3.2.4 Công tác quản trị. .33
    2.3.2.5 Nghiên cứu và phát triển. .34
    2.3.2.6 Hệ thống thông tin. .34
    2.3.3 Ma trận đánh giá môi trường nội bộ (IFE)34
    2.4 Ma trận SWOT chưa đầy đủ. 36

    Chương 3: Chiến lược phát triển của công ty ScanCom Việt Nam đến năm 2010

    3.1 Định hướng phát triển của công ty ScanCom VN đến năm 201037
    3.1.1 Cơ sở để xác định mục tiêu. 37
    3.1.2 Mục tiêu của công ty ScanCom Việt Nam đến năm 201039
    3.2 xây dựng chiến lược – Ma trận SWOT 40
    3.3 Các chiến lược được lựa chọn 41
    3.3.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung. 41
    3.3.2 Chiến lược tăng trưởng hội nhập .45
    3.3.4 Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ Logistic48
    3.3.5 Chiến lược cắt giảm chi phí .49
    3.3.6 Chiến lược phát triển nguồn nhân lựcï. 50
    3.4 Các giải pháp cụ thể để thực hiện chiến lược50
    3.4.1 Giải pháp tạo vốn. .50
    3.4.2 Giải pháp đổi mới quy trình công nghệ.52
    3.4.3 Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm53
    3.4.4 Các giải pháp về Marketing. .55
    3.4.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực. 57
    3.5 Kiến nghị 58
    3.5.1 Kiến nghị đối với Nhà nước. .58
    3.5.2 Kiến nghị đối với ngành 59
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...