Thạc Sĩ Chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    3

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 3
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chiến lược phát triển dịch vụ
    truyền hình trả tiền
    7
    1.1. Một số vấn đề lý luận về chiến lược phát triển dịch vụ truyền
    hình trả tiền
    7
    1.1.1. Khái niệm chiến lược 7
    1.1.2. Khái niệm về dịch vụ truyền hình trả tiền 7
    1.1.3. Các loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền 9
    1.2. Chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền 11
    1.2.1. Mục tiêu phát triển chiến lược 11
    1.2.2. Các công cụ thực hiện chiến lược 14
    1.2.3. Các tiêu chí để đánh giá chiến lược 16
    1.3. Kinh nghiệm quốc tế về chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình
    trả tiền
    20
    1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản 20
    1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 22
    1.3.3. Bài học thành công của StarHub Limited 25
    Chương 2: Thực trạng chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền
    của Đài Truyền hình Việt Nam
    28
    2.1. Khái lược về truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam 28
    2.1.1. Giới thiệu về Đài truyền hình Việt Nam 28
    2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Truyền hình trả tiền của Đài
    Truyền hình Việt Nam.
    28
    2.2. Thực trạng chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của
    Đài Truyền hình Việt Nam
    35
    2.2.1. Quan điểm phát triển của chiến lược 35 4

    2.2.2. Mục tiêu phát triển của chiến lược 36
    2.2.3. Các công cụ thực hiện chiến lược 39
    2.2.4. Tổ chức thực hiện chiến lược 41
    2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển dịch vụ truyền
    hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam đến năm 2020
    42
    2.3.1. Nhân tố bên ngoài 42
    2.3.2. Nhân tố bên trong 44
    2.3.3. Những khó khăn và thách thức trong chiến lược phát triển dịch vụ
    truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam
    46
    2.4. Những kết quả đạt được và những hạn chế trong việc thực hiện
    chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt
    Nam hiện nay
    53
    2.4.1. Những kết quả đạt được 53
    2.4.2. Những hạn chế trong chiến lược phát triển truyền hình trả tiền
    của Đài Truyền hình Việt Nam và nguyên nhân
    58
    Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển dịch vụ
    truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam đến năm 2020
    66
    3.1. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế tài chính 66
    3.2. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực 69
    3.3. Nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ 72
    3.4. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế 73
    3.5. Giải pháp về thị trường và dịch vụ 74
    3.6. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về dịch vụ truyền hình
    trả tiền
    79
    KẾT LUẬN 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 85


    5

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan báo chí, đơn vị sự nghiệp đi đầu trong
    việc đổi mới cơ chế tài chính và cơ chế hoạt động, bước đầu đã đạt được những kết
    quả nhất định, tạo động lực cho Đài phát triển, từng bước thực hiện xã hội hóa trong
    sản xuất chương trình và tăng cường các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện. Từ
    chỗ ngân sách Nhà nước phải bao cấp toàn bộ, đến nay các nguồn thu từ quảng cáo,
    từ dịch vụ truyền hình đã đảm bảo cho Đài tự cân đối được các khoản chi thường
    xuyên, chi đầu tư phát triển và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Các hoạt động
    kinh tế và dịch vụ truyền hình trong đó có dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài
    Truyền hình Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo các nguồn lực cần
    thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, tuy nhiên trong thời đại bùng nổ
    thông tin số với sự mở rộng và phát triển không ngừng của hệ thống truyền hình
    trong và ngoài nước, sự cạnh tranh trên lĩnh vực truyền hình trả tiền sẽ ngày càng
    mạnh mẽ hơn. Để dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam ngày
    một phát triển hơn thì việc xây dựng một chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình
    trả tiền là một yêu cầu cấp thiết
    Có thể nói để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của dịch vụ truyền hình trả
    tiền của Đài Truyền hình Việt Nam, có thể cạnh tranh với các cơ quan truyền hình
    khác và các loại hình truyền thông để hướng tới sự phát triển bền vững, việc xây
    dựng chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài có một ý nghĩa vô
    cùng quan trọng. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “Chiến lược phát triển dịch
    vụ truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam đến năm 2020” mang tính
    thực tiễn sâu sắc và sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển dịch vụ
    truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam
    2. Tình hình nghiên cứu
    Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
    việc ban hành quy chế hoạt động truyền hình trả tiền. Quyết định này quy định việc 6

    quản lý, cung cấp, sử dụng hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ truyền hình trả tiền và nội dung
    thông tin truyền hình trả tiền tại Việt Nam
    Vân Oanh (2011) với bài “Hướng đi của truyền hình trả tiền”, bài viết đã đề
    cập đến việc phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền ở Việt Nam hiện nay còn nhiều
    bất cập, đang còn thiếu một hành lang pháp lý để các nhà cung cấp dịch vụ cạnh
    tranh lành mạnh và hiệu quả hơn
    Lưu Hoàng Vân (2010) với bài “Truyền hình trả tiền phải nâng cao chất lượng
    dịch vụ”, bài viết khẳng định rằng, dù xem truyền hình trả tiền hay không trả tiền thì
    người dân vẫn có quyền đòi hỏi được thưởng thức những chương trình có chất
    lượng, thể hiện tính văn hóa và thẩm mỹ, góp phần nâng cao tư tưởng, tình cảm tốt
    đẹp của mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội. Người dân có quyền đòi hỏi được tôn
    trọng và được phục vụ chu đáo, kể cả quyền được xem những chương trình truyền
    hình chất lượng cao vì vậy các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có trách
    nhiệm công bố chất lượng dịch vụ theo quy định
    Ninh Ngọc (2013) với bài “Truyền hình trả tiền: sân chơi nhiều tiềm năng và
    khốc liệt” bài viết đã chỉ ra thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam còn rất lớn, là
    miếng bánh màu mỡ cho các đơn vị cung cấp dịch vụ khai thác, đầu tư. Tuy nhiên
    cuộc đua giành thị phần truyền hình trả tiền là một cuộc đua dài hơi do đó đòi hỏi
    các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp
    thêm nhiều lựa chọn về sản phẩm để có thể giữ chân được khách hàng
    Mạnh Chung (2013) với bài “Truyền hình trả tiền ở Việt Nam lộn xộn và
    manh mún” đã nêu lên ý kiến của Tiến sĩ Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện
    Chiến lược Thông tin và Truyền thông. Ông Tuấn cho rằng hiện nay các công ty
    cung cấp dịch vụ đa số đều sử dụng công nghệ cũ, số lượng khách hàng ít, không đủ
    sức cạnh tranh, chỉ có một vài doanh nghiệp lớn chi phối thị trường, các doanh
    nghiệp cũng chỉ tập trung phát triển ở các vùng có lãi như thành phố, thậm chí trong
    thành phố chỉ có quận giàu, quận nghèo cũng không được chú trọng điều này làm
    ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng 7

    Hiện nay ở Việt Nam có tới hơn 40 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền
    nhưng các đơn vị hoạt động thực sự hiệu quả và được biết đến thì chỉ chiếm khoảng
    20%. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển nhanh và nóng như vậy cũng bộc lộ
    nhiều vấn đề sơ hở và thiếu sót. Nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ nhưng chưa
    có một cơ sở pháp lý nào bảo vệ cho hoạt động của họ. Nhiều đơn vị phải liên kết
    với các đối tác khác, hoặc núp bóng dưới danh nghĩa khác để hoạt động, tạo ra sự
    cạnh tranh không lành mạnh; nhiều chương trình thực sự tốt không được phổ biến
    rộng rãi, chất lượng chưa đồng đều. Tình hình vi phạm bản quyền diễn ra ở nhiều
    nơi, nhiều đơn vị.
    Tuy nhiên tất cả các bài viết chỉ nêu lên được sự phát triển mạnh mẽ của thị
    trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam, các bài viết cũng chưa nêu lên hay chỉ ra
    được chiến lược phát triển một cách đúng đắn nhất cho loại hình dịch vụ này. Cho
    đến thời điểm hiện tại thì chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến sự phát triển trong
    lĩnh vực này và cũng chưa có bất kỳ một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền
    hình trả tiền nào đề ra một chiến lược phát triển dịch vụ một cách hoàn chỉnh và
    nghiêm túc. Vậy Đài Truyền hình Việt Nam đang thực hiện chiến lược phát triển
    dịch vụ truyền hình trả tiền như thế nào? Cần có giải pháp gì để hoàn thiện chiến
    lược này cho tới 2020? Tác giả đã chọn đề tài này “Chiến lược phát triển dịch vụ
    truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam đến năm 2020” cho luận văn
    tốt nghiệp nhằm tìm giải đáp cho các câu hỏi trên.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích của luận văn là nghiên cứu chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả
    tiền của Đài Truyền hình Việt Nam đến năm 2020. Để giải quyết mục đích trên,
    luận văn đã thực hiện những nhiệm vụ sau:
    - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về dịch vụ truyền hình trả tiền và chiến
    lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền.
    - Phân tích thực trạng chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài
    Truyền hình Việt Nam qua đó rút ra được những mặt đã đạt được và những mặt còn
    hạn chế và nguyên nhân của nó. 8

    - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển dịch vụ
    truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam cho tới năm 2020.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng: Chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài Truyền
    hình Việt Nam.
    - Phạm vi: Luận văn nghiên cứu hoạt động dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài
    Truyền hình Việt Nam để làm rõ quá trình thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ
    truyền hình trả tiền của Đài truyền hình Việt Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp tổng hợp: để tập hợp số liệu, dữ kiện nhằm xác định các mục
    tiêu, các phương án, giải pháp chiến lược được lựa chọn,
    - Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu để tổng kết, kế thừa kết quả
    nghiên cứu, lựa chọn hướng nghiên cứu cho đề tài từ đó rút ra kinh nghiệm trong
    hoạt động thực tế của Đài truyền hình Việt Nam
    - Phương pháp phân tích, so sánh và suy luận để phân tích thực trạng chiến
    lược phát triển của Đài truyền hình Việt Nam, đối chiếu với kinh nghiệm của nước
    ngoài để từ đó rút ra giải pháp hoàn thiện chiến lược
    6. Kết cầu đề tài
    Đề tài được trình bày thành 3 chương
    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chiến lược phát triển dịch vụ truyền
    hình trả tiền
    Chương II: Thực trạng chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của
    Đài Truyền hình Việt Nam
    Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển dịch vụ truyền
    hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam đến năm 2020





    9

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT
    TRIỂN DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN
    1.1. Một số vấn đề lý luận về chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả
    tiền
    1.1.1. Khái niệm về chiến lược
    - Chiến lược như là một kế hoạch, bởi vì chiến lược thể hiện một chuỗi các
    hành động nối tiếp nhau hay là cách thức được định sẵn để có thể đương đầu với
    hoàn cảnh.
    - Chiến lược như là một mô hình, vì ở một khía cạnh nào đó, chiến lược của
    một tổ chức phản ánh được cấu trúc, khuynh hướng mà người ta dự định trong
    tương lai.
    - Chiến lược như là một triển vọng. Quan điểm này muốn đề cập đến sự liên
    quan của chiến lược với những mục tiêu cơ bản, thế chiến lược và triển vọng trong
    tương lai của nó.
    Đối với một doanh nghiệp chiến lược như là một hệ thống các quyết định
    nhằm hình thành các mục tiêu hoặc các mốc mà doanh nghiệp phải đi tới. Nó đề ra
    những chính sách và kế hoạch thực hiện các mục tiêu, nó xác định loại hình và tư
    tưởng kinh doanh của doanh nghiệp, tính chất của các đóng góp kinh tế và ngoài
    kinh tế mà doanh nghiệp có thể thực hiện vì lợi ích của các thành viên, của toàn xã
    hội.
    Tóm lại, một cách đơn giản nhất, chiến lược được hiểu là những kế hoạch
    được thiết lập hoặc những hành động được thực hiện trong nỗ lực nhằm đạt tới mục
    đích của tổ chức.

    1.1.2. Khái niệm về dịch vụ truyền hình trả tiền
    - Dịch vụ truyền hình trả tiền là dịch vụ ứng dụng viễn thông để truyền dẫn,
    phân phối các kênh chương trình, chương trình truyền hình trả tiền và các dịch vụ
    giá trị gia tăng trên hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đến các 10

    thuê bao truyền hình trả tiền theo hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc các thỏa thuận có
    tính ràng buộc tương đương.
    Dịch vụ truyền hình trả tiền có thể được cung cấp trực tiếp (dịch vụ truyền
    hình trực tuyến) hoặc theo yêu cầu (dịch vụ truyền hình theo yêu cầu) đến các thuê
    bao truyền hình trả tiền.
    - Truyền hình trả tiền – Pay TV là hình thức truyền hình có thu phí, do đó đặc
    điểm chính yêu cầu của phương thức thực hiện truyền hình trả tiền là phải có khả
    năng đáp ứng được việc truyền dẫn được nhiều kênh truyền hình, các dịch vụ giá trị
    gia tăng và đặc biệt là phải có khả năng quản lý được các chương trình đến từng đầu
    thu giải mã (cần có hệ thống khóa mã). So với truyền hình quảng bá có sự khác biệt
    căn bản về nguồn thu chính (từ tiền thuê bao, không phải từ quảng cáo), về tính
    tương tác, liên hệ mật thiết giữa người xem và nhà cung cấp chương trình và việc
    đáp ứng hầu hết các nhu cầu về xem truyền hình của khán giả. Cùng với sự phát
    triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và kinh tế, lượng người xem truyền hình
    trả tiền trên thế giới tăng nhanh và xu thế phát triển truyền hình trả tiền là tất yếu.
    Hiện nay trên thế giới có nhiều phương thức thực hiện truyền hình trả tiền là:
    truyền hình cáp (CATV), truyền hình số qua vệ tinh (DTH), truyền hình Internet
    nhưng chỉ có hai phương thức được khuyến nghị sử dụng và chứng tỏ được nhiều
    ưu điểm cũng như có tính tương hỗ nhau là truyền hình cáp CATV và truyền hình
    số qua vệ tinh DTH. Truyền hình số mặt đất không thích hợp cho truyền hình trả
    tiền, chỉ thích hợp cho việc thay thế hệ thống truyền hình quảng bá hiện tai.
    Trên thế giới, truyền hình trả tiền hiện đang chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu
    so với các hình thức kinh doanh khác, nhiều nước còn vượt cả doanh thu quảng cáo
    vì lợi thế của nó. Thứ nhất, do phương thức truyền dẫn là cáp và thu trực tiếp từ vệ
    tinh, truyền hình trả tiền có thể phục vụ đến từng khách hàng thuê bao với số kênh
    gần như không hạn chế và có thể cung cấp chương trình theo yêu cầu, truyền hình
    trả tiền còn có nhiều nguồn thu từ các dịch vụ gia tăng khác. Thứ hai, khả năng thu
    quảng cáo trên truyền hình quảng bá ngày càng hạn chế và đã bão hòa làm cho các
    nhà đầu tư trong lĩnh vực truyền thông ngày càng chú ý hơn đến lĩnh vực truyền 11

    hình trả tiền với lượng khách hàng tiềm năng có thể nói là lý tưởng. Chính vì những
    lý do đó ở nhiều nước trên thế thời hầu như không có truyền hình quảng bá như ở
    Việt Nam mà chủ yếu là truyền hình trả tiền. Qua truyền hình trả tiền mỗi khán giả
    có thể đặt mua để xem từng bộ phim, từng trận bóng đá mà họ yêu thích. Kinh
    doanh truyền hình trả tiền ở các nước phát triển còn rất thuận lợi nhờ luật bản quyền
    ở họ được thực hiện nghiêm chỉnh. Các hãng truyền hình muốn sử dụng chương
    trình của nhau phải trả tiền bản quyền. Truyền hình trả tiền trên thế giới đã được bắt
    đầu thực hiện từ giữa thế kỷ 20 và luôn phát triển gắn liền với những tiến bộ của
    viễn thông thế giới.
    Truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh cung cấp chương trình cho những
    khách hàng đăng ký dịch vụ với mức thuê bao hàng tháng. Truyền hình trả tiền có
    số chương trình nhiều hơn so với truyền hình quảng bá, ngoài các chương trình sản
    xuất trong nước còn cung cấp các chương trình của Đài truyền hình các quốc gia
    khác. Truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh nói chung khác nhau về kỹ thuật
    truyền tín hiệu đến từng máy thu.
    Vậy chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền là một chương trình
    hành động chi tiết được hoạch định nhằm đạt được các mục tiêu. Chiến lược bao
    gồm các vấn để: làm thế nào để tăng được thị phần, làm thế nào để đưa sản phẩm
    tốt nhất ra thị trường, làm thế nào để thỏa mãn khách hàng, làm thể nào để cạnh
    tranh thành công với các đối thủ, làm thế nào để đáp ứng với các điều kiện thay đổi
    của thị trường, thay đổi của công nghệ nhằm mục tiêu phát triển dịch vụ thành
    công

    1.1.3. Các loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền
    Các loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền được phân chia theo phương thức
    truyền dẫn phát sóng, bao gồm:
    - Dịch vụ truyền cáp: là một loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền chủ yếu sử
    dụng dịch vụ hạ tầng kỹ thuật mạng cáp với các công nghệ khác nhau để phân phối 12

    nội dung thông tin trên truyền hình trả tiền trực tiếp đến thuê bao truyền hình trả
    tiền.
    - Dịch vụ truyền hình mặt đất kỹ thuật số: là một loại hình dịch vụ truyền hình
    trả tiền chủ yếu sử dụng hạ tầng kỹ thuật mạng phát sóng truyền hình mặt đất kỹ
    thuật số (DVB-T) để phân phối nội dung thông tin trên truyền hình trả tiền trực tiếp
    đến thuê bao truyền hình trả tiền.
    - Dịch vụ truyền hình trực tiếp qua vệ tinh: là một loại hình dịch vụ truyền
    hình trả tiền chủ yếu sử dụng hạ tầng kỹ thuật phát sóng trực tiếp qua vệ tinh (DTH)
    để phân phối nội dung thông tin trên truyền hình trả tiền trực tiếp đến thuê bao
    truyền hình trả tiền.
    - Dịch vụ truyền hình di động: là một loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền chủ
    yếu sử dụng dịch vụ hạ tầng kỹ thuật mạng phát sóng truyền hình di động mặt đất
    kỹ thuật số, truyền hình di động vệ tinh kỹ thuật số hoặc mạng viễn thông di động
    để phân phối nội dung thông tin trên kênh truyền hình trả tiền trực tiếp đến thuê bao
    truyền hình trả tiền.
    Trong năm 2009, thị trường toàn cầu của truyền hình trả tiền gồm khoảng 596
    triệu thuê bao, mức gia tăng hàng năm là 6.8%. Với hơn 440 triệu thuê bao, truyền
    hình cáp chiếm phần lớn số thuê bao. Tuy nhiên, điều quan trọng là xu hướng đi
    xuống của cáp trong thị trường truyền hình trả tiền mà cụ thể là cáp chiếm hơn
    81.2% thuê bao trong năm 2006 và chỉ 74% trong năm 2009.
    Ngược lại, vệ tinh lại gia tăng thị phần khi lượng thuê bao chỉ chiếm 17% vào
    năm 2006 tăng lên 20.5% trong năm 2009. Cùng thời gian này, IPTV có 23.5 triệu
    thuê bao, thị phần tăng từ 3.7% đến 4.8%.
    Cuối cùng, truyền hình mặt đất phát triển từ 3.7 triệu thuê bao vào năm 2006
    đến 4.6 triệu thuê bao trong năm 2009, mức tăng trưởng gần 1% so với tổng lượng
    thuê bao. Việc tăng trưởng của truyền hình mặt đất trả tiền có thể giải thích do sự hỗ
    trợ mở rộng của truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DTT) ở Châu Âu như Anh, Pháp
    và Ý, thậm chí là vùng Scandinavia. 13

    Trong năm 2009, có 294 triệu hộ (hoặc hơn 49% tổng hộ thuê bao toàn cầu)
    thuê bao truyền hình trả tiền ở khu vực Châu Á/Thái Bình Dương. Châu Âu là vùng
    có số thuê bao lớn thứ hai (25.3%), theo sau là Bắc Mỹ (18.7%), Mỹ La Tinh
    (5.1%), và MEA (1.6%).
    Trong giai đoạn 2006-2009, MEA và Mỹ La Tinh giữ kỷ lục về phát triển
    với mức gia tăng thuê bao theo thứ tự là 44.4% và 38.7%. Trong các thị trường đã
    phát triển như Châu Âu và Bắc Mỹ, tốc độ tăng trưởng hàng năm theo thứ tự là
    7.8% và 1.9%.
    Ở Châu Á / Thái Bình Dương, lượng thuê bao gia tăng hơn 20% từ 2006-
    2009.

    1.2. Chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền
    1.2.1. Mục tiêu phát triển chiến lược
    * Mục tiêu tổng quát của chiến lược
    Mở rộng vùng phủ sóng truyền hình trả tiền trong nước nhằm phục vụ tốt
    nhiệm vụ chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh đảm bảo cung cấp cho đại đa số
    người dân trong nước các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao,
    phù hợp với nhu cầu và thu nhập của mọi đối tượng.
    Phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả, thống
    nhất về tiêu chuẩn và công nghệ, đảm bảo có thể chuyển tải được các dịch vụ truyền
    hình, viễn thông và công nghệ thông tin trên cùng một hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng
    yêu cầu hội tụ công nghệ và dịch vụ.
    Thúc đẩy việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng từ công nghệ tương tự
    sang công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương
    trình, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài
    nguyên tần số.
    Từng bước hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng trên cơ sở
    tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty cổ phần mà Nhà nước nắm
    cổ phần chi phối nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển hạ tầng kỹ thuật phát 14

    thanh, truyền hình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự quản lý thống
    nhất, có hiệu quả của Nhà nước.
    Từng bước triển khai lộ trình số hóa mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình
    số mặt đất phù hợp với điều kiện thực tế về thiết bị thu truyền hình số của người
    dân trên từng địa bàn cụ thể. Về cơ bản sẽ ngừng phát sóng truyền hình mặt đất
    công nghệ tương tự để chuyển sang phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ số khi
    95% số hộ gia đình có máy thu hình có khả năng thu được các kênh chương trình
    truyền hình quảng bá bằng những phương thức truyền dẫn, phát sóng số khác nhau;
    Công nghệ số được áp dụng rộng rãi trong truyền dẫn, phát sóng phát thanh;
    Đa số các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo có nhu cầu, được
    cung cấp thiết bị thu các kênh chương trình phát thanh, truyền hình kỹ thuật số với
    giá cả phù hợp. [6]

    * Mục tiêu cụ thể của chiến lược
    Các đơn vị, doanh nghiệp được phép thiết lập hạ tầng mạng truyền dẫn, phát
    sóng truyền hình trả tiền phối hợp đầu tư, xây dựng hệ thống truyền dẫn, phát sóng
    số mặt đất tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo;
    Các đài phát thanh, truyền hình địa phương phối hợp với các đơn vị, doanh
    nghiệp được phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền
    hình trả tiền trên địa bàn từng bước chuyển toàn bộ các kênh chương trình phát
    thanh, truyền hình sang truyền tải trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng số;
    Triển khai các dự án sản xuất và cung cấp đầu thu truyền hình số giá rẻ cho
    các hộ gia đình. Hạn chế và tiến tới ngừng hẳn việc nhập khẩu và đầu tư mới sản
    xuất các máy phát tương tự;
    Mạng truyền hình cáp được phát triển theo hướng tăng cường sử dụng cáp sợi
    quang và nâng cao tỷ lệ cáp ngầm để bảo đảm chất lượng dịch vụ và mỹ quan đô
    thị, đặc biệt là dọc các tuyến đường, phố chính tại các trung tâm đô thị lớn; Mạng
    truyền hình cáp có khả năng truyền tải các tín hiệu truyền hình, viễn thông và Internet trên một hạ tầng thống nhất, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và
    dịch vụ.
    Ưu tiên phát triển mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình vệ tinh ở vùng sâu,
    vùng xa, biên giới và hải đảo trên băng tần Ku để cung cấp dịch vụ truyền hình đến
    nhà thuê bao (DTH) với thiết bị thu xem đầu cuối nhỏ gọn, tiện dụng; kết hợp sử
    dụng các băng tần C, Ku để trao đổi chương trình giữa các đài phát thanh, truyền
    hình;
    Nghiên cứu và thử nghiệm các công nghệ phát thanh số để lựa chọn chuẩn
    phát thanh số; xây dựng phương án khả thi chuyển đổi từ phát thanh tương tự sang
    phát thanh số; xây dựng lộ trình chuyển đổi sang phát thanh số;
    Xây dựng tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên cơ sở áp dụng bộ tiêu chuẩn
    truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn Châu Âu (DVB-T) và các phiên bản tiếp theo để
    triển khai cho truyền hình số mặt đất; tiếp tục nghiên cứu, đánh giá các hệ tiêu
    chuẩn truyền hình số mặt đất khác để có những lựa chọn phù hợp đối với hệ thống
    phát sóng truyền hình số trong tương lai;
    Đẩy nhanh việc áp dụng các công nghệ di động băng rộng (IMT-2000) và các
    công nghệ mới tiếp theo để phát triển các dịch vụ phát thanh, truyền hình di động;
    Từng bước phát triển công nghệ truyền hình Internet (IPTV) và công nghệ truyền
    hình có độ phân dải cao (HDTV);
    Các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép thiết lập và khai thác hệ thống truyền
    dẫn, phát sóng truyền hình phải đảm bảo hệ thống của mình được thiết kế, lắp đặt
    phù hợp các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để bảo đảm chất lượng dịch
    vụ và không gây can nhiễu cho các hệ thống thông tin khác.
    Ưu tiên phát triển dịch vụ truyền hình mặt đất tại các vùng đồng bằng, trung
    du; phát triển dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình di động tại những vùng thành thị,
    những vùng có mật độ dân cư cao; tăng cường sử dụng dịch vụ truyền hình vệ tinh
    kết hợp với các trạm phát lại công suất nhỏ và trung bình tại những vùng sâu, vùng
    xa, miền núi, hải đảo;
     
Đang tải...