Luận Văn Chiến lược phát triển của công ty Thái Anh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ THÁI ANH VÀ HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU
    1.1 Khái quát chung về Hàng may mặc xuất khẩu
    1.1.1 Hàng may mặc xuất khẩu
    Hàng may mặc là mặt hàng đáp ứng nhu cầu thiết yếu thứ hai cho con người, đó là nhu cầu mặc. Ngày nay, con người không chỉ cần “mặc ấm”, mà họ hướng tới một tầm cao hơn, đó là “mặc đẹp”. Vì vậy, nhu cầu về hàng may mặc liên tục thay đổi theo thị hiếu, khiến cho ngành dệt may trở thành một ngành công nghiệp không thể thiếu trong mọi thời đại. Xuất phát từ phương Tây với ngành công nghiệp dệt nổi tiếng của Anh Quốc, và nhất là sau cuộc cách mạng công nghiệp vĩ đại, dệt may dần dần được phát triển ở khắp nơi trên thế giới. Ở các nước phát triển, nói đến dệt may là nói đến những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, dệt may mới chỉ dừng lại ở gia công quốc tế và xây dựng thương hiệu trong phạm vi nội địa. Tại Việt nam hiện nay có một số thương hiệu đã và đang phát triển như: May Nhà Bè, May Việt Tiến; May 10 Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may vừa và nhỏ phần lớn là các doanh nghiệp gia công.
    Dệt may Việt Nam được biết đến như một địa chỉ quen thuộc cho các doanh nghiệp nước ngoài đặt hàng gia công, bởi vì ngành sản xuất hàng may mặc ở Việt Nam có những thuận lợi nhất định sau đây:
    Thứ nhất: gia công xuất khẩu hàng dệt may là một trong những ngành nghề có truyền thống lâu đời của Việt Nam. Thậm chí, từ trước khi lô hàng dệt may đầu tiên của Việt Nam được xuất sang nước ngoài, ngành dệt may vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nội địa. Hơn nữa, con người Việt Nam tự cổ chí kim đã khéo léo, cần cù, có khả năng làm ra những sản phẩm có chất lượng và đặc chủng.
    Thứ hai: giá gia công và chi phí sản xuất thường ở mức mà các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ có thể chấp nhận được. Chi phí cho sản xuất không tốn kém như các ngành công nghiệp khác, hơn nữa nguồn lao động ở Việt Nam khá dồi dào và chi phí thuê nhân công lại vừa phải; đó là thuận lợi lớn nhất thúc đẩy cho ngành dệt may phát triển tại Việt Nam, đặc biệt là loại hình gia công quốc tế.
    Ngoài những thuận lợi kể trên, dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn như sức cạnh tranh chưa cao và áp lực cạnh tranh lớn. Đối với những thị trường là các nước đang phát triển, thì hàng dệt may Việt Nam phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh đáng gờm, đó là các nước NICs như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore . Còn đối với các thị trường các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu thì khó khăn của dệt may Việt Nam lại tăng lên gấp đôi vì hàng rào chất lượng vô cùng khắc nghiệt. Các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều mới có thể tiếp cận được thị trường tiêu thụ khổng lồ này.
    Thuận lợi nhiều và khó khăn cũng không ít nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm.
    Dưới đây là biểu đồ về sản lượng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2008 và những tháng đầu năm 2009. Trong đó:
    - Số liệu được tập hợp từ các Báo cáo hàng tháng của Tổng cục thống kê Việt Nam
    - Đơn vị: triệu đô la Mỹ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...