Thạc Sĩ Chiến lược phát triển của công ty Công ty cổ phần công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su (Rubico) đến

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA
    CÔNG TY

    1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 4
    1.2 NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC: 5
    1.2.1 Phân tích môi trường 5
    1.2.2 Lựa chọn chiến lược 6
    1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ RA
    QUYẾT ĐỊNH: 10
    1.3.1 Môi trường vĩ mô 10
    1.3.2 Môi trường vi mô 11
    1.3.3 Đánh giá tình hình nội bộ của công ty 12
    1.4 CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 12

    CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ
    XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU (RUBICO)

    2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN
    XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT
    NHẬP KHẨU CAO SU (RUBICO): 15
    2.1.1 Quá trình phát triển của Công ty cổ phần công nghiệp và xuất nhập
    khẩu cao su (Rubico) 15

    2.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần công
    nghiệp và xuất nhập khẩu cao su (Rubico) thời gian qua 17
    2.2 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
    CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU
    (RUBICO): 22
    2.2.1 Môi trường vĩ mô 22
    2.2.2 Môi trường vi mô 26
    2.2.3 Môi trường nội bộ 34
    2.3 NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
    CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU
    (RUBICO) 43

    CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
    CAO SU (RUBICO) ĐẾN NĂM 2015 47

    3.1 CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH
    CỦA CÔNG TY: 47
    3.1.1 Định hướng chiến lược của ngành và Tổng công ty cao su Việt Nam
    3.1.2 Sứ mạng và mục tiêu của công ty 49
    3.2 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ĐỂ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC: 50
    3.3 CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỀ XUẤT: 55
    3.3.1 Chiến lược kết hợp nhóm S-O 55
    3.3.2 Chiến lược kết hợp nhóm S-T 56
    3.3.3 Chiến lược kết hợp nhóm W-O 57
    3.3.4 Chiến lược kết hợp nhóm W-T 58
    3.4 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT – KINH DOANH THÍCH NGHI 58
    3.5 GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC: 66
    3.5.1 Chiến lược thâm nhập thị trường 66
    3.5.2 Chiến lược đổi mới công nghệ 66
    3.5.3 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 69
    3.5.4 Chiến lược tái cấu trúc cơ cấu tổ chức 70
    3.5.5 Các chiến lược chức năng khác 71

    KẾT LUẬN 72
    KIẾN NGHỊ 73


    Kiến nghị với nhà nước
    Kiến nghị với Công ty cổ phần công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su
    (Rubico)

    MỞ ĐẦU
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Cây cao su đã có mặt ở Việt Nam trên 100 năm và ngày càng thể hiện vị trí
    quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm cao su hiện nay là mặt hàng nông
    sản xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sau gạo và cà phê. Cao su thiên nhiên là
    nguồn nguyên liệu chưa thể thay thế để sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu
    cao trong các ngành công nghiệp khác như điện tử, xây dựng . Ngoài ra, gỗ cao su
    ngày càng được ưa chuộng trên thế giới do đặc tính dễ gia công chế biến, màu sắc gỗ
    sáng, vân gỗ đẹp tự nhiên.
    Từ năm 2000 đến nay, cùng với sự hồi phục và phát triển của nền kinh tế thế
    giới, ngành cao su tăng trưởng liên tục, trong khi giá dầu thô tăng vọt dao động quanh
    mức 70USD/thùng làm cho giá của cao su nhân tạo cao hơn so với cao su tự nhiên
    dẫn đến việc giá cao su quốc tế cũng như giá xuất khẩu cao su Việt Nam liên tục
    tăng cao. Năm 2005, giá bán bình quân của cao su Việt Nam đạt 1.500USD/tấn. Kim
    ngạch xuất khẩu cao su cả nước đạt trên 700 triệu USD. Có thể nói, đây chính là thời
    hoàng kim của Tổng công ty cao su Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp
    thành viên của Tổng công ty cao su Việt Nam nói riêng.
    Với kinh nghiệm hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực khai thác sản xuất, kinh
    doanh xuất nhập khẩu mủ cao su sơ chế, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm gỗ cao
    su gia dụng và các loại sản phẩm cao su công nghiệp khác, Công ty cổ phần công
    nghiệp và xuất nhập khẩu cao su (Rubico) đang đứng truớc một cơ hội lớn để củng cố
    và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm đạt mục tiêu hiệu quả
    kinh tế ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, nhu cầu cấp thiết hiện nay là phải nhanh
    chóng xây dựng công ty thành một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh mạnh dựa
    trên việc hoạch định chiến lược kinh doanh khả thi và hiệu quả phù hợp với tình hình
    hiện tại của công ty và thị trường.

    Với lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Chiến lược phát triển của công ty Công
    ty cổ phần công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su (Rubico) đến năm 2015
    ” với
    mong muốn đóng góp công sức của mình vào quá trình thúc đẩy sự phát triển của
    Công ty cổ phần công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su (Rubico) trước mắt và trong
    tương lai.
    II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu của đề tài là hoạch định các chiến lược khả thi cấp công ty cho Công
    ty cổ phần công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su (Rubico) giai đoạn 2006-2015. Cụ
    thể là:
    ¾ Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh hiện tại của Công ty cổ phần
    công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su (Rubico), xác định điểm mạnh, điểm
    yếu, cơ hội và nguy cơ trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh của
    công ty.
    ¾ Trên cơ sở đó, xây dựng và đánh giá các phương án chiến lược, để lựa chọn
    các chiến lược kinh doanh khả thi cho Công ty cổ phần công nghiệp và xuất
    nhập khẩu cao su (Rubico), nhằm tăng vị thế và khả năng cạnh tranh, hội
    nhập của công ty trong xu thế phát triển hiện nay trước thềm Việt Nam gia
    nhập WTO.
    III. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Đề tài nghiên cứu được xây dựng giới hạn ở những lý luận và phương pháp
    mang tính chất so sánh, suy luận lô-gíc trong điều kiện, đặc điểm và tình hình hiện
    tại của Tổng công ty cao su Việt Nam, Công ty cổ phần công nghiệp và xuất nhập
    khẩu cao su (Rubico), và các doanh nghiệp cùng ngành nghề trên địa bàn thành phố
    Hồ Chí Minh và cả nước.
    IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    Để hoàn thành các yêu cầu và đáp ứng các mục tiêu trong quá trình nghiên cứu,
    chúng tôi kết hợp nhiều phương pháp luận như: các lý thuyết về kinh tế vĩ mô, mối
    tương quan giữa các thị trường, chiến lược và chính sách kinh doanh, các phương
    pháp phân tích chiến lược tổng thể dựa trên các công cụ hoạch định theo ma trận
    BCG, SWOT và các chiến lược cạnh tranh của Michael E.Porter Số liệu nghiên cứu
    là số liệu thực tế tại Tổng công ty cao su Việt Nam, Công ty cổ phần công nghiệp và
    xuất nhập khẩu cao su (Rubico) và các công ty cùng ngành và khác ngành trên địa
    bàn thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.
    V. NHỮNG KẾT QUẢ CHÍNH CỦA LUẬN VĂN:
    ¾ Vận dụng cơ sở lý luận về chiến lược phát triển của công ty
    ¾ Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ
    hội và nguy cơ nhằm hiểu tõ thực trạng của Công ty cổ phần công nghiệp và
    xuất nhập khẩu cao su (Rubico).
    ¾ Xây dựng và đánh giá các phương án chiến lược, từ đó lựa chọn các chiến lược
    kinh doanh khả thi cho Công ty cổ phần công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su
    (Rubico)


    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp, Th.S Phạm Văn Nam (2003), Chiến lược &
    Chính sách kinh doanh, NXB Thống Kê.
    2. Don Taylor, Jeanne Smalling archer (2004), Để cạnh tranh với những người
    khổng lồ, NXB Thống Kê.
    3. TS. Thái Trí Dũng (2004), Tâm lý học quản trị kinh doanh, NXB Thống Kê, TP
    HCM.
    4. Fred R. David (2003), Khái luận về quản trị chiến lược – bản dịch Việt ngữ,
    NXB Thống Kê, Hà Nội.
    5. TS. Bùi Lê Hà, TS. Nguyễn Đông Phong, TS.Ngô Thị Ngọc Huyên (2001),
    Quản trị kinh doanh quốc tế, NXB Thống Kê, TP HCM.
    6. Ian Chaston (1999), Marketing định hướng vào khách hàng, bản dịch Việt ngữ,
    - NXB Đồng Nai.
    7. Nguyễn Hữu Lam (1998), Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, NXB
    Giáo Dục, TP HCM.
    8. Michael E. Poter (1996), Chiến lược cạnh tranh – bản dịch Việt ngữ, NXB
    Khoa học- Kỹ thuật, TP.HCM.
    9. PGS.TS Đồng Thị Thanh Phương (2004), Quản trị sản xuất & dịch vụ, NXB
    Thống Kê, TP.HCM.
    10. Rowan Gibson Biên tập (2004), Tư duy lại tương lai- Bản dịch Việt ngữ, NXB
    trẻ.
    11. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003), Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu - NXB
    TP.HCM.
    12. Tập thể tác giả (2005), Những thành tựu xuất sắc trong thời kỳ đổi mới của
    Tổng công ty cao su Việt Nam – NXB Giao thông vận tải.
    13. Tài liệu dùng cho Hội thảo Vũng tàu tổ chức ngày 8/7/2005 do Bộ Thương Mại
    và Hiệp hội cao su Việt Nam tổ chức.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...