Luận Văn Chiến lược phát triển của công ty cổ phần quản lý và phát triển nhà dầu khí miền Nam – PVFCCo-SBD tr

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 01
    1. Tính cấp thiết của đề tài .01
    2. Mục đích nghiên cứu .02
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu 02
    4. Phương pháp nghiên cứu 02
    5. Phạm vi nghiên cứu 03
    6. Dự kiến kết quả nghiên cứu 03
    7. Kết cấu đề tài 03

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
    DOANH NGHIỆP

    1.1. Khái niệm, vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp .04

    1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh .04

    1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp .05

    1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh .06

    1.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 07

    1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 07

    1.2.2. Phân tích môi trường .07

    1.2.2.1. Môi trường vĩ mô 07

    1.2.2.2. Môi trường vi mô 09

    1.2.2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường (EFE) 12

    1.2.3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp 13

    1.2.3.1. Xác định sứ mạng của tổ chức .13

    1.2.3.2. Mục tiêu phát triển 13

    1.2.3.3. Thực trạng và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp .14

    1.2.3.4. Ma trận nội bộ (IFE) .17

    1.2.4. Phân tích và lựa chọn chiến lược .17

    1.2.4.1. Ma trận SWOT .18

    1.2.4.2. Ma trận IE .19

    1.2.5. Lựa chọn chiến lược .20

    1.2.5.1. Ma trận QSPM 20

    1.2.5.2. Dẫn chứng chiến lược .22

    CHƯƠNG 2. CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ
    DẦU KHÍ MIỀN NAM – PVFCCo-SBD

    2.1. Tổng quan về PVFCCo-SBD 24

    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .24

    2.1.2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển của PVFCCo-SBD .25

    2.2. Phân tích môi trường .26
    2.2.1. Môi trường vĩ mô .26

    2.2.2. Môi trường vi mô .27

    2.2.3. Cơ hội – Opportunity 29

    2.2.4. Thách thức – Threats 30

    2.2.5. Ma trận EFE .30

    2.3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp 32

    2.3.1. Sứ mệnh 32

    2.3.2. Mục tiêu .32

    2.3.3. Thực trạng và tiềm năng phát triển của PVFCCo-SBD 33
    2.3.3.1. Thực trạng phát triển của PVFCCo-SBD .33

    2.3.3.2. Tiềm năng phát triển của PVFCCo-SBD 38

    2.3.3.3. Điểm mạnh – Strengths 40

    2.3.3.4. Điểm yếu – Weaknesses .40

    2.3.4. Ma trận IFE 40

    CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA
    PVFCCo-SBD TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015

    3.1. Phương án chiến lược .42

    3.1.1. Thiết lập ma trận SWOT .42

    3.1.2. Ma trận các yếu tố bên trong – bên ngoài (IE) 44

    3.2. Lựa chọn chiến lược .44

    3.2.1. Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) .45

    3.2.2. Các chiến lược thực hiện .50

    3.2.2.1. Chiến lược tập trung 50

    3.2.2.2. Chiến lược cạnh tranh .51

    3.2.2.3. Chiến lược thâm nhập thị trường 52

    3.2.2.4. Chiến lược phát triển thị trường 52

    3.3. Các giải pháp thực hiện chiến lược của PVFCCo-SBD 53

    3.3.1. Về nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi .54

    3.3.2. Về chất lượng dịch vụ 54

    3.3.3. Về nâng cao giá trị gia tăng .55

    3.3.4. Về công tác quản lý, lãnh đạo 55

    3.3.5. Về phát triển nguồn nhân lực .56
    3.3.6. Về cơ cấu tổ chức 59

    3.3.7. Về đầu tư cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh .59

    3.3.8. Về tài chính 59

    3.3.9. Về khách hàng và thị trường .60

    3.3.10.Về hợp tác trong sản xuất kinh doanh 60

    3.3.11.Về marketing và xây dựng thương hiệu .61

    Kết luận .62

    Tài liệu tham khảo .63

    Phụ lục . 64


    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế
    giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng, song sự cạnh
    tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ h ội kinh doanh
    đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của các
    doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh
    nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh
    cho hợp lý và kịp thời.

    Công ty Cổ phần Quản lý và Phát triển nhà Dầu khí Miền Nam (gọi tắt là
    PVFCCo-SBD) được thành lập ngày 26/3/2009, đang hoạt động trong hai lĩnh vực
    là: Quản lý tài sản và đầu tư, xây lắp. Công ty mới được thành lập hơn ba năm và
    có quy mô hoạt động kinh doanh còn nhỏ, hiệu quả chưa cao. Hiện tại, Công ty chủ
    yếu cung cấp dịch vụ hỗ trợ và thực hiện các dự án do công ty mẹ PVFCCo
    (PVFCCo là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam) giao.

    Cùng với những thay đổi của môi trường kin h doanh trong giai đoạn sắp tới
    2012 - 2015, Tập đoàn dầu khí và PVFCCo đang tái cơ cấu và đổi mới để phát triển.
    Nhu cầu hợp tác kinh doanh trong bối cảnh hội nhập ngày càng tăng, nhiều doanh
    nghiệp có nhu cầu hợp tác trong kinh doanh. Do đó, PVFCCo-SBD có cơ hội hợp
    tác phát triển kinh doanh hiệu quả hơn với các đối tác.

    Trong khi đó hiện tại, PVFCCo -SBD cung cấp dịch vụ cho các dự án nhỏ, chủ
    yếu là những dự án thuộc PVFCCo và của các công ty con thuộc PVFCCo và lĩnh
    vực quản lý nhà hiện đang mang lại doanh thu và lợi nhuận khá ổn định cho Công
    ty, nhưng quy mô thị trường quản lý trong ngành nhỏ. PVFCCo -SBD khó tăng giá
    dịch vụ quản lý nhà cho khách hàng trong ngành.

    Do đó, PVFCCo-SBD chỉ có thể tham gia quản lý các tòa nhà của PVFCCo. Vì
    vậy, quy mô thị trường trong ngành mà Công ty có thể hoạt động rất khiêm tốn, tốc
    độ tăng trưởng sẽ giảm dần.

    Chính vì thế, PVFCCo -SBD cần phải nắm vững hơn thị trường hiện tại của
    mình và phát triển rộng thị trường ra ngoài PVFCCo trong tương lai. Muốn làm
    được điều đó thì PVFCCo-SBD cần tạo ra sự khác biệt cho riêng mình, phát triển
    bền vững trên thị trường trong giai đoạn đổi mới hiện nay 2012 - 2015, thì trước
    tiên phải có một chiến lược kinh doanh tốt, hiệu quả. Chiến lược đó phải chứa đựng
    một tương lai xa của PVFCCo-SBD.
    Những chiến lược mới sẽ là nền tảng cho các hoạt động đầu tư, mở rộng lĩnh
    vực kinh doanh và mở rộng thị trường, là cơ sở để xây dựng các kế hoạch hành
    động và xây dựng các kế hoạch hàng năm của PVFCCo-SBD. Là chiến lược tận
    dụng những điểm mạnh và cơ hội để khắc phục điểm yếu và mối đe dọa bên ngoài
    giúp . Vì vậy, đề tài “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
    QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ DẦU KHÍ MIỀN NAM - PVFCCo-SBD
    TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015” được lựa chọn để nghiên cứu vì nó mang tính
    cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn góp phần quan trọng vào việc phát triển ổn định và
    bền vững tại PVFCCo-SBD trong tương lai.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Đề tài tập trung vào: “Chiến lược phát triển của công ty cổ phần quản lý và
    phát triển nhà dầu khí miền Nam – PVFCCo-SBD trong giai đoạn 2012 – 2015 “

    Chiến lược phát triển PVFCCo-SBD giai đoạn 2012 – 2015 được xây dựng trên
    cơ sở kết quả phân tích môi trường kinh doanh của Công ty, chiến lược phát triển
    của PVFCCo, sứ mệnh và tầm nhìn của Công ty.

    Nguyên tắc chỉ đạo tron g xây dựng chiến lược là Công ty phát triển các dịch vụ
    hỗ trợ, nằm trong chuỗi giá trị hoạt động của PVFCCo và góp phần tích cực vào sự
    phát triển của công ty mẹ - PVFCCo.

    Chiến lược PVFCCo-SBD vừa đảm bảo sự phát triển của Công ty trong giai
    đoạn 2012 – 2015, vừa tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của PVFCCo-SBD
    trong những giai đoạn tiếp theo.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    Phân tích, đánh giá các nội dung cơ bản để hoàn thiện công tác hoạch định chiến
    lược kinh doanh của công ty Cổ phần Quản lý và Phát triể n nhà Dầu khí Miền Nam
    - PVFCCo-SBD trong giai đoạn 2012 – 2015. Thông qua xây dựng chiến lược kinh
    doanh, Công ty ẽs xác định đúng đắn hệ thống mục tiêu, chính sách và các biện
    pháp mà Tổng Công ty cần thực hiện trong tương lai.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu
    sử dụng công tác quản trị như: Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, duy vật biện
    chứng, điều tra, thống kê phân tích, mô hình minh hoạ, khảo sát, phương pháp so
    sánh và tổng hợp số liệu nh ằm đánh giá, nhận xét các hoạt động kinh doanh của
    PVFCCo-SBD trong quá trình phát triển.
    Dựa trên các số liệu kinh tế thu thập được từ Công ty PVFCCo-SBD, các cơ
    quan báo đài, báo cáo của các bộ ngành, các tổ chức liên quan để tổng hợp số liệu,
    phân tích dữ liệu một cách khoa học, thống kê, đánh giá thực trạng nhằm đề xuất
    một số chiến lược kinh doanh phù hợp với hiện trạng của PVFCCo-SBD và mang
    lại hiệu quả cao nhất.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Với tính đa dạng và phong phú của đề tài, khoá luận này chỉ tập trung nghiên
    cứu về cơ sở lý luận hoạch định chiến lược kinh doanh đồng thời với việc phân tích
    các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn chiến lược
    của Công ty PVFCCo-SBD nhằm đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược, định
    hướng khá cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh
    của PVFCCo-SBD.

    Khoá luận này nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của Công ty PVFCCo-SBD
    tại thị trường Việt Nam từ năm 2012 đến 2015 nên chỉ phân tích những vấn đề
    mang tính tổng quát phụ c vụ cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty
    nên không đi sâu vào phân tích những vấn đề mang tính chuyên nghành.

    6. Dự kiến kết quả nghiên cứu

    Xác định, lựa chọn chiến lược đúng đắn để vận cụng vào thực tế kinh doanh của
    công ty Cổ phần Quản lý v à Phát triển nhà Dầu khí Miền Nam - PVFCCo-SBD
    trong giai đoạn 2012 – 2015.

    7. Kết cấu đề tài

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3
    chương như sau :

    Chương 1 : Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

    Chương 2 : Công ty cổ phần quản lý và phát triển nhà dầu khí miền Nam –
    PVFCCo-SBD

    Chương 3 : Phân tích chiến lược phát triển của PVFCCo-SBD trong giai
    đoạn 2012 – 2015


    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
    DOANH NGHIỆP

    1.1. Khái niệm, vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp

    1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh

    Quản trị chiến lược bắt nguồn từ khái niệm chiến lược công ty được phát triển
    vào những năm 1960 – 1970. Từ năm 1970 đến nay, với tư tưởng chính là xác định
    mục tiêu, phát triển tốt các biện pháp để đạt được mục tiêu, theo đuổi những cơ hội
    có khả năng thành công bất vào đúng thời điểm cơ hội đó xuất hiện.

    Như chúng ta ãđ bi ết, chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một
    chương trình hành đ ộng tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của
    doanh nghiệp. Chiến lược không nhằm vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để có
    thể đạt được những mục tiêu vì đó là những nhiệm vụ của vô số các chương trình hỗ
    trợ, các chiến lược chức năng khác nhau. Chiến lược chỉ tạo ra các khung hướng
    dẫn tư duy để hành động.

    Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược như :

    Theo Johnson và Scholes, chiến lược được định nghĩa như sau :

    “Chiến lược là việc xác định định hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức
    trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các
    nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu
    của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”.

    Theo Michael Porter (1996), “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa
    các hoạt động của một công ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc
    tiến hành tốt nhiều việc và kết hợp chúng với nhau cốt lõi của chiến lược là
    “lựa chọn cái chưa được làm”.

    Trên thực tế, chiến lược thường được định nghĩa theo hướng thực tiễn nhằm làm
    dễ dàng các quá trình thực hành trong tổ chức và bản chất của quản trị là những
    hoạt động cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mọi tổ chức.

    Hay nói một cách khác, quản trị là một phương thức làm cho những hoạt động
    được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác. Phương
    thức này bao gồm những chức năng hay những hoạt động cơ bản mà nhà quản trị có
    thể sử dụng đó là: Hoạch định - Tổ chức - Điều khiển - Kiểm tra.

    Qua đó, ta có thể tập hợp các khái niệm ấy theo ba cách tiếp cận phổ biến sau :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...