Tiểu Luận Chiến lược phát triển công nghệ sinh học ở việt nam đến năm 2020

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước. Trong những năm qua, mặc dù nước ta còn nghèo, nhưng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ KH&CN trong cả nước, tiềm lực KH&CN đã được tăng cường, KH&CN đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.Tuy nhiên, trình độ KH&CN của nước ta hiện nay còn thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực, năng lực sáng tạo công nghệ mới còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. KH&CN nước ta đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của KH&CN và kinh tế tri thức trên thế giới. Thách thức lớn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay là sự yếu kém về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp của nền kinh tế, dẫn đến nguy cơ kéo dài tình trạng tụt hậu của nước ta so với các nước trong khu vực và khó có thể thực hiện được mục tiêu CNH, HĐH. Điều này đòi hỏi KH&CN phải góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    Trong giai đoạn tới (2010 - 2020, tầm nhìn 2030), khoa học và công nghệ cần ưu tiên nhằm vào những mục tiêu và phương hướng phát triển nào? Có nhiều yêu cầu phải đáp ứng, trong đó nổi lên hàng đầu là góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng với việc thâm dụng vốn, tài nguyên, lao động giản đơn và lao động chất lượng thấp chuyển mạnh sang tích cực phát triển theo chiều sâu mà chủ yếu là sử dụng và phát huy các yếu tố tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó yếu tố tiến bộ khoa học công nghệ là quan trọng nhất.
    Trong từng ngành, lĩnh vực, từng vùng của nền kinh tế đều có không ít những vấn đề, những công việc cần và có thể giải quyết có hiệu quả cao, một khi ứng dụng tốt khoa học, công nghệ, trọng tâm là phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh theo hướng nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh; thật sự gắn nghiên cứu khoa học, công nghệ với đào tạo và sản xuất kinh doanh, làm cho khoa học và công nghệ thật sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cùng với đổi mới, nâng cấp các ngành công nghiệp, kết cấu hạ tầng và dịch vụ, cần coi trọng đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào nông nghiệp và nông thôn để tạo một chuyển biến mạnh mẽ trong sự phát triển của khu vực này.
    Công nghệ sinh học (CNSH) được coi là làn sóng thứ năm trong lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ, và đã trải qua các giai đoạn phát triển sau: CNSH truyền thống như các hoạt động chế biến thực phẩm (rượu, giấm, sữa chua, .), diệt khuẩn, ức chế vi sinh vật có hại, v.v .; CNSH cận đại với việc sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm của công nghệ vi sinh (cồn, bột ngọt, các axit amin, các axit hữu cơ, chất kháng sinh, các loại vaccin, kháng độc tố, các kit chuẩn đoán bệnh, thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học .); CNSH hiện đại chỉ mới xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. CNSH hiện đại sử dụng các kỹ thuật trao đổi, sửa chữa, tái tổ hợp hoặc cải tạo vật chất di truyền ở mức độ phân tử để tạo ra những loại sinh vật mới hoặc bắt các sinh vật này tạo ra các protein hay các sản phẩm khác mà vốn dĩ chúng không tạo ra được.
    Ở Việt Nam, CNSH hiện đại tuy mới phát triển song đã được Nhà nước quan tâm đầu tư. Tuy nhiên hiện nay ngành CNSH nước ta chưa thực sự phát triển, đội ngũ nhân lực ngành CNSH chưa chuyên nghiệp. Trong khi đó, CNSH đòi hỏi sự ứng dụng cao trong công tác nghiên cứu và thực nghiệm. Vì vậy, sự cần thiết phải đầu tư chiều sâu và xây dựng một chiến lược phát triển Công nghệ sinh học trong giai đoạn tới 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và 2050, nhằm từng bước đưa nền khoa học công nghệ của Việt nam nói chung cũng như Công nghệ sinh học nói riêng phát triển ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.
     

    Các file đính kèm:

    • 23-.rar
      Kích thước:
      25.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...