Luận Văn Chiến lược phát triển cây điều tại Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2007 – 2020

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Cây điều đã được đưa vào nước ta hàng trăm năm nay; song mới chỉ thực sự được quan tâm phát triển mạnh trong khoảng 25 năm trở lại đây; đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Quyết định 120/1999/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt đề án phát triển điều toàn quốc đến năm 2010, ngành điều Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh. Năm 2005, tổng diện tích điều toàn quốc 433.456 ha, cả nước có 245 cơ sở chế biến với số lượng nhân điều : 110.805 tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu 500 triệu USD, đứng hàng thứ 2 thế giới (sau Ấn Độ) và là hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ tư (sau gạo, cao su và cà phê).
    Những thành tựu và kết quả của ngành điều Việt Nam trong những năm vừa qua thật đáng trân trọng, minh chứng cho quan điểm, chủ trương đúng đắn của Nhà Nước trong việc xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa bền vững trong cơ chế thị trường là: hãy tận dụng, khai thác có hiệu quả các lợi thế của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên để biến tiềm năng thành lợi thế kinh tế, nhất là sản xuất – chế biến các nông sản xuất khẩu mà ngành điều là một điển hình.
    Theo số liệu thống kê, năm 2006, toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có 14.632 ha điều, sản lượng 13.000 tấn (đứng hàng thứ 7 cả nước). Cây điều được trồng ở hầu khắp các huyện trong tỉnh; nhưng, tập trung nhiều nhất vẫn là huyện Xuyên Mộc (chiếm gần 60% diện tích điều toàn tỉnh); như vậy, có thể xem Xuyên Mộc là huyện trọng điểm về sản xuất điều của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
    Tại BR - VT, cây điều cùng với cao su, hồ tiêu và cây cà phê được xác định là những cây trồng chủ lực, có tiềm năng và lợi thế khá lớn, góp phần làm giảm hộ nghèo trong Tỉnh.Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2001- 2006, cây điều BR - VT có sự tăng trưởng cả về diện tích, năng suất và sản lượng . Giá thu mua hạt điều tươi tại nông hộ biến động từ 8 – 10 ngàn đồng/kg; đặc biệt trong 2 năm 2004 – 2006 có những thời điểm lên tới 13 – 14 ngàn đồng/kg. Do đó, cây điều thực sự trở thành cây có hiệu quả kinh tế và có lợi thế cạnh tranh cao so với một số cây trồng khác; đồng thời còn là cây xóa đói giảm nghèo, cây phủ xanh trên vùng đất dốc, đất xấu của tỉnh BR - VT.
    Bên cạnh những kết quả đạt được, thực trạng phát triển cây điều tỉnh BR-VT còn khá nhiều điều bất cập và gặp không ít khó khăn từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến cũng như những chính sách của nhà nước hỗ trợ, khuyến khích người trồng điều, đó là:
    1. Việc phát triển cây điều ở BR-VT gần như mang tính tự phát, chưa được quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung; các hoạt động hỗ trợ nông dân về cung ứng giống, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, vốn vay tuy đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao, dẫn đến chất lượng vườn điều thấp, sản phẩm không đồng đều; hiệu quả sản xuất của người trồng điều thấp và thiếu ổn định.
    2. Người trồng điều và các nhà máy chế biến hạt điều chưa ký kết được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, gây thiệt hại không nhỏ đối với người trồng điều và thiếu chủ động nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến trên địa bàn.
    3. Các hoạt động khuyến nông, hỗ trợ nông dân về cung ứng giống, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản tuy đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao dẫn đến năng suất và chất lượng điều thấp (độ đồng đều, kích cỡ hạt, độ chín, không đều).
    4. Phần lớn các vườn điều đang cho thu hoạch trên địa bàn Tỉnh là điều trồng cách đây trên 6 năm và trồng bằng giống cũ cần được cải tạo hoặc trồng mới; song, do nguồn vốn của nông dân có hạn (nhất là các hộ nghèo), sự hỗ trợ vốn vay từ nhà nước và từ các doanh nghiệp mặc dù đã được triển khai nhưng còn nhiều điều ách tắc do chưa có dự án đầu tư, phương án sản xuất khả thi và nằm trong vùng quy hoạch
    Từ thực trạng nêu trên cho thấy, có 3 vấn đề lớn cần xem xét giải quyết nhằm bảo đảm cho cây điều phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định cho cả người sản xuất và cơ sở chế biến là :
    1. Quy hoạch vùng trồng điều trên địa bàn Tỉnh một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn, làm cơ sở để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo hành lang pháp lý để người trồng điều có thể vay vốn trung và dài hạn từ các ngân hàng để cải tạo và thâm canh vườn điều.
    2. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (đặc biệt là xây dựng mô hình, giống mới, kỹ thuật chăm sóc điều ) để nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất của người trồng điều.
    3. Thực hiện liên kết tiêu thụ hạt điều giữa người sản xuất và cơ sở chế biến thông qua các hình thức hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
    Nhằm giải quyết một cách triệt để các vấn đề nêu trên, cần phải xây dựng một chiến lược phát triển cây điều trong điều kiện của tỉnh BR – VT, đó là lý do tôi chọn đề tài “ Chiến lược phát triển cây điều tại Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2007 – 2020 “.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...