Luận Văn Chiến lược phát triển các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2005 – 2010

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngày nay, với xu thế đa phương hóa, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam, xuất khẩu chính là công cụ quan trọng để nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Cùng với xu thế toàn cầu hoá, hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nói riêng hàng năm đã đóng góp rất nhiều vào Ngân sách Nhà nước, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu ngoại tệ và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá đất nước.
    Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong thời gian qua, nhất là trong vài năm trở lại đây, cho thấy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực còn có nhiều điểm bất cập, chưa có một hệ thống tổ chức, phối hợp chặt chẽ, linh hoạt từ sản xuất đến xuất khẩu cùng với một hệ thống cơ chế, chính sách thông suốt, hợp lý. Kết quả là tuy khối lượng và kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng nhìn chung những tiềm năng vẫn chưa thực sự được khai thác một cách tối ưu, hiệu quả xuất khẩu mang lại còn thấp.
    Trong tình hình đó, việc nghiên cứu và tìm ra chiến lược phát triển thiết thực hơn nhằm đẩy mạnh một cách có hiệu quả hơn nữa sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang là một nhiệm vụ cấp thiết của nhiều Bộ, Ban, Ngành, . từ Trung Ương đến địa phương, và cũng đang thu hút được nhiều quan tâm của các doanh nghiệp, các nhà phân tích kinh tế, các nhà khoa học, các giảng viên, sinh viên đang giảng dạy, học tập và nghiên cứu ở các trường đại học . Trên cơ sở tập trung phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: gạo, cà phê, dầu thô, dệt may khoá luận với đề tài “Chiến lược phát triển các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2005 - 2010” sẽ đưa ra chiến lược phát triển cho giai đoạn 2005 - 2010, đồng thời tìm ra một số kiến nghị nhằm củng cố và phát triển các mặt hàng chủ lực đến năm 2020. Mục tiêu là để đạt được hiệu quả, ổn định và tăng trưởng vào những năm đầu thế kỷ 21.
    Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của khoá luận là khái quát hoá về mặt lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực để từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong những năm tới. Về lý luận, khoá luận có ý nghĩa tổng hợp, thống nhất, đúc kết và phát triển những vấn đề bức xúc đã, đang và sẽ tiếp tục được bàn luận, nghiên cứu.
    Trong khuôn khổ một bài khóa luận, do những hạn chế nhất định về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu, đề tài chỉ đề cập đến những vấn đề lý luận có liên quan đến vị trí của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, và có được một chiến lược phát triển chung cho toàn bộ các mặt hàng chủ lực, một số giải pháp và kiến nghị nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, xây dựng định hướng phát triển trong giai đoạn 2005 – 2010.
    Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp phân tích - tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn, đi từ cái chung đến cái riêng, từ phân tích đến đánh giá để đưa ra các định hướng phát triển cùng với các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện.
    Nội dung chính của khoá luận được chia làm 3 chương:
    Chương I: Chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
    Chương II:Thực trạng xuất khẩu và xây dựng chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
    Chương III: Kiến nghị về việc xây dựng chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2005 - 2010
    Ngoài những lý do chọn đề tài trên, em còn mong muốn qua khoá luận này có thể nghiên cứu và đóng góp ý kiến của bản thân về một số vấn đề quan trọng đang được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, do trình độ có hạn của một sinh viên, khoá luận này không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết. Em rất mong các thầy cô và mọi người đóng góp ý kiến giúp em có thể hoàn thiện nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Ngọc Sơn và những người đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.


    CHƯƠNG I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC
    I.1 Chiến lược kinh doanh

    I.1.1 Khái niệm
    I.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh
    I.1.3 Các đặc điểm cơ bản của chiến lược kinh doanh
    I.1.4 Nội dung của chiến lược kinh doanh
    I.1.5 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh
    I.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

    I.2.1 Chính sách phát triển xuất khẩu của Việt Nam
    I.2.2 Chiến lược phát triển xuất khẩu
    I.2.3 Sự cần thiết xây dựng chiến lược phát triển các
    mặt hàng xuất khẩu chủ lực
    I.2.4 Vai trò then chốt của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
    I.2.5 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay
    I.3 Ảnh hưởng của Toàn cầu hoá đối với các mặt hàng chủ lực
    I.3.1 Tình hình thị trường của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
    I.3.2 Xu thế khách quan
    I.3.3 Thời cơ và thách thức

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM
    II.1 Hiện trạng xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây

    II.2 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực

    II.2.1 Tình hình xuất khẩu
    II.2.2 Thị trường xuất khẩu chính của các mặt hàng chủ lực

    II.3 Bước đầu đánh giá chung việc xây dựng chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2005 – 2010
    II.3.1 phát triển sản xuất nguyên liệu trong nước phục vụ xuất khẩu
    II.3.2 Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ
    II.3.3 Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất của ngành
    II.3.4 Những thành tựu ban đầu

    CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC GIAI ĐOẠN 2005 - 2010
    III.1 Mục tiêu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đến 2010
    III.1.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu
    III.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
    III.1.3 Định hướng về thị trường xuất khẩu
    III.2 Hệ thống các giải pháp chính
    III.2.1 Giải pháp về tài chính và vốn
    III.2.2 Giải pháp về đầu tư
    III.2.3 Giải pháp về thị trường
    III.2.4 Giải pháp về điều hành và phát triển nguồn nhân lực
    III.3 Một số kiến nghị về cơ chế chính sách

    III.3.1 Có chính sách Thuế và cơ chế tài chính tạo vốn và
    khuyến khích các ngành hàng đầu tư phát triển
    III.3.2 Có biện pháp hỗ trợ hội nhập và xúc tiến xuất khẩu
    III.3.3 Về ưu đãi đầu tư
    III.3.4 Về thương mại và hải quan
    III.3.5 Về chương trình phát triển từng mặt hàng xuất khẩu chủ lực
    KẾT LUẬN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...