Luận Văn Chiến lược nhân sự của công ty sữa Vinamilk

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
    1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY VINAMILK

    1.1.1. Lịch sử hình thành công ty:
    Các sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty như sau:
    1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico.
    1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I.
    1988 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam.
    1991 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường Việt Nam.
    1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa.
    1994 : Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam.
    1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
    2000 : Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.
    2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty.
    2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng.
    2005 : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.
    * Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.
    2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
    * Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe.
    * Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm.
    2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.
    1.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
    Vinamilk hoạt động kinh doanh trong ngành hàng sữa và các sản phẩm từ sữa là chính, gần đây Vinamilk tiếp tục phát triển tập đoàn với các sản phẩm khác như nước ép trái cây, nước uống đóng chai, chocolate hòa tan
    1.1.3. Sản phẩm của doanh nghiệp:
    Với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa gồm: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, Kem, sữa chua, Phô – mai. Và các sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, cà Cà phê hòa tan, nước uống đóng chai,trà,chocolate hòa tan,
    1.2. THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
    1.2.1. Thị trường hiện tại:
    Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra Vinamilk còn tiếp tục lấn sân sang các thị trường khác với những sản phẩm như sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, café hòa tan Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 75% thị phần toàn quốc. Mạng lưới phân phối của Vinamilk rất mạnh trong nước với 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành.Sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, CH Séc,Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Khu vực Trung Đông, Khu vực Châu Á, Lào, Campuchi .
    1.2.2. Thị trường mục tiêu:
    Với tầm nhìn “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “ Vinamilk chọn thị trường sản xuất sữa làm thị trường mục tiêu để phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, đồng thời Vinamilk cũng đánh vào các thị trường chưa có thị phần cao như thị trường nông thôn và các đô thị nhỏ.


    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC MÔI TRƯỜNG
    2.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:
    2.1.1. Môi trường kinh tế:

    - Tổng sản phẩm quốc nội của toàn nền kinh tế Việt Nam trong năm 2010 tăng gần 13 tỷ USD so với năm 2009, đưa GDP của Việt Nam đạt 104,6 tỷ USD, đạt khoảng 6,78% so với năm 2009. Với tốc độ tăng trưởng như vậy cũng đồng nghĩa với thu nhập bình quân trên đầu người sẽ cao hơn, tạo ra đầy đủ việc làm cho người dân, đồng thời ngân sách nhà nước tăng lên và thúc đẩy việc chi tiêu nhiều hơn. Điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của các hộ gia đình và chính phủ, làm cho thị trường tiêu dùng được mở rộng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước gia tăng sản xuất.
    - Năm 2010 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 10,5%, cao hơn nhiều so với mục tiêu 8% mà Quốc hội đề ra trước đó. Lạm phát tăng cao và kéo dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Những tác động chủ yếu bao gồm: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Người dân ngày càng lo ngại về việc sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có lạm phát, nếu ngân hàng không tăng lãi suất tiền gửi thì dân chúng sẽ không gửi tiền ở ngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào đất đai khiến giá cả đất đai tăng cao .).
    - Theo quyết định của ngân hàng nhà nước - NHNN Việt Nam mức lãi suất cơ bản tăng lên 9%/năm và có hiệu lực từ ngày 1/12/2010, lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đều tăng đến 12% tính từ ngày 8/3/2011. Với lãi suất của ngân hàng tăng như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời với lãi suất huy động vốn tăng sẽ khuyến khích người dân gởi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, điều đó làm giảm nhu cầu tiêu dùng và ảnh hưởng đến sức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước cũng như công ty Vinamilk.
    - Chính sách tiền tệ trong năm 2010 là vừa kiềm chế lạm phát vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau thời kỳ khủng hoảng. Hai mục tiêu này có khả năng xung đột nhau vì kích thích tăng trưởng là phải tăng cung tiền và dễ đưa đến tỉ lệ lạm phát cao. Và ngược lại, để kiềm chế lạm phát, cung tiền phải được kiểm soát chặt chẽ đưa đến sự suy giảm mức tăng trưởng kinh tế. Năm 2010, NHNN đáp ứng cả hai mục tiêu, nhưng mục tiêu tăng trưởng chiếm ưu thế hơn vì tình hình kinh tế thế giới biến chuyển thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho VN tăng trưởng nhanh hơn so với năm ngoái.
    - Cán cân thanh toán năm 2010 nước ta thâm hụt ước khoảng 4 tỷ USD, tuy có cải thiện hơn so với năm 2009 (8,8 tỷ USD). Tuy nhiên, tính một cách chi tiết thì con số này vào khoảng 2,5 tỷ USD, do lượng kiều hối đạt khoảng 8,4 tỷ USD, FDI, FII (tính riêng dòng tiền vào thị trướng chứng khoán dương khoảng 1 tỷ USD), ODA, đều đạt được kết quả tốt.
    - Sáng ngày 25/¬¬03/2010 Hiệp Hội sữa Việt Nam (VDA) đã chính thức thành lập với mục đích tập hợp những tập thể, cá nhân tâm huyết với sự phát triển của ngành sữa, tập trung trao đổi, thảo luận và tìm ra con đường có lợi nhất cho tất cả các bên tham gia, hướng đến sự phát triển bền vững của ngành sữa. Với sự kiện này mở ra cơ hội cho những ý tưởng, những đóng góp cề tài chính, trí lực của các nhiều nguồn lực trong và ngoài nước vào sự phát triển của ngành một cách tập trung và hiệu quả nhất.
    - Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 đạt 232,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2009, bao gồm nông nghiệp đạt 168,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2%; lâm nghiệp đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6%; thuỷ sản đạt 56,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng 14% so với năm 2009. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2010 theo giá thực tế ước tính tăng 23,1% so với năm trước. Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010, kinh doanh thương nghiệp tăng 25% so với năm 2009; khách sạn, nhà hàng tăng 21,8%; dịch vụ tăng 23,8%; du lịch tăng 28,5%. Vận tải hành khách năm 2010 tăng 13,5% về vận chuyển và tăng 15,6% về luân chuyển so với năm 2009. Về bưu chính viễn thông thì số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2010 đạt 44,5 triệu thuê bao, tăng 0,6% so với năm 2009. Số người sử dụng Internet tính đến cuối năm 2010 là 27,4 triệu lượt người, tăng 20,2% so với cùng thời điểm năm 2009. Nhìn chung thì sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực đều tăng khá. Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ổn định. Xuất khẩu hàng hoá đạt kim ngạch cao, từ đó hạn chế được tỷ lệ nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán. Hoạt động du lịch phát triển mạnh với số khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao. Đầu tư được tăng cường kiểm tra, giám sát.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...